Phát triển logistics thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao
Đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics (chuyển nhận và kho vận) vào GDP đạt 8% - 10%. Đây là mục tiêu đưa ra tại hội nghị Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 do Bộ Công Thương tổ chức chiều 6/3 tại Hà Nội.
Theo ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương, logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân. Phát triển dịch vụ logistics trở thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao, gắn với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại trong nước, phát triển hạ tầng giao thông vận tải và công nghệ thông tin.
Mục tiêu của kế hoạch hành động là đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logictics vào GDP đạt 8% - 10%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15 – 20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50 – 60%, chi phí giảm xuống tương đương 16 – 20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia trên thế giới đạt thứ 50 trở lên.
Để đạt được mục tiêu này, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho rằng, cần tập trung thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng logistics, xây dựng các trung tâm logistics khu vực và thế giới, nâng cao hiệu quả kết nối giữa Việt Nam với các nước.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, mặc dù chi phí cho dịch vụ cao, chiếm trên 20% GDP tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng nhưng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lại chưa phát triển. Cùng đó, việc vận chuyển rất đắt đỏ cũng là nghịch lý cần khắc phục.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cũng thẳng thắn chỉ ra việc cơ cấu tham gia dịch vụ còn mất cân đối, số lượng chiếm trên 80%, 20% thuộc doanh nghiệp. Hơn nữa, vấn đề về công nghệ và bạn hàng còn gặp trở ngại khiến doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh trong lĩnh vực này vẫn chưa yên tâm về vận chuyển kho vận tại Việt Nam.
Ngoài ra, dù có cam kết về kho, vận tải biển, bốc dỡ hàng hóa nhưng với logistics lại không có cam kết gì nên bản thân các doanh nghiệp FDI còn chưa yên tâm về sự ổn định của chính sách. Do vậy, việc triển khai kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ logistic sẽ là bước khởi đầu cho hướng phát triển mới.
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, kinh phí để thực hiện kế hoạch được huy động từ các nguồn: vốn ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp, vốn vay từ các tổ chức tín dụng, tài trợ quốc tế và nguồn vốn vay huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Vì vậy, theo ông Trần Thanh Hải, dịch vụ logistics có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là ngành được Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 12 nêu trong các ngành trọng điểm phát triển đất nước 5 năm 2016-2020.
Do đó, việc triển khai Kế hoạch hành động về nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics của Chính phủ tại thời điểm này là hết sức cần thiết và kịp thời.
Ông Trần Thanh Hải nhận định, một chương trình hành động thực tế, có mục tiêu cụ thể và được triển khai nghiêm túc sẽ không chỉ giúp cải thiện năng lực cạnh tranh của dịch vụ logistics Việt Nam trong thời gian tới, mà còn giúp cho ngành logistics phát triển bền vững, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực từ những sự cố không mong muốn và phản ứng nhanh với các sự cố trong chuỗi cung ứng.
Tại hội nghị, các chuyên gia đánh giá cao việc triển khai kế hoạch hành động và cho rằng việc đưa Việt Nam trở thành một điểm đến không chỉ hấp dẫn với chi phí lao động cạnh tranh hay thị trường rộng lớn mà còn là nơi có hoạt động thương mại thuận lợi. Đây là bước đi quan trọng, nền tảng để nhà nước và doanh nghiệp cùng triển khai những công việc lớn, tạo đà cho ngành logistics phát triển trong thời gian tới.
Các chuyên gia nhận định, Việt Nam đang trong quá trình mở cửa thị trường và cạnh tranh gay gắt là điểm nổi bật khi hội nhập sâu rộng. Việc gia nhập hàng loạt các sân chơi, các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như: AEC, FTA với Nhật Bản, Hàn Quốc hay với Liên minh thuế quan, FTA với các nước EU… là cơ hội để logistics vươn lên tầm cao mới, đồng thời cũng đặt ra những thách thức đòi hỏi sự đổi mới để cạnh tranh./.
>>> Chính phủ tạo điều kiện tối đa cho phát triển dịch vụ logistics
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Vinalines đề xuất đầu tư trung tâm logistics miền Bắc
17:52' - 27/02/2017
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) vừa đề xuất đầu tư xây dựng trung tâm logistics Vinalines miền Bắc tại Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy hoạch lại hệ thống logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long
16:58' - 21/02/2017
Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ đã làm việc với đoàn công tác của Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam để bàn về công tác rà soát, quy hoạch lại hệ thống logistics và dịch vụ logistics.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa Việt Nam trở thành một đầu mối logistics của khu vực
06:02' - 16/02/2017
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 tại Quyết định 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Cấp phép đầu tư dự án phát triển dịch vụ logistics trong khu công nghệ cao Đà Nẵng
17:37' - 11/02/2017
Ban Quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng cho biết, đơn vị vừa cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án Trung tâm Logistics U&I - Đà Nẵng do Công ty CP Logistics U&I (tỉnh Bình Dương) làm chủ đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính phủ tạo điều kiện tối đa cho phát triển dịch vụ logistics
21:54' - 23/01/2017
Chính phủ sẽ tiếp tục có các giải pháp phù hợp, mạnh mẽ để phát triển ngành dịch vụ logistics, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế đất nước và Vùng ĐBSCL giai đoạn 2016 - 2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Tạo thuận lợi cho DN tham gia đầu tư kinh doanh logistics
11:47' - 09/01/2017
“Phải xây dựng một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi nhất cho doanh nghiệp", Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo như vậy tại thu hút đầu tư, kinh doanh logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chính sách áp dụng tại Trung tâm tài chính quốc tế không rập khuôn, có chọn lọc
21:04'
Chiều 17/4, tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại các nhà lãnh đạo với doanh nghiệp
20:43'
Phiên Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo với cộng đồng doanh nghiệp với chủ đề “Hợp tác công – tư thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững” do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: CCSEZR đưa ra những khuyến nghị hữu ích cho Chính phủ Việt Nam
20:42'
Chiều 17/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đã làm việc với Giáo sư Đào Nhất Đào, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế (CCSEZR), Đại học Thâm Quyến (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu bế mạc Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ tư
20:23'
Sau bốn ngày làm việc, Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư năm 2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam sẵn sàng đăng cai tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng UNCTAD 16
19:51'
Ngày 17/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp bà Rebeca Grynspan, Tổng Thư ký Cơ quan Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành dứt điểm mục tiêu ổn định dân cư vùng tái định cư Thủy điện Sơn La
18:46'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc phát triển, nâng cao đời sống cho đồng bào di dân nhường đất cho dự án thủy điện Sơn La là nhiệm vụ ưu tiên.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành Dầu khí tiếp tục phát huy truyền thống của người đi tìm lửa
18:40'
Chiều 17/4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt Đoàn đại biểu người lao động tiêu biểu của ngành Dầu khí..
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Tạo bứt phá trong quản lý doanh nghiệp nhà nước
18:21'
Chiều 17/4, tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã chủ động bước lên tuyến đầu thúc đẩy phát triển bền vững
18:07'
Giáo sư Reena Marwah thuộc Đại học Delhi (Ấn Độ), đã có bài phân tích về việc Việt Nam tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) năm 2025.