Phát triển kinh tế biển Đà Nẵng-Bài 1: Gìn giữ “chất biển” làm nền tảng cho sự phát triển
Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nêu rõ định hướng phát triển kinh tế Đà Nẵng dựa trên 3 trụ cột chính: du lịch, công nghiệp công nghệ cao và kinh tế biển.
Trên thực tế, cả 3 lĩnh vực này liên quan mật thiết với nhau và cùng dựa trên “nguồn tài nguyên” quý giá là bờ biển trải dài hơn 70 km và các khu cảng nước sâu của thành phố Đà Nẵng.
Chùm bài viết về kinh nghiệm phát triển kinh tế biển, nhìn từ thành phố Đà Nẵng của TTXVN nhằm phân tích ưu thế, thách thức và định hướng phát triển của Đà Nẵng trong tương lai.
Bài 1: Gìn giữ “chất biển” truyền thống làm nền tảng cho sự phát triểnLà một trong 28 tỉnh, thành phố ven biển của cả nước, với vị trí trọng yếu về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng, Đà Nẵng được Đảng và Nhà nước định hướng phát triển trở thành trung tâm kinh tế biển lớn, là động lực phát triển của khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Định hướng đó dựa trên những giá trị truyền thống quý báu, mang đậm “chất biển” trong quá trình hình thành và phát triển của thành phố này. * Sự ra đời và phát triển của thành phố “cửa biển” Có thể nói, lịch sử hình thành và phát triển của Đà Nẵng gắn liền với biển. Giữa thế kỷ XVI, khi Hội An đã là trung tâm buôn bán sầm uất ở phía Nam thì Đà Nẵng mới là vị trí tiền cảng, trung chuyển hàng hóa, tu sửa tàu thuyền.Theo các nhà sử học, tên gọi Đà Nẵng xuất phát từ tiếng Chăm cổ “Da Nak”, tức là “cửa sông lớn ra biển”. Đầu thế kỷ XVIII, từ vị trí tiền cảng, Đà Nẵng dần dần trở thành thương cảng lớn thay thế cho Hội An, vì vịnh Đà Nẵng có mực nước sâu, tương thích những loại tàu thuyền lớn đến từ châu Âu.
Vị trí trọng yếu cả về kinh tế lẫn quân sự của Đà Nẵng thể hiện ở việc thực dân Pháp đã chọn Đà Nẵng là điểm khởi đầu cuộc tấn công xâm lược vào năm 1858.Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, Đà Nẵng đã được quy hoạch, xây dựng là một đô thị thương cảng, một trung tâm thương mại quan trọng, Cảng Đà Nẵng đã tương đối hoàn chỉnh và đi vào hoạt động từ giai đoạn 1933-1935, Sân bay dân dụng cũng được xây dựng vào năm 1926.
Năm 1950, sau khi được Pháp trao trả thành phố Đà Nẵng, chính quyền Mỹ - Ngụy đã tiếp tục xây dựng thành phố này thành đô thị lớn thứ 2 tại miền Nam, đồng thời thiết lập một căn cứ quân sự lớn tại đây. Mỹ cho xây dựng ở Đà Nẵng các căn cứ quân sự và kết cấu hạ tầng: sân bay, cảng, kho bãi, đường sá, công trình công cộng, cơ sở thông tin liên lạc, lập tín dụng ngân hàng.
Sau giải phóng năm 1975, Đà Nẵng là thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, người dân thành phố bắt tay vào khôi phục những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng công cuộc phục hồi và phát triển thành phố đã đạt các thành quả, nhất là thời kỳ đổi mới, sau năm 1986.Ngày 6/11/1996 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã thông qua Nghị quyết cho phép tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng tách thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương. Về địa giới hành chính, thành phố Đà Nẵng mới bao gồm thành phố Đà Nẵng trước đây, huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa.
Từ khi trở thành đô thị trực thuộc Trung ương, nền kinh tế Đà Nẵng liên tục phát triển và trong nhóm dẫn đầu cả nước.
Có được sự phát triển đó, một phần nhờ vào vị trí đắc địa của thành phố Đà Nẵng, khi nằm ở trung độ của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 760 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh hơn 960 km về phía Nam và cách kinh đô thời cận đại của Việt Nam là Thành phố Huế chỉ 100 km về hướng Bắc.Đà Nẵng còn là trung điểm của các di sản thế giới: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn. Thành phố Đà Nẵng nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Đông Bắc Campuchia, Thái Lan và Myanma.
Khoảng cách từ Đà Nẵng đến các trung tâm kinh tế chính của khu vực Đông Nam Á như Bangkok (Thái Lan), Kuala Lumpur (Malaysia), Singapore, Manila (Philippines) đều chỉ nằm trong khoảng 1.000–2.000 km.
