Phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Thế mạnh từ kinh tế sông
Vì vậy, đánh giá đúng tiềm năng, thách thức, có những giải pháp phát triển phù hợp là rất cần thiết, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng có trình độ phát triển khá so với cả nước, là nơi đáng sống với người dân, điểm đến hấp dẫn với du khách và nhà đầu tư.
Tuy có nhiều thế mạnh, song kinh tế sông ở Đồng bằng sông Cửu Long được nhìn nhận là phát triển vẫn chưa tương xứng tiềm năng. Ngoài ra, việc phát triển này còn đứng trước những thách thức như biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên nước, đòi hỏi có những giải pháp mang tính đột phá để kinh tế vùng phát triển bền vững.
Đối với phát triển mạng lưới giao thông đường thủy nội địa, Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nêu rõ, về hành lang vận tải, tập trung phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa nhằm phát huy tiềm năng lợi thế của vùng; nâng cao thị phần vận tải container; trong đó, chú trọng kết nối các trung tâm đầu mối của vùng thông qua hành lang vận tải thủy chính là Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh - An Giang - Kiên Giang, hành lang vận tải thủy kết nối với Campuchia qua sông Tiền, sông Hậu và hành lang vận tải thủy ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Bên cạnh đó, tại khu vực đồng bằng, phát triển 13 cụm cảng hàng hóa đảm bảo tổng công suất hàng hóa thông qua ước tính đạt trên 53 triệu tấn/ năm, 11 cụm cảng hành khách đảm bảo tổng năng lực thông qua ước tính đạt 31 triệu hành khách/ năm. Hệ thống cảng chuyên dùng phát triển theo nhu cầu vận tải phục vụ trực tiếp và phù hợp với quy hoạch các khu kinh tế, khu công nghiệp, nhà máy sản xuất, đóng mới phương tiện, chế biến nông lâm thủy sản. Đối với phát triển đường thủy nội địa do địa phương quản lý, tại Đồng bằng sông Cửu Long, bố trí và phát triển cảng, bến thủy nội địa trên tuyến đường thủy địa phương và cảng hành khách, cảng chuyên dùng, bến thủy nội địa trên tuyến đường thủy quốc gia trong quy hoạch tỉnh phù hợp với tổ chức không gian và phân vùng chức năng đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, phù hợp với quy hoạch các cụm cảng. Theo Phó Giáo sư Phạm Tiến Đạt, Trường Đại học Tài chính - Marketing, để thúc đẩy phát triển kinh tế sông ở Đồng bằng sông Cửu Long, một trong những giải pháp quan trọng là tăng tỷ trọng vốn đầu tư cho đường sông, tạo sự cân bằng giữa phát triển giao thông vận tải đường bộ và đường sông. Các cấp, ngành tăng cường nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông g và hạ tầng cho vận tải đường sông, mở rộng quan hệ quốc tế, gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức, tăng cường xã hội hóa huy động nguồn lực xã hội nguồn vốn của tư nhân tham gia đầu tư vào kết cấu hạ tầng. Bên cạnh đó, các cấp, các ngành cần tăng cường những dự án nạo vét lớn, khai thông dòng chảy lưu thông và đảm bảo an toàn tàu thuyền di chuyển, nghiên cứu kỹ vị trí địa thế đầu tư xây dựng một số cảng nước sâu, nối cảng với hệ thống giao thông bên ngoài... Lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng chia sẻ, Sóc Trăng có lợi thế phát triển kinh tế đường sông với nhiều tuyến đường thủy quốc gia đi qua, hệ thống kênh rạch đảm bảo tiêu thoát nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, tỉnh có 1 cảng sông được đầu tư bài bản ở thành phố Sóc Trăng có vai trò trung tâm thu gom, tập kết, phân phối hàng hóa tạo điều kiện cho việc giao thương, vận chuyển, thúc đẩy phát triển kinh tế, thương mại dịch vụ của tỉnh và các địa phương lân cận như Bạc Liêu, Hậu Giang, Cà Mau. Nếu tiếp tục được đầu tư và xây dựng, kinh tế sông sẽ góp phần quan trọng trong nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo, tôm cá và trái cây xuất khẩu, đóng góp vào mục tiêu phát triển chung của toàn vùng. Trong khi đó, đề cập về phát triển du lịch từ sông nước, nhìn từ Cần Thơ- trung tâm của toàn vùng, chuyên gia Đào Vũ Hương Giang, Trường Đại học Cần Thơ đề xuất, cần