Cơ hội cho phát triển điện sinh khối ở Việt Nam
Việt Nam có nhiều tiềm năng về phát triển điện sinh khối, nhưng hiện nguồn điện phát từ dạng năng lượng này lên lưới chỉ đạt hơn 0,1%. Do vậy, để phát triển mạnh mẽ nguồn điện sinh khối, cần có những giải pháp tốt để khuyến khích các nhà đầu tư.
Năng lượng sinh khối thời gian qua đã được Chính phủ và các bộ, ngành quan tâm, phê duyệt Chiến lược thích ứng biến đổi khí hậu; trong đó, sinh khối và khí sinh học là một trong những phương án nhằm mục tiêu giảm phát thải nhà kính. Ngoài ra, còn có chiến lược tăng trưởng xanh; ban hành cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện sinh khối; đồng thời đề xuất xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện khí sinh học...
Mặc dù vậy, theo ông Tuấn, điện sinh khối vẫn ở mức “không đáng kể” là do những khó khăn trong việc kiểm soát nguồn nhiên liệu cung cấp cho nhà máy như: khả năng cung cấp nhiên liệu thiếu ổn định và bền vững; giá nhiên liệu thay đổi theo mùa vụ. Ngoài ra, vốn đầu tư ban đầu khá lớn là một trong các trở ngại lớn nhất; cơ chế giá khuyến khích mua điện chưa hấp dẫn các nhà đầu tư; thiếu kinh nghiệm phát triển, kỹ sư và nhân công lành nghề các dự án nhiên liệu sinh học... Cũng theo Phạm Nguyên Hùng, Phó cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), Việt Nam đang nỗ lực, cùng với hỗ trợ cả về công nghệ và tài chính của các tổ chức quốc tế, hướng tới giảm phát thải bằng 0 vào năm 2050. Tuy nhiên, dù Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư vào điện sinh khối, đến nay tổng công suất điện sinh khối còn chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng công suất điện. “Thời gian tới, làm sao để có các cơ chế, chính sách để các nhà đầu tư quan tâm hơn tới phát triển điện sinh khối, điện rác để vừa thân thiện môi trường, đảm bảo cung cấp điện”, ông Hùng nói. Cơ chế để thúc đẩyTheo đánh giá của chuyên gia nước ngoài, Việt Nam có nguồn lượng sinh khối đa dạng và rất lớn; trong đó, có nguyên liệu sau thu hoạch như bã mía, trấu rơm... để chuyển đổi thành năng lượng sạch, thông qua nhiều công nghệ khác nhau, tùy vào quy mô dự án. Điện sinh khối là dạng năng lượng tái tạo có thể giúp Việt Nam đáp ứng phần nào năng lượng cho phát triển kinh tế-xã hội. Ông Mathias Eichelbronner, chuyên gia quốc tế về năng lượng sinh khối cho hay, hiện nhiều nước trong khu vực đã có mức giá ưu đãi FIT với điện sinh khối rất tốt như: Thái Lan, Malaysia... Việt Nam cũng đã có cơ chế giá FIT, tuy nhiên vẫn là chưa đủ để khuyến khích loại hình năng lượng này phát triển. “Việc đầu tư sản xuất điện từ bã mía giúp chi phí sản xuất mía đường ở Thái Lan thấp hơn chi phí ở Việt Nam. Bởi lẽ, họ dùng bã mía để sản xuất điện, sẽ giảm chi phí năng lượng của họ. Như vậy, với mỗi tấn đường sẽ lợi thế hơn về giá bán”, ông Mathias nói.Mức giá FIT của Việt Nam mới chỉ 8,47 cent/kWh, thấp hơn so với nhiều nước như: Thái Lan, Malaysia, Philippines. Với mức giá ưu đãi thấp, sẽ khó để các ngân hàng cấp vốn, bởi nhiều rủi ro với trong đầu tư. Vì nếu giá FIT không thực sự tốt, thị trường tài chính không có đủ đòn bẩy, khuyến khích các ngân hàng sẵn sàng cung cấp nguồn vốn.
Chia sẻ từ chuyên gia của GIZ, cơ chế giá FIT ở Việt Nam hiện tại chưa đủ hấp dẫn và chỉ có thể khuyến khích những công nghệ điện sinh khối có hiệu suất chưa cao. Vì vậy, phải tính tới giai đoạn từ 10-20 năm tới, với những công nghệ hiện đại hơn, công suất lớn hơn để đáp ứng hiệu quả đầu tư. Để vượt được Thái Lan, Nam Phi, Brazil..., phải có những “bước nhảy” lớn hơn, hàng chục năm về công nghệ.
Chuyên gia của GIZ khuyến nghị cần có những cơ chế, “phần thưởng” cho những công nghệ mới, để tiến tới số giờ vận hành, công suất cao hơn dựa trên số bã mía ít hơn. Một điểm nữa được các chuyên gia nhận định là chi phí vận hành điện sinh khối còn cao, nên cần có cơ chế để bù đắp do ảnh hưởng của lạm phát, thay thế phụ tùng, thiết bị.
