Phát triển công nghiệp ô tô: Cần chính sách đột phá
Hoàn thiện chính sách thuế và hỗ trợ tài chính thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ôtô và phụ tùng ô tô. Ảnh: Thúy Hiền/BNEWS/TTXVN
Ngành công nghiệp ô tô cần có chính sách đặc sắc nếu muốn bắt kịp các nước trong khu vực. Đây cũng là thông điệp được đưa ra tại hội thảo: Hoàn thiện chính sách thuế và hỗ trợ tài chính thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ôtô và phụ tùng ô tô, do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) tổ chức sáng ngày 22/10 tại Hà Nội.
Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh, Phó Viện trưởng phụ trách, CIEM cho biết, ô tô và sản xuất phụ tùng ô tô được lựa chọn để ưu tiên phát triển, 1 trong 6 ngành công nghiệp chủ lực.
Hội thảo hôm nay nhằm cập nhật, đánh giá tác động của các chính sách hiện hành như: chính sách thuế và hỗ trợ tài chính, đến thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô và phụ tùng ô tô.
Theo số liệu từ Cục công nghiệp, Bộ Công Thương, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã có sự phát triển khá nhanh trong vài năm lại đây. Số lượng xe sản xuất lắp ráp trong nước có tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 10% trong giai đoạn 2015-2018, đạt 250 nghìn xe vào năm 2018.
Tuy nhiên, sản lượng năm 2017 và 2018 lại giảm khoảng 9% và 3% so với năm trước đó. Việc sụt giảm này được đánh giá là do tác động của việc giảm thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ các nước ASEAN, từ mức 50% năm 2015, xuống 40% năm 2016, 30% năm 2017 và 0% năm 2018.
Nền tảng sản xuất còn thấp là một trong những nguyên nhân làm nền công nghiệp ô tô không ứng phó được với cạnh tranh về giảm thuế. Điển hình là tỷ lệ về nội địa hóa. Sau gần 20 năm phát triển, ngành công nghiệp ô tô, đến nay phân khúc xe khách, xe tải cơ bản đáp ứng mục tiêu đề ra, là 20% và 45% theo từng loại xe.
Riêng với xe cá nhân dưới 9 chỗ ngồi thì tỷ lệ nội địa hóa mới đạt bình quân 7-10%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra. Sản phẩm nội địa hóa cũng mang hàm lượng công nghiệp thấp, như săm, lốp, ghế ngồi, gương kính, ắc quy… Trong khi đó, tỷ lệ nội địa hóa của các nước trong khu vực trung bình đã đạt tới 70%, thậm chí 80% như ở Thái Lan.
Ngành công nghiệp Việt Nam vẫn ở quy mô nhỏ, hơn 80% linh kiện cho sản xuất xe trong nước là nhập khẩu. Tuy nhiên, ngành sản xuất linh kiện ở Việt Nam có những lợi thế và điểm bất lợi. Do đó, cần xác định linh kiện có lợi thế để nội địa hóa, nếu không vẫn phải buộc xuất khẩu.
Đây là những đánh giá được đại diện Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) nhấn mạnh. Theo VAMA, ngành sản xuất linh kiện là một trong những nền tảng có nhiều xu hướng tích cực để hỗ trợ phát triển, như hỗ trợ giảm chi phí khấu hao và giảm chi phí nhập khẩu.
Ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng ban chính sách, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho biết, tính đến hết năm 2018, cả nước có 358 doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ô tô; trong đó, có 50 doanh nghiệp lắp ráp ô tô, 45 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe, thùng xe; 214 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô… số lượng doanh nghiệp này thấp hơn so với các nước trong khu vực ở Malaysia và Thái Lan.
Ngoài ra, số doanh nghiệp hoạt động trong công nghiệp hỗ trợ là khoảng 1.800 doanh nghiệp.
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam có khả năng cung cấp và có năng lực khá tốt tại một số lĩnh vực như khuôn mẫu các loại, linh kiện xe đạp, xe máy; linh kiện cơ khí tiêu chuẩn…
Tuy nhiên, nhìn chung các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ với quy mô và năng lực của doanh nghiệp còn hạn chế, chỉ có khoảng 300/1.800 doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia. Tỷ lệ nội địa hoá trong các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển thấp.
