Phạt tiền doanh nghiệp - công cụ hiệu quả của Mỹ
Tuần san L’Express số ra ngày 9-16/11, trong bài viết “Cách "trấn lột" tàn nhẫn bằng phạt tiền”, chỉ trích Washington đã có thái độ “nhất bên trọng, nhất bên khinh” khi chỉ nhắm trừng phạt vào các tập đoàn và doanh nghiệp của châu Âu.
L’Express đặt câu hỏi “Nếu như châu Âu cũng có được những công cụ đó thì sao?”
Một loạt các tập đoàn và doanh nghiệp lớn của châu Âu đã hứng chịu những mức phạt tiền khổng lồ, như BNP Paribas, Alstom, Crédit Agricole, Total, HSBC, Commerzbank, Deutsche Bank hay Volkswagen…
Thống trị kinh tế bằng luật là công cụ có từ lâu đời của các cường quốc, nhất là Mỹ. Diễn giải theo ngôn từ ngoại giao, đây chính là “quyền lực mềm” cho phép 'chú Sam' áp đặt các chuẩn mực và tiêu chuẩn của mình lên toàn thế giới.
Còn nói theo ngôn ngữ pháp lý, đó là một “nền tư pháp chủ nghĩa đế quốc”.
Theo L’Express, xuất phát từ Đạo luật về hành vi chống tham nhũng ở nước ngoài FCPA (Foreign Corrupt Practices Act) ban hành năm 1977, cho phép phạt các doanh nghiệp nào của Mỹ bị kết tội tham nhũng ở nước ngoài, Washington dần dần củng cố các công cụ pháp lý để mở rộng phạm vi áp dụng, chống lại cả những doanh nghiệp nước ngoài.
Ví dụ như Đạo luật Helms-Burton và Amato, ban hành trong những năm 1990, cấm các doanh nghiệp giao dịch thương mại với các nước bị cấm vận, và sau này là Đạo luật Patriot.
Theo giới chuyên gia, bước ngoặt quan trọng nhất là sau đợt tấn công khủng bố tháng 9/2001.
“Kể từ thời điểm này, Mỹ quyết định biến cuộc chiến chống tham nhũng thành một trong những vũ khí chống khủng bố”, theo như giải thích của ông Stephane de Navacelle, luật sư tại New York và Paris.
Về phần mình, ông Hervé Juvin cho rằng “các thẩm phán đã tận dụng điều đó để mở rộng các tiêu chí có liên quan đến luật của Mỹ”. Tuy nhiên, châu Âu chỉ trích Mỹ đã đề ra những mức tiền phạt một cách tùy tiện.
Về mặt chính thức, các tiêu chí thẩm định là hợp lý và khách quan, tùy theo mức thang quy định. Nhưng trên thực tế, các cuộc thương thuyết được tiến hành bên trong hậu trường.
Ví dụ điển hình là vụ Deutsch Bank của Đức. Từ 14 tỷ USD như lúc ban đầu, mức tiền nộp phạt đã tụt xuống chỉ còn một phần ba sau vài ngày thương thuyết. Doanh nghiệp châu Âu cảm thấy bất công, bị “lép vế” so với các doanh nghiệp Mỹ.
Cùng là doanh nghiệp nước ngoài, nhưng tại Mỹ các doanh nghiệp châu Âu bị nộp phạt nặng, trong khi các doanh nghiệp Mỹ tại châu Âu được hưởng mức phạt nhẹ hơn.
Volkswagen phải nộp phạt đến 14,7 tỷ USD chỉ vì gian lận các thông số phát thải khí gây ô nhiễm, trong khi năm 2015, hãng xe General Motor của Mỹ che giấu các khiếm khuyết về túi khí làm 124 người chết nhưng chỉ bị châu Âu phạt 900 triệu USD.
Theo những người rất am hiểu về hệ thống tư pháp Mỹ, mức tiền phạt lệ thuộc rất nhiều vào thái độ “hợp tác” của các doanh nghiệp trong quá trình thương lượng. Do đó, đối với các nghị sĩ Pháp, rõ ràng có hiện tượng “nhất bên trọng, nhất bên khinh”.
Ông Pierre Lellouche, nghị sĩ thuộc đảng Les Républicains của Pháp, tác giả một báo cáo Nghị viện về tính ngoài lãnh thổ của tư pháp Mỹ đã nhận định: “Châu Âu bất lực chứng kiến một sự trấn lột thật sự có tổ chức”.
Tính từ năm 2008, các doanh nghiệp châu Âu đã phải nộp phạt gần 20 tỷ USD cho chính quyền Mỹ vì những cáo buộc vi phạm lệnh cấm vận hay tham nhũng quốc tế.
Với cáo buộc tham nhũng, doanh nghiệp châu Âu là những đối tượng bị trừng phạt nghiêm khắc nhất, lãnh từ 10-17 án phạt, trong khi không có doanh nghiệp Trung Quốc nào trong danh sách.
Giải thích về cách hành xử không công bằng này của tư pháp Mỹ, ông Eric Decéné, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Pháp về Tình báo, nhận xét: “Người Mỹ sẽ nói với bạn rằng các doanh nghiệp Trung Quốc ít bị Mỹ hóa hơn các doanh nghiệp khác, do đó, khó có thể áp dụng các tiêu chí có liên quan đến luật của Mỹ. Hơn nữa, họ thừa biết là chỉ cần một điều tra nhỏ cũng đủ để Trung Quốc đưa ra các biện pháp đáp trả tức thì”.
