Phát hiện mới: Vi rút cúm A (H7N9) chuyển đổi từ gen độc lực thấp sang độc lực cao
Ngày 10/5, theo thông tin của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), gần đây dịch cúm A (H7N9) có xu hướng bùng phát mạnh tại một số tỉnh phía Nam, Đông Nam của Trung Quốc; trong đó hai tỉnh Vân Nam, Quảng Tây giáp biên giới với nước ta đã ghi nhận trường hợp bệnh.
Tỉnh Quảng Tây, riêng từ 8/2 – 9/3/2017 ghi nhận sự gia tăng đột biến các trường hợp mắc cúm A (H7N9) trên người với 14 trường hợp mắc.
Theo thông báo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), đã ghi nhận sự thay đổi của vi rút cúm A (H7N9) từ độc lực thấp sang độc lực cao khi phân tích gen vi rút cúm ở người cũng như ở gia cầm.
Trên người, Tổ chức Y tế Thế giới đã phát hiện gen độc lực cao tại hai bệnh nhân mắc cúm A(H7N9) tại Quảng Đông và một bệnh nhân mắc cúm A (H7N9) ở Đài Loan.
Ở gia cầm, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc ghi nhận 41 mẫu cúm gia cầm độc lực cao ở gia cầm và môi trường (30 mẫu ở gà, một mẫu ở vịt và 10 mẫu môi trường) được lấy tại 23 chợ gia cầm sống và ba trang trại thuộc các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, Quảng Tây và Hà Nam (Trung Quốc).
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Vi rút cúm A (H7N9) độc lực cao có khả năng gây chết 100% gà mắc cúm (trong thí nghiệm) và có khả năng lây truyền nhanh hơn gấp khoảng 100 - 1.000 lần so với vi rút có độc lực thấp.
Sự liên tục thay đổi này như là một đặc điểm tự nhiên của vi rút cúm do quá trình tái tổ hợp. Hiện nay chưa có bằng chứng về sự thay đổi của vi rút cúm A (H7N9) làm lây truyền dễ dàng từ người sang người và Tổ chức Y tế Thế giới chưa khuyến cáo về các thay đổi quản lý lâm sàng đối với trường hợp nhiễm vi rút cúm A (H7N9) ở người.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh tại Trung Quốc, để ngăn chặn sự xâm nhập của vi rút cúm A (H7N9) vào nước ta, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công điện, công văn chỉ đạo tập trung ngăn chặn nhập lậu gia cầm và các sản phẩm gia cầm từ biên giới vào nước ta.
Đồng thời kiểm soát chặt chẽ, nghiêm cấm việc vận chuyển, buôn bán gia cầm và các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm dịch trên thị trường. Công tác giám sát phát hiện sớm dịch bệnh đã được triển khai mạnh mẽ tại các khu vực có nguy cơ cao, khu vực buôn bán gia cầm sống, các cơ sở y tế và tại các cửa khẩu.
Bộ Y tế đã cập nhật các tài liệu hướng dẫn chuyên môn và tổ chức lớp tập huấn cho các cán bộ y tế tại các tỉnh biên giới về công tác giám sát, xét nghiệm và xử lý ổ dịch; đồng thời, đã thành lập 5 đoàn công tác trực tiếp đi kiểm tra việc triển khai hoạt động phòng chống dịch tại các địa phương.
Đặc biệt, các tỉnh trọng điểm (như: Lạng Sơn, Hà Nội, Quảng Ninh...) đã tổ chức diễn tập phòng chống dịch cúm có sự phối hợp giữa hai ngành y tế và nông nghiệp.
Để chủ động ngăn ngừa sự lây truyền của vi rút cúm gia cầm A (H7N9) xâm nhập vào nước ta, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo: Người dân không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống chín; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn; không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
Khi phát hiện gia cầm ốm, chết, người dân tuyệt đối không được giết mổ, sử dụng và phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương, đơn vị thú y trên địa bàn. Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm, người dân phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Bộ Y tế Việt Nam tiếp tục phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế để theo dõi diễn biến tình hình dịch cúm A (H7N9) tại Trung Quốc; đồng thời, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trong nước và kịp thời thông báo cho người dân để áp dụng các biện pháp phòng chống phù hợp.
Dịch cúm A (H7N9) bắt đầu được ghi nhận tại Trung Quốc từ 3/2013 với 5 đợt dịch, trong đó đợt dịch thứ 5 diễn ra từ tháng 10/2016 tới nay là đợt dịch lớn nhất cả về quy mô, số lượng mắc và tốc độ lây lan với 541 trường hợp mắc.