“Công nghiệp ô tô đang đi sau các nước trong khu vực như Thái Lan và Indonesia khoảng 20 năm, nên cần có chính sách khuyến khích đột phá. Chính sách hỗ trợ cụ thể và thiết thực. Nếu vẫn làm như chính sách đang có, khoảng cách vẫn thế, 10 năm nữa họ vẫn đi trước, do đó cần có chính sách đặc sắc bắt kịp họ, ví dụ chi phí khấu hao khuôn…”, ông Nguyễn Trung Hiếu nhìn nhận.
Bà Nguyễn Thị Hải Bình, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính cũng chỉ ra một số nguyên nhân chính mà ngành công nghiệp ô tô chưa phát triển được là do chính sách.
Trong khi Thái Lan có nhiều chính sách thúc đẩy. Do vậy, trong thời gian tới để đảm bảo chủ trương phát triển ngành công nghiệp ô tô, như phát triển xe tải, xe chuyên dụng, đứng vào phân khúc cao ô tô toàn cầu… cần hoàn thiện một số cơ chế chính sách khuyến khích nội địa, rào cản nhập khẩu.
Theo đó, bà Nguyễn Thị Hải Bình đề xuất, thời gian tới phải tập trung nghiên cứu ban hành chính sách khuyến khích tập đoàn, ưu đãi kèm chuyển giao công nghệ. Chính sách thuế liên quan khuyến khích dòng xe thân thiện môi trường như dung tích nhỏ…
Thu hút nhà đầu tư nước ngoài thì chính sách thuế không chỉ bao gồm với nhà đầu tư mà cả cho người tiêu dùng nên đề xuất sửa thuế thu nhập đặc biệt… Miễn thuế tiêu thụ đặc biệt với hàng hóa sản xuất trong nước mà không nhập khẩu nước ngoài.
Ngoài chính sách thuế cần chính sách tài chính khác liên quan đất đai, tín dụng để triển khai các cụm công nghệ ô tô theo chuỗi giá trị.
Thời gian tới Bộ Tài chính cần rà soát lại một số Luật và Nghị định liên quan thuế tiêu thụ đặc biệt, làm sao khả năng tiếp cận chính sách hiệu quả nhất và có tác dụng. Hành chính thuế thì kỳ vọng Luật mới tạo thủ tục thông thoáng cho nhà đầu tư.
TS. Trương Thị Chí Bình, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cũng cho rằng, để tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thì cần những ưu đãi tín dụng. Như Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ưu tiên cho doanh nghiệp chế tạo/công nghiệp hỗ trợ.
Hay có chương trình bảo lãnh tín dụng theo chuỗi từ Chính phủ, công ty đầu chuỗi, ngân hàng, doanh nghiệp. Với sự vào cuộc của Chính phủ sự hỗ trợ kết nối về vốn, công nghệ, thị phần sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững.
Để ngành công nghiệp ô tô phát triển, ông Nguyễn Trung Hiếu cho rằng, chính sách về thuế đối với ngành sản xuất, lắp ráp ô tô, ngoài ra, đối với công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất, lắp ráp ô tô cần có hỗ trợ tín dụng, tiếp cận vốn vay và quỹ phát triển; trong đó, tập trung tháo gỡ khó khăn về chính sách thuế, cần xem xét sửa đổi, bổ sung các luật về thuế như thuế VAT, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng điều chỉnh phương thức khấu trừ thuế VAT đối với máy móc, thiết bị nhập khẩu phục vụ sản xuất; thuế xuất nhập khẩu phụ tùng, linh kiện và quy định miễn thuế nhập khẩu đối với hoạt động xuất khẩu.
Đối với quy định về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo sự công bằng trong thực hiện chính sách ưu đãi, cần sửa đổi, bổ sung quy định về chuyển tiếp ưu đãi thuế; trong đó có chuyển tiếp ưu đãi thuế đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thực hiện trước ngày 1/1/2015 theo quy định tại Luật số 71/2014/QH13”, ông Nguyễn Trung Hiếu cho hay./.
- Từ khóa :
- CIEM
- công nghiệp hỗ trợ
- phụ tùng ô tô
Tin liên quan
-
Xe & Công nghệ
VinFast sẽ phô diễn công nghệ tại Triển lãm Ô tô Việt Nam 2019
09:17' - 22/10/2019
Triển lãm Ô tô Việt Nam 2019 diễn ra từ ngày 23-27/10 tại Tp Hồ Chí Minh, VinFast sẽ triển lãm gian hàng “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam” với bộ sưu tập đầy đủ ba dòng xe Lux SA2.0, Lux A2.0 và Fadil.
