Phát hiện chất cấm, Trung Quốc ngừng nhập thịt lợn Canada
Hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc cho hay nước này sẽ ngừng nhập khẩu thịt lợn từ công ty Frigo Royal của Canada sau khi phát hiện dư lượng Ractopamine – một loại phụ gia thức ăn bị cấm - trong các lô hàng nhập khẩu từ doanh nghiệp này.
Lực lượng hải quan ở thành phố Nam Kinh (Trung Quốc) đã phát hiện thấy lô thịt lợn nhập khẩu từ Frigo Royal hồi đầu tháng 6/2019 có chứa Ractopamine, một loại phụ gia thức ăn nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng của vật nuôi được sử dụng rộng rãi tại Mỹ song bị cấm tại Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc. Đầu tháng Sáu này, Bộ Nông nghiệp Canada cho hay cơ quan hải quan Trung Quốc đã tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát đối với hoạt động nhập khẩu thịt lợn từ Canada. Theo Tân Hoa Xã, cơ quan hải quan Trung Quốc sẽ tập trung điều tra đối với thịt lợn Canada nhằm phát hiện bất kỳ dấu hiệu sử dụng các chất trái phép và tất cả sản phẩm có vấn đề đều sẽ được chuyển trả hay tiêu hủy. Trước đó đầu năm nay Trung Quốc cũng đã ngừng hoạt động nhập khẩu dầu hạt cải từ hai doanh nghiệp lớn của Canada với lý do lo ngại về nguy cơ chứa các mầm bệnh gây hại cho sức khỏe. Hồi tháng 5/2019, Canada đã tăng cường các khoản tín dụng cung cấp cho nông dân để giảm thiểu tác động của việc Trung Quốc giảm nhập khẩu dầu hạt cải. Thị trường Trung Quốc chiếm tới 40% trong số 11 tỷ CAD (8,29 tỷ USD) dầu hạt cải xuất khẩu của Canada trong năm 2018./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Tìm cách cấp đông thịt lợn đảm bảo nguồn cung cho thị trường
16:31' - 21/05/2019
Từ khi dịch tả lợn châu Phi xuất hiện, người chăn nuôi ở Đồng Nai liên tục giảm đàn khiến số lượng lợn tại các trang trại giảm mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc “bỏ” đơn đặt hàng 3.247 tấn thịt lợn nhập khẩu từ Mỹ
18:00' - 17/05/2019
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ngày 16/5 cho biết, các khách hàng Trung Quốc đã “bỏ” đơn đặt hàng 3.247 tấn thịt lợn nhập khẩu từ Mỹ, đợt hủy đơn hàng lớn nhất trong hơn một năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Thị trường dầu mỏ cung vượt cầu
15:32'
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa giáng một đòn mạnh vào những người kỳ vọng giá dầu tăng, khi công bố báo cáo cho thấy nguồn cung dầu thô đang vượt nhu cầu tới 600.000 thùng/ngày.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: Giá gạo xuất khẩu tăng nhẹ
10:56'
Giá lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tiếp tục tăng nhẹ và cũng với đó, giá gạo xuất khẩu Việt Nam cũng tăng nhẹ.
-
Hàng hoá
Goldman Sachs hạ dự báo giá dầu thô trung bình trong năm nay
06:30' - 05/04/2025
Ngân hàng Goldman Sachs đã hạ dự báo giá dầu thô trung bình năm nay. Theo đó, giá dầu Brent giảm 5,5% xuống còn 69 USD/thùng và giá dầu WTI (dầu ngọt nhẹ Mỹ) giảm 4,3% xuống còn 66 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Thuế quan của Mỹ: Viễn cảnh iPhone giá 2.300 USD không còn xa
18:40' - 04/04/2025
Dựa trên dự báo từ Rosenblatt Securities, một chiếc iPhone cao cấp có thể có giá gần 2.300 USD nếu Apple chuyển các chi phí sang người tiêu dùng.
-
Hàng hoá
Thuế mới của Mỹ đe dọa chuỗi cung ứng cà phê toàn cầu
16:03' - 04/04/2025
Lần đầu tiên kể từ thời thuộc địa, Mỹ áp thuế lên cà phê nhập khẩu - động thái được dự báo sẽ làm tăng chi phí và khiến chuỗi cung ứng thêm phần phức tạp đối với các nhà nhập khẩu và rang xay.
-
Hàng hoá
Giá dầu hướng đến tuần giảm mạnh nhất trong nhiều tháng
15:24' - 04/04/2025
Phiên 4/4, giá dầu châu Á giảm gần 2% và đang trên đà ghi nhận tuần tồi tệ nhất trong nhiều tháng, do các mức thuế quan mới của Mỹ làm dấy lên lo ngại về triển vọng nhu cầu dầu.
-
Hàng hoá
MXV: Chỉ số giá hàng hóa về mốc thấp nhất kể từ đầu tháng 3
10:18' - 04/04/2025
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới phản ứng mạnh mẽ sau khi Tổng thống Mỹ công bố chính sách thuế đối ứng. Bảng giá tràn ngập sắc đỏ, lực bán áp đảo đẩy chỉ số MXV-Index rơi 3% xuống 2.261 điểm
-
Hàng hoá
Hanh thông hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Chi Ma
10:01' - 04/04/2025
3 tháng đầu năm 2025, hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu song phương Chi Ma, tỉnh Lạng Sơn ghi nhận sự gia tăng đáng kể về lượng hàng hóa.
-
Hàng hoá
Dầu thô lao dốc mạnh nhất 3 năm sau quyết định của OPEC+
07:38' - 04/04/2025
Phiên 3/4, giá dầu giảm mạnh, ghi nhận mức sụt giảm tính theo phần trăm lớn nhất kể từ năm 2022, sau khi các nước xuất khẩu dầu bất ngờ quyết định tăng sản lượng.