* Gìn giữ “chất biển” trong ngư nghiệp truyền thống Trước khi có cảng biển, có sân bay, thì nghề truyền thống của người dân nơi cửa biển Đà Nẵng là ngư nghiệp. Nhiều phế tích Chăm còn sót lại hiện nay như giếng Chăm cổ, tháp Xuân Dương, lũy đất Thành Lồi, hay mới đây một nền móng tháp Chăm khổng lồ được khai quật đã chứng minh Đà Nẵng từng là một làng chài tấp nập hàng ngàn năm trước.Cùng với nghề đi biển, làng nghề nước mắm Nam Ô được hình thành vào đầu thế kỷ XX. Nam Ô là làng đánh cá nhỏ nằm ở cửa sông Cu Đê, nay thuộc phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu. Đặc trưng nhất của nước mắm Nam Ô là được chế biến từ cá cơm than, đánh bắt tại vùng biển gần bờ vào tháng ba Âm lịch hàng năm.
Hiện nay, ngành nghề truyền thống vẫn được giữ vững và ngày càng phát triển. Vùng biển Đà Nẵng nằm trọn trong ngư trường trọng điểm của miền Trung (rộng trên 15.000 km2) với trữ lượng nguồn lợi thủy sản dồi dào, phong phú. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng, tổng sản lượng khai thác hải sản của thành phố Đà Nẵng năm 2019 ước đạt 37.636 tấn, tăng 3,8% so với năm 2018. Ông Nguyễn Phú Ban, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng cho biết, để gìn giữ nghề đi biển truyền thống, thành phố Đà Nẵng đã ban hành, triển khai nhiều chủ trương, chính sách phát triển ngành thủy sản, hỗ trợ mạnh mẽ cho các ngư dân.Năm 2016, Đề án “Giảm số lượng tàu cá và thuyền thúng gắn máy công suất nhỏ hơn 20CV khai thác hải sản ở vùng biển ven bờ Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020” của UBND thành phố Đà Nẵng là một trong những giải pháp đột phá để giảm áp lực tàu thuyền khai thác ven bờ.
Bên cạnh đó, Quyết định 47/2014/QĐ-UBND của UBND thành phố Đà Nẵng đã tạo động lực cho ngư dân thành phố đóng mới tàu công suất 400CV trở lên vươn khơi, đến nay đã hỗ trợ đóng 141 tàu với tổng kinh phí 110 tỷ đồng.Ngoài ra, thành phố còn có những chương trình hỗ trợ thiết thực cho ngư dân như: hỗ trợ 40% chi phí mua bảo hiểm thân tàu; hỗ trợ 100% kinh phí mua thiết bị giám sát hành trình tàu cá và thuê bao năm đầu tiên; hỗ trợ 50% chi phí trang bị máy móc phục vụ khai thác, bảo quản hải sản...
Ngoài ra, thành phố đã xây dựng cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ với ngành thủy sản, bao gồm Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Đà Nẵng, Khu Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang và Chợ Thủy sản đầu mối Thọ Quang.Từ năm 2008 đến nay, khi cảng cá Thuận Phước được di dời sang Thọ Quang để phục vụ chủ trương đô thị hóa, phát triển thành phố, cùng với Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản và Chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang đã tạo thành khu dịch vụ hậu cần nghề cá khép kín, tập trung, hợp lý.
Nhờ vậy không chỉ tàu thuyền của Đà Nẵng mà các tàu cá trên cả nước đã chọn Đà Nẵng làm nơi cập bến, sản lượng hàng hóa qua cảng liên tục tăng qua từng năm. Nếu như năm 2010, Cảng cá Thọ Quang chỉ có 10.874 lượt tàu thuyền với hơn 63.350 tấn hải sản qua cảng thì năm 2018 đã tăng hơn 2 lần, với gần 23.800 lượt tàu thuyền và gần 129.600 tấn hải sản qua cảng.
Ông Nguyễn Phú Ban, cũng cho biết, Nghị quyết số 43-NQ/TW định hướng ngư nghiệp là 1 trong 5 lĩnh vực mũi nhọn kinh tế mà thành phố cần có chính sách, ưu tiên nguồn lực, chú trọng phát triển. Chính phủ đã xác định Đà Nẵng là 1 trong 5 trung tâm nghề cá lớn của cả nước, gắn với ngư trường Biển Đông và Hoàng Sa.Trong Chương trình hành động số 28-CT/TU thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XII), Thành ủy Đà Nẵng đã xác định, ngành khai thác hải sản có thứ tự ưu tiên đầu tư phát triển thứ 3 trong 6 ngành kinh tế biển của thành phố.
Theo đó, định hướng ngành thủy sản chuyển từ khai thác theo phương thức truyền thống sang hiện đại, tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao; đầu tư hoàn thiện đồng bộ hạ tầng nghề cá trở thành trung tâm dịch vụ nghề cá của khu vực.Thúc đẩy hoạt động khai thác hải sản bền vững và tăng cường bảo vệ, tái sinh nguồn lợi hải sản; hiện đại hóa quản lý nghề cá trên biển, đẩy mạnh phương thức sản xuất theo liên kết tổ đội; ứng dụng khoa học công nghệ để khai thác, bảo quản, chế biến hải sản có chất lượng, giá trị kinh tế cao./.