-
Xe & Công nghệ
Hé lộ những thông tin hấp dẫn trước thềm Triển lãm Ô tô Việt Nam 2019
16:46' - 16/10/2019
Trước thềm Triển lãm Ô tô Việt Nam 2019 - Vietnam Motor Show 2019 (VMS 2019) đã hé lộ những chi tiết hấp dẫn được 15 thương hiệu xe trình diễn tại sự kiện quan trọng nhất trong năm.
-
Xe & Công nghệ
Honda sẽ ra mắt Accord thế hệ thứ 10 tại triển lãm ô tô Việt Nam 2019
14:49' - 15/10/2019
Đến với triển lãm ô tô Việt Nam 2019, Honda sẽ mang đến những mẫu xe đang và sẽ có mặt trên thị trường cùng những sản phẩm, mô hình độc đáo, hứa hẹn đem đến cho khách hàng nhiều trải nghiệm thú vị.
-
Xe & Công nghệ
Thị trường ô tô Việt Nam 2019 có thể xác lập kỷ lục mới về doanh số
17:29' - 10/10/2019
Với sức tiêu thụ bình quân của VAMA và của TC MOTOR gần 32.000 xe/tháng trong 9 tháng qua, thị trường ô tô Việt Nam cả năm 2019 có thể xác lập kỷ lục mới về doanh số bán hàng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án luồng sông Hậu giai đoạn 2 chậm giải phóng mặt bằng
12:41'
Dự án đã thực hiện được hơn 8 tháng nhưng mối được bàn giao khoảng 50% mặt bằng phần đường và khoảng 23,6% mặt bằng phần kè. Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu sớm bàn giao mặt bằng sạch cho dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Cấp cứu kịp thời thuyền viên tàu ĐNA 90406 nguy kịch trên vùng biển Đà Nẵng
09:50'
Đến 5 giờ 3 phút ngày 15/8, bệnh nhân Nguyễn Văn Sinh đã được tàu SAR 412 đưa về Đà Nẵng an toàn và bàn giao cho cơ quan chức năng theo quy định.
-
Kinh tế Việt Nam
Phá vỡ các rào cản nông nghiệp xanh
08:57'
Xu hướng phát triển nông nghiệp xanh, thân thiện môi trường đang là hướng đi được nhiều nước trên thế giới lựa chọn.
-
Kinh tế Việt Nam
Loại bỏ các quy định gây trở ngại gia nhập thị trường
08:45'
Loại bỏ các quy định gây trở ngại gia nhập thị trường là những yếu tố được Bộ Kế hoạch và Đầu tư kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn đến hoạt động của các hợp tác xã.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp canh tác hữu cơ
08:09'
Khi hóa chất nông nghiệp đang gây quan ngại ngày càng lớn về tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng, nhiều quốc gia đang thúc đẩy canh tác hữu cơ như một giải pháp xanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Dấu chân hợp tác xã trên hành trình xanh
08:05'
Nông nghiệp xanh có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất theo chuỗi giá trị và cũng là xu hướng tất yếu của các quốc gia trên thế giới; trong đó, có Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Nông nghiệp xanh - dòng chảy mới của thị trường
08:00'
Nông nghiệp xanh là nền nông nghiệp sản xuất áp dụng đồng bộ quy trình, công nghệ sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư đầu vào cho sản xuất, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp cần trợ lực về tài chính để duy trì hoạt động và phục hồi sau đại dịch
22:46' - 14/08/2022
Phản ánh từ các tổ chức, hiệp hội cho thấy, hầu hết doanh nghiệp vẫn đứng trước khó khăn lớn về tài chính bởi nhiều lý do.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý I/2023, khởi công cao tốc Hòa Liên - Túy Loan hơn 2.100 tỷ đồng
11:32' - 14/08/2022
Dự kiến, Bộ Giao thông Vận tải sẽ phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi trong tháng 8/2022 và triển khai các bước tiếp theo để có thể khởi công dự án cao tốc đoạn Hòa Liên - Túy Loan trong quý I/2023.