Phát triển điện sinh khối: Cơ chế còn chưa hấp dẫn
Hiện nay, Việt Nam vẫn còn thiếu cơ chế để khuyến khích cho điện sinh khối, điện rác phát triển. Đây là ý kiến được nhiều chuyên gia, bộ ngành đưa ra tại hội thảo trực tuyến “Phát triển năng lượng sinh học tại Việt Nam góp phần thực hiện cam kết COP26” do Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) phối hợp với Tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ) tổ chức.
Theo TS Lương Quang Huy, Trưởng phòng Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ôzôn, Cục Biến đổi khí hậu - Bộ Tài nguyên Môi trường, chiến lược của Việt Nam trong hướng tới mục tiêu Net Zero là sẽ giảm nhu cầu năng lượng tổng thể thông qua tăng hiệu quả sử dụng năng lượng; sản xuất điện không phát thải nhà kính và chuyển đổi sử dụng điện, nhiên liệu phát thải thấp hoặc không phát thải trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông, công nghiệp...
Ngoài ra, Việt Nam sẽ thu giữ carbon từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch các nguồn cố định trong ngành công nghiệp sản xuất năng lượng, công nghiệp nặng; chuyển đổi rác thải thành năng lượng; phát triển giao thông vận tải sử dụng điện và năng lượng sạch.
“Có thể thấy năng lượng sinh học tham gia ở hầu như tất cả các hoạt động phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiện chúng ta chưa có chính sách cụ thể nào hỗ trợ liên quan đến loại hình năng lượng này. Khó khăn đầu tiên để phát triển điện sinh khối là tài chính và công nghệ. Công nghệ không phải quá khó, Việt Nam có thể làm chủ, nhiều đơn vị đã và đang nghiên cứu, làm chủ công nghệ. Nhưng các chính sách của Chính phủ còn thiếu và các điều kiện cơ sở cho đốt rác, thu hồi khí, phát triển điện sinh khối thì chi phí còn rất cao so với các nguồn năng lượng tái tạo khác như gió, mặt trời…”, TS Lương Quang Huy nói.
Cũng theo bà Phạm Hương Giang, Phó Trưởng phòng Năng lượng mới và Năng lượng tái tạo, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương, đến năm 2035, tiềm năng phát triển điện sinh khối từ trấukhoảng 370 MW; gỗ củi, phụ phẩm lâm nghiệp 3.360 MW, bã mía 470 MW, rơm rạ 1.300 MW, khí sinh học 1.370 MW. Tổng tiềm năng các loại hình này là hơn 9.600 MW.
Tuy vậy, loại hình năng lượng này đang vấp phải nhiều rào cản, từ sự thiếu sự ổn định và bền vững trong cung cấp nhiên liệu, giá nguyên liệu… đến các cơ chế khuyến khích của Chính phủ chưa hấp dẫn. Việt Nam cũng đã có một số chính sách thúc đẩy nhưng đến nay, số nhà máy và tỷ lệ tham gia của điện sinh khối, điện rác vào hệ thống điện là rất thấp.
“Cần xem xét lại cơ chế chính sách để thu hút sự đầu tư cả về công nghệ và nguồn tài chính của chủ đầu tư tư nhân trong điện sinh khối. Có thể xem xét “thưởng thêm” cho các công nghệ tiên tiến, mang lại hiệu quả cao. Hiện nay, về cơ chế giá FIT, Bộ Công Thương đang thấy giá FIT cho điện sinh khối, điện rác chưa thực sự hấp dẫn, do vậy, cần xem xét lại trong thời gian tới”, bà Phạm Hương Giang nói./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Cơ hội cho phát triển điện sinh khối ở Việt Nam
17:20' - 25/11/2021
Trong năm 2020, công suất lắp đặt toàn quốc đạt gần 75.000 MW, nhưng điện sinh khối công suất lắp đặt ghi nhận chiếm chưa đến 1%, điện năng thương phẩm đưa lên lưới chỉ hơn 0,1%.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phấn đầu hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước sớm hơn 5 năm
10:00'
Cả nước quyết tâm phấn đấu thực hiện bằng được mục tiêu: hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025, sớm hơn 5 năm so với mục tiêu ban đầu đề.
-
Kinh tế Việt Nam
Thích ứng để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Halal
09:54'
Theo các chuyên gia, thị trường Halal với quy mô khổng lồ và nhu cầu ngày càng tăng, hứa hẹn mang lại nguồn thu nhập đáng kể và đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuần làm việc thứ 4 của Quốc hội: Trọng tâm là hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn
08:49'
Tuần làm việc thứ 4 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV (từ ngày 11-13/11/2024) sẽ diễn ra nhiều nội dung quan trọng, trong đó điểm nhấn nổi bật là hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa sản phẩm truyền thống vào siêu thị
19:55' - 09/11/2024
Chương trình kết nối giữa các cơ sở sản xuất sản phẩm truyền thống của Cố đô Huế với siêu thị ở thị trường tiêu dùng rộng lớn như Thành phố Hồ Chí Minh mang lại nhiều kết quả thiết thực.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu thủy sản tăng tốc trở lại: Tự tin vượt mục tiêu 10 tỷ USD
19:24' - 09/11/2024
Xuất khẩu thủy sản đang tự tin sẽ đạt và vượt mục tiêu 10 tỷ USD trong năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 202.000 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động
18:49' - 09/11/2024
Tính từ đầu năm đến nay, bình quân một tháng cả nước có hơn 20.200 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháo gỡ vướng mắc cho dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức
18:33' - 09/11/2024
Đầu 2021, hai dự án đã tạm dừng thi công và từ đó đến nay chưa giải quyết được các vướng mắc, chưa có cơ chế để xử lý các vấn đề khó khăn liên quan đến dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Quyết liệt hoàn thành mục tiêu giải ngân 95% vốn đầu tư công
18:07' - 09/11/2024
Để đạt mục tiêu kế hoạch 95%, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu nhiều giải pháp cho Thủ tướng Chính phủ để ban hành các quyết định, nghị quyết để chỉ đạo, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa hai dự án bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai cơ sở 2 vào hoạt động trong 6 tháng tới
17:05' - 09/11/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu các bộ, ngành liên quan xử lý dứt điểm Dự án Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 tại Hà Nam để đưa vào hoạt động trong vòng 6 tháng tới.