Cũng theo chia sẻ của đại diện các địa phương như Phú Yên, Hậu Giang, hiện nhiều doanh nghiệp vẫn “lăn tăn” trong việc giá điện sinh khối còn thấp hơn so với các dạng năng lượng khác, chi phí đầu tư lớn trong khi thời gian xây dựng kéo dài hơn so với điện mặt trời. Ngoài ra, điện sinh khối cần sự phối hợp giữa các bộ, ngành như công thương, nông nghiệp...Bởi, sản xuất điện sinh khối liên quan nhiều đến vùng nguyên liệu, tính ổn định của vùng nguyên liệu. Trong các hỗ trợ người dân về vùng nguyên liệu, các địa phương cũng đề xuất hỗ trợ về cơ giới hóa, hoàn thiện thể chế về sản xuất hữu cơ tuần hoàn; có pháp lý để thúc đẩy theo hướng xã hội hóa. Như vậy mới tận thu được các phụ phẩm trong nông nghiệp. Để hỗ trợ phát triển năng lượng sinh khối, GIZ đã giới thiệu cuốn “Sổ tay hướng dẫn phát triển dự án năng lượng sinh khối tại Việt Nam”. Cuốn tài liệu, được Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ tại Việt Nam cùng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cập nhật và hoàn thiện, gồm các thông tin cụ thể về quy trình thực hiện các thủ tục đầu tư trong phát triển dự án sản xuất điện nối lưới từ sinh khối tại Việt Nam.../.>>>Làm gì để thu hút đầu tư phát triển năng lượng tái tạo ở ĐBSCL
Tin liên quan
-
DN cần biết
Nhật Bản có thể đạt 7,2 GW điện sinh khối vào năm 2030
08:38' - 19/04/2021
Nhật Bản có thể đạt được mục tiêu phát triển các nhà máy nhiệt điện sinh khối vào năm 2030, nhờ khối lượng lớn các dự án đã đủ điều kiện được hỗ trợ thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế & Xã hội
Đẩy mạnh phát triển điện sinh khối tại Việt Nam
12:52' - 09/06/2020
Dự án “Bảo vệ khí hậu thông qua phát triển thị trường Năng lượng sinh học bền vững ở Việt Nam (BEM) được kỳ vọng sẽ đem lại nhiều lợi ích trực tiếp và tới nhiều đối tượng
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Lào Cai và mục tiêu tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đạt 43%
20:48' - 07/10/2024
Giai đoạn 2026 - 2030, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phấn đấu tuyển sinh và đào tạo cho khoảng 60.000 lao động, trong đó đào tạo cho 51.000 lao động nông thôn; đào tạo 27.000 lao động tay nghề cao.
-
DN cần biết
Cửa khẩu thông minh: Điểm nhấn cho hiệu suất thông quan
12:35' - 06/10/2024
Với mô hình cửa khẩu thông minh, cơ quan quản lý có thể giám sát được hàng hóa chặt chẽ hơn nhờ sự phối hợp giữa Hải quan Việt Nam và Hải quan Trung Quốc trong việc trao đổi dữ liệu giữa hai bên.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp Việt Nam và Tunisia chưa quan tâm đúng mức đến thị trường của nhau
10:17' - 06/10/2024
Hợp tác thương mại giữa Việt Nam-Tunisia vẫn còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng do doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến thị trường của nhau.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp với thép CORE nhập khẩu từ Việt Nam
11:03' - 05/10/2024
Cục Phòng vệ thương mại cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp với thép chống ăn mòn (thép CORE) nhập khẩu từ Việt Nam.
-
DN cần biết
Minh bạch cung ứng nguyên phụ liệu ngành dệt may, da giày
08:51' - 05/10/2024
Các chuyên gia cho rằng ngành dệt may và da giày cần phải thúc đẩy thị trường cung ứng nguyên phụ liệu theo hướng quy mô, chuẩn hóa và minh bạch để đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu.
-
DN cần biết
Nhiều hãng hàng không hủy chuyến bay đến Trung Đông do căng thẳng leo thang
07:59' - 05/10/2024
Nhiều chuyến bay thương mại đến và đi từ các sân bay ở Trung Đông vẫn bị hủy trong ngày 4/10, giữa lúc các cuộc không kích những mục tiêu ở Liban tiếp tục diễn ra.
-
DN cần biết
Canada gia hạn rà soát giá trị thông thường và giá xuất khẩu với ống dẫn dầu
09:18' - 04/10/2024
CBSA gia hạn thời gian rà soát giá trị thông thường và giá xuất khẩu đối với ống dẫn dầu (OCTG) có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ một số nước; trong đó, có Việt Nam.
-
DN cần biết
Kết nối cung cầu công nghệ doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản
21:22' - 02/10/2024
Chiều 2/10, Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng phối hợp với các cơ quan liên quan của Nhật Bản tổ chức phiên kết nối cung cầu công nghệ giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Nhật Bản.
-
DN cần biết
Ấn Độ khởi xướng điều tra chống bán phá giá calcium carbonate filler masterbatch từ Việt Nam
20:58' - 02/10/2024
Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) đã ra thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.