Dịch đạt đỉnh vào tháng 2/2017 với khoảng 50-60 trường hợp mắc mới/tuần, sau đó từ tháng 3 đến nay có xu hướng giảm dần với khoảng 18-34 trường hợp mắc mới/tuần. Từ 3/2017 đến nay đã ghi nhận thêm 3 địa phương thuộc khu vực Cam Túc, Tây Tạng và Thiểm Tây có trường hợp bệnh nhân mới.
Như vậy, đợt dịch thứ 5 đã ghi nhận các trường hợp mắc cúm A (H7N9) tại 17 tỉnh tại Trung Quốc.../.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Thực hiện bộ test nhanh vi rút cúm A/H7N9 tại chợ gia cầm Lạng Sơn
09:13' - 28/04/2017
Đây là các chợ đầu mối gia cầm được lựa chọn với tiêu chí: lớn nhất tỉnh Lạng Sơn (chợ Giếng Vuông) và nằm sát biên giới với Trung Quốc (chợ Thất Khê).
-
Kinh tế tổng hợp
Giải pháp phòng chống dịch cúm A/H7N9
13:25' - 27/04/2017
Để chủ động phòng chống Cúm A/H7N9, Hà Nội đã và đang thực hiện nhiều giải pháp trong đó phải kể đến một giải pháp hữu hiệu đó là tăng cường kiểm tra cơ sở.
-
Đời sống
Trung Quốc: Tỉnh Cam Túc ghi nhận 3 ca nhiễm H7N9
15:35' - 26/04/2017
Tỉnh Cam Túc, miền Tây Bắc Trung Quốc vừa ghi nhận 3 ca nhiễm virus cúm gia cầm H7N9 ở người đầu tiên tại tỉnh này trong năm nay.
-
Đời sống
Trung Quốc phát hiện thêm ca nhiễm virus H7N9 mới tại Thiên Tân
13:03' - 14/04/2017
Chính quyền thành phố Thiên Tân hiện đã tăng cường giám sát thị trường gia cầm địa phương.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phát hiện thêm 6 trường hợp nhiễm mới cúm gia cầm H7N9
21:06' - 02/04/2017
Trong tuần từ ngày 24-30/3, Trung Quốc đã phát hiện thêm 6 ca nhiễm virus cúm gia cầm H7N9 ở người, trong đó một trường hợp đã tử vong.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 27/7
05:00'
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 27/7 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 27/7, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 7, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Kịp thời đưa nguồn vốn chính sách đến các xã vùng cao sau hợp nhất
13:50' - 26/07/2025
Từ những khoản vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ, hầu hết người nghèo và các đối tượng chính sách đã từng bước phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống từng bước làm giàu.
-
Đời sống
Vĩnh Long khám chữa bệnh, hội chợ tri ân người có công
12:41' - 26/07/2025
Những năm qua, các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” đã phát triển sâu rộng, trở thành nét văn hóa đẹp, lan tỏa trong cộng đồng tại Vĩnh Long.
-
Đời sống
Hà Nội: Mưa to mực nước sông Tích lên cao mức báo động 1
09:52' - 26/07/2025
Dự báo từ tối 25 đến ngày 26/7, lũ trên sông Tích tiếp tục lên, đỉnh lũ có thể vượt báo động cấp I, gây ngập úng, sạt lở tại những nơi trũng thấp, ven sông, ngầm tràn...
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 26/7
05:00' - 26/07/2025
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 26/7 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 26/7, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 7, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Bộ Tài chính lên tiếng về một công chức tử vong tại Bộ
17:47' - 25/07/2025
Chiều 25/7, Bộ Tài chính cho biết, sáng cùng ngày tại Cơ quan Bộ Tài chính xảy ra vụ tai nạn dẫn đến việc ông Phan Đức Dũng – Vụ trưởng bị ngã tử vong.
-
Đời sống
Rì rào tiếng tre Việt Nam giữa lòng Bắc Phi
14:15' - 25/07/2025
Giữa không gian xanh mướt của một trong những vườn bách thảo cổ kính nhất khu vực Địa Trung Hải, tiếng rì rào của tre Việt Nam vang lên giữa gió, như lời nhắn gửi nhẹ nhàng của thiên nhiên.
-
Đời sống
Bất ngờ lười vận động không phải thủ phạm chính gây béo phì
14:14' - 25/07/2025
Kết quả vừa công bố trên tạp chí PNAS cho thấy người dân ở các quốc gia giàu có vẫn tiêu hao năng lượng mỗi ngày ở mức tương đương - thậm chí cao hơn - so với các nhóm dân cư sống theo kiểu săn bắt.
-
Đời sống
Thủ đô Mexico hướng tới loại bỏ dịch vụ “xe ôm công nghệ”
13:49' - 25/07/2025
Trong thời gian gần đây, SEMOVI ghi nhận hàng trăm trường hợp tài xế xe máy chở khách công nghệ vi phạm nghiêm trọng luật giao thông bao gồm chạy lấn làn, vượt đèn đỏ, chở quá số người quy định.