Còn nữaBài 2: Phát triển các lĩnh vực theo xu hướng thế giớiTin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Kinh tế biển Đà Nẵng - Bài 2: Phát triển các lĩnh vực theo xu hướng thế giới
13:20' - 27/01/2020
Hai lĩnh vực được Đà Nẵng xác định cần tập trung đẩy mạnh hàng đầu là du lịch dịch vụ biển và kinh tế hàng hải (logistics).
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Quy Nhơn – Bình Định thành trung tâm kinh tế biển
19:35' - 02/09/2019
Bình Định đã và đang kêu gọi các doanh nghiệp đến địa phương đầu tư xây dựng các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá; nhà máy chế biến thủy sản; đầu tư mở rộng hạ tầng khu neo đậu trú tránh bão...
-
Doanh nghiệp
Cảng Chu Lai – điểm sáng phát triển kinh tế biển
18:25' - 23/08/2019
Tàu SITC HEBEI tải trọng 22.000 tấn chở hàng hóa từ Hàn Quốc cập cảng Chu Lai ngày 23/8 đánh dấu cột mốc đáng ghi nhớ của cảng Chu Lai khi đây là lần đầu tiên cảng đón tàu có trọng tải lớn nhất.
-
Kinh tế & Xã hội
Phát triển kinh tế biển Trung Trung bộ - Bài 3: Gỡ vướng về chính sách và hạ tầng
14:30' - 02/08/2019
Ngành kinh tế biển khu vực Trung Trung bộ đang có sự chuyển đổi từ khai thác truyền thống sang khai thác có kế hoạch.
-
Kinh tế & Xã hội
Phát triển kinh tế biển Trung Trung bộ - Bài 2: Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp
14:25' - 02/08/2019
Các địa phương ở Trung Trung bộ đang thực hiện 4 nhóm giải pháp để khắc phục tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định
-
Kinh tế & Xã hội
Phát triển kinh tế biển Trung Trung bộ - Bài 1: Thúc đẩy khai thác hải sản xa bờ
14:14' - 02/08/2019
Các địa phương trong vùng Trung Trung bộ đang kết hợp thực hiện nhiều giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Hơn 200 suất học bổng đi học tại Hungary, Trung Quốc theo diện Hiệp định năm 2025
19:53'
Chính phủ Hungary cấp tối đa 200 suất học bổng và Chính phủ Trung Quốc cấp 34 chỉ tiêu cho công dân Việt Nam.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMT 28/11. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 28/11/2024. XSMT thứ Năm ngày 28/11
19:30'
Bnews. XSMT 28/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 28/11. XSMT thứ Năm. Trực tiếp KQXSMT ngày 28/11. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Năm ngày 28/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMN 28/11. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 28/11/2024. XSMN thứ Năm ngày 28/11
19:30'
Bnews. XSMN 28/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 28/11. XSMN thứ Năm. Trực tiếp KQXSMN ngày 28/11. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Năm ngày 28/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMB 28/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 28/11/2024. XSMB thứ Năm ngày 28/11
19:30'
Bnews. XSMB 28/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 28/11. XSMB thứ Năm. Trực tiếp KQXSMB ngày 28/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Năm ngày 2811/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả Vietlott Power 6/55 ngày 28/11 - Kết quả xổ số Vietlott Mega - Kết quả xổ số Vietlott ngày 28/11/2024
19:30'
Bnews. Kết quả Vietlott Power 6/55 ngày 28/11 - Kết quả xổ số Vietlott hôm nay ngày 28 tháng 11 năm 2024 - Xổ số Vietlott Power 6/55 hôm nay.
-
Kinh tế & Xã hội
XSAG 28/11. Kết quả xổ số An Giang hôm nay ngày 28/11/2024. Xổ số An Giang hôm nay
19:00'
Bnews. XSAG 28/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 28/11. XSAG Thứ Năm. Trực tiếp KQXSAG ngày 28/11. Kết quả xổ số An Giang hôm nay ngày 28/11/2024. Kết quả xổ số An Giang Thứ Năm ngày 28/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
XSTN 28/11. Kết quả xổ số Tây Ninh hôm nay ngày 28/11/2024. Xổ số Tây Ninh hôm nay
19:00'
Bnews. XSTN 28/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 28/11. XSTN Thứ Năm. Trực tiếp KQXSTN ngày 28/11. Kết quả xổ số Tây Ninh hôm nay ngày 28/11/2024. Kết quả xổ số Tây Ninh Thứ Năm ngày 28/11/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Đại học Bách khoa Hà Nội công bố mở đăng ký thi Đánh giá tư duy đợt 1 năm 2025
18:59'
Chiều 27/11, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, nhà trường sẽ mở hệ thống đăng ký thi Đánh giá tư duy TSA đợt 1 năm 2025 vào 11 giờ, Chủ nhật, ngày 1/12/2024.
-
Kinh tế & Xã hội
Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá cơ bản dừng hoạt động
18:42'
Đến nay, đã có 80 hộ sản xuất tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại; cơ bản các cơ sở sản xuất tại xã Văn Môn đã dừng hoạt động.