Đối với một doanh nghiệp, chấp nhận hợp tác cũng đồng nghĩa với việc đeo ba án. Đó là phải nộp phạt, chấp nhận thiết lập các chương trình tuân thủ chi phí cao và chấp nhận đặt các hoạt động của mình dưới sự giám sát của các cố vấn doanh nghiệp.
Theo bà Karine Berger, người từng tham gia các cuộc điều trần của ngân hàng BNP Paribas (trong vụ bị Mỹ phạt 8,97 tỷ USD vì đã vi phạm cấm vận của nước này nhắm vào Cuba, Iran và Sudan), hàng chục đại diện kiểm soát có quan hệ trực tiếp với Washington hiện đang có mặt trong nhiều cơ sở của ngân hàng Pháp.
Trong bối cảnh căng thẳng giữa đôi bờ Đại Tây Dương hiện nay, ngày càng có nhiều tiếng nói chỉ trích cất lên. Châu Âu sẽ làm gì để bảo vệ các ngành mũi nhọn của mình?
Làm sao châu Âu có thể để bị cướp mất những thị phần trên thế giới? L’Express trích dẫn nhận định của ông Hervé Juvin lấy làm tiếc rằng trong những năm 1990, châu Âu đã từng phản đối các đạo luật Helms-Burton và Amado.
Tuy nhiên, “ngày nay, phần đông các tập đoàn và doanh nghiệp châu Âu hiện đang phải đối phó với tư pháp Mỹ, thậm chí không thông báo với chính phủ nước mình”./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp châu Âu ủng hộ quan điểm của EU về Brexit
09:37' - 27/09/2016
Hơn 20 doanh nghiệp và hiệp hội kinh doanh ở châu Âu vừa lên tiếng ủng hộ quan điểm của Liên minh châu Âu (EU), trong tiến trình đàm phán sắp tới về việc Vương quốc Anh ra khỏi EU.
-
Chuyển động DN
Doanh nghiệp Mỹ phản đối phán quyết truy thu thuế của EC đối với Apple
12:49' - 17/09/2016
Nhóm đối thoại doanh nghiệp đã lên tiếng bảo vệ Apple trước phán quyết truy thu thuế của Apple do Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra hồi cuối tháng Tám.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp Mỹ lo lắng về tương lai tại nước Anh
20:41' - 27/06/2016
Kết quả cuộc trưng cầu dân ý về tư cách thành viên của Vương quốc Anh trong Liên minh châu Âu (EU) gây ra tâm lý lo ngại trong giới doanh nghiệp lớn của Mỹ đang hoạt động ở “xứ sở sương mù”.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp châu Âu bi quan về môi trường kinh doanh tại Trung Quốc
14:07' - 15/06/2016
Kinh tế Trung Quốc giảm tốc, cộng thêm sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước gia tăng, làm các doanh nghiệp EU càng bi quan về môi trường kinh doanh tại đây.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Giá xăng dầu giảm sâu, Petrolimex ước lỗ gần 1 nghìn tỷ đồng
15:54'
Với việc giá xăng dầu được điều chỉnh giảm mạnh từ 15 giờ chiều nay 10/4, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) ước lỗ gần 1 nghìn tỷ đồng.
-
Doanh nghiệp
Vinachem thực hiện giải pháp bứt phá hướng tới tăng trưởng hai con số
15:26'
Vinachem và Công đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam vừa ký giao ước thi đua hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng 8% cho năm 2025, tạo nền tảng vững chắc để tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026–2030.
-
Doanh nghiệp
Tổng thống Mỹ: Thỏa thuận TikTok vẫn còn "trên bàn đàm phán"
12:56'
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 9/4 cho biết, thỏa thuận tách riêng tài sản của TikTok tại Mỹ vẫn đang được xem xét, chỉ vài ngày sau khi kế hoạch này bị tạm hoãn.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Đức tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam
10:33'
Gần 8.000 doanh nghiệp và doanh nhân Đức đã quy tụ tại Berlin tham gia “Ngày tương lai của doanh nghiệp vừa và nhỏ”, sự kiện thường niên do Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đức (BVMW) tổ chức.
-
Doanh nghiệp
Lần đầu tiên SK Hynix "qua mặt" Samsung về thị phần DRAM tính
08:49'
Công ty sản xuất chip SK Hynix Inc của Hàn Quốc lần đầu tiên vươn lên vị trí số 1 trong thị trường toàn cầu về Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động (DRAM) trong quý 1 vừa qua.
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đổi thành Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam
17:48' - 09/04/2025
Chiều 9/4, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) công bố chính thức chuyển đổi thành Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam).
-
Doanh nghiệp
Thương hiệu Mỹ lo ngại làn sóng tẩy chay
12:28' - 09/04/2025
Trong bối cảnh các công ty đang nỗ lực ứng phó với loạt thuế quan trả đũa của Tổng thống Mỹ Donald Trump, tâm lý chống Mỹ hướng vào các thương hiệu Mỹ đang nổi lên như một mối lo ngại mới.
-
Doanh nghiệp
Giảm thuế nhập khẩu LNG giúp đa dạng nguồn khí cho sản xuất điện “xanh”
10:24' - 09/04/2025
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Nguyễn Phúc Tuệ, Phó Tổng Giám đốc PV GAS xung quanh việc giảm thuế nhập khẩu LNG.
-
Doanh nghiệp
Thuế quan Mỹ: Các nhà bán lẻ dệt may trì hoãn đơn hàng và ngừng tuyển lao động
08:14' - 09/04/2025
Ngày 8/4, các nhà bán lẻ quần áo khắp nước Mỹ đang trì hoãn đơn hàng và ngừng tuyển dụng lao động trước khi biện pháp thuế quan của nước này có hiệu lực từ ngày 9/4 đối với các sản phẩm nhập khẩu.