phát triển mạnh các tuyến du lịch đường sông ở Cần Thơ với các sản phẩm chính là tham quan vườn trái cây, di tích, làng bè nuôi cá, khám phá thiên nhiên sông nước, như Tuyến trung tâm Cần Thơ tập trung ở khu vực Ninh Kiều, kết nối giữa sông Hậu và sông Cần Thơ cùng với các sông rạch nhỏ hay tuyến Ninh Kiều - Cái Răng - Phong Điền là tuyến du lịch đường sông đang thu hút nhiều du khách và tuyến Ninh Kiều - Bình Thủy - Cồn Sơn - Cù lao Tân Lộc, nằm trên trục sông Hậu. Ngoài ra, do địa bàn này nằm trên tuyến du thuyền sông Mekong nên có triển vọng thành điểm dừng chân của các du thuyền, nhất là địa bàn cù lao Tân Lộc. Cùng với đó, Cần Thơ nên phát triển các tuyến du lịch kết nối đến các tỉnh cùng thuộc Đồng bằng sông Cửu Long như tuyến sông Hậu đến Long Xuyên, Châu Đốc, (An Giang) hoặc kết nối giữa tuyến này với tuyến sông Tiền đến Sa Đéc, Cao Lãnh (Đồng Tháp), tuyến sông Hậu đến Cù lao Mây (Vĩnh Long), Cù lao Dung (Sóc Trăng). Hoặc tuyến du lịch quốc tế theo sông Mekong qua Campuchia, Thái Lan bằng du thuyền cao cấp cũng rất có triển vọng phát triển. Trên tuyến này Cần Thơ nên phối hợp với các địa phương trong vùng đầu tư xây dựng các điểm dừng chân kết hợp du lịch như cù lao Ông Hổ, cù lao Giêng, làng Chăm Châu Giang.../.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Logistics Đồng bằng sông Cửu Long: Vừa thiếu, vừa yếu
10:02' - 04/04/2021
Đối với ĐBSCL - vựa lúa, thủy sản và trái cây của cả nước, việc phát triển hệ thống logistics đáp ứng hoạt động sản xuất, tiêu thụ nông sản là hết sức cấp thiết.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khẩn trương giải phóng xong mặt bằng Cảng hàng không Quảng Trị trong tháng 4
11:28'
Dự án Cảng hàng không Quảng Trị, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị vẫn chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng như kế hoạch đã đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Ấn Độ bắt tay thúc đẩy thương mại điện tử
10:01'
Việc kết nối các nền tảng thương mại điện tử, xây dựng cơ chế pháp lý hỗ trợ và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt sẽ là chìa khóa để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Động lực nào cho tăng trưởng cao bền vững kinh tế?
21:59' - 01/04/2025
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, không thể chần chừ cải thiện từng phần mà phải dứt khoát “đập bỏ” các điểm nghẽn thể chế đang kìm hãm năng lực phát triển của nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
UBND tỉnh Hòa Bình làm cơ quan chủ quản đầu tư đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu
20:32' - 01/04/2025
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 2547/VPCP-CN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về phương án đầu tư đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất nhiều giải pháp thúc đẩy hợp tác thương mại
20:16' - 01/04/2025
Thông qua cơ chế Uỷ ban liên Chính phủ, Việt Nam – Belarus sẽ tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Belarus trên tất cả các lĩnh vực.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Nhà Vua Bỉ
20:02' - 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Nhà Vua Vương quốc Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm kiếm giải pháp về kiểm soát thương mại chiến lược
20:02' - 01/04/2025
Chiều 1/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp lần thứ nhất Ban soạn thảo, Tổ biên tập Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe
19:39' - 01/04/2025
Trong chương trình chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe và Hoàng hậu, chiều 1/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Nhà vua Bỉ Philippe.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng tốc hoàn thành tuyến cao tốc Quảng Ngãi-Hoài Nhơn trong năm 2025
17:39' - 01/04/2025
Cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn có tổng mức đầu tư hơn 20.400 tỷ đồng, với chiều dài 88 km (gồm 3 gói thầu XL1, XL2, XL3) đi qua địa phận các tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định.