Phát triển năng lượng tái tạo tại ĐBSCL - Bài 1: Điểm nghẽn cơ chế
Những năm gần đây, tiềm năng phát triển điện mặt trời ở Việt Nam còn rất lớn. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm nông nghiệp, thủy sản của cả nước, cũng là vùng có tiềm năng to lớn trong bản đồ năng lượng tái tạo quốc gia.
Tuy nhiên, việc phát triển mang tính bùng nổ của nguồn năng lượng tái tạo này ở Việt Nam cũng đang vướng các điểm nghẽn về cơ chế, chính sách liên quan đến thị trường điện, giá điện và việc bảo đảm đầu tư, vướng mắc trong thực thi chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo...
Làm thế nào để tháo gỡ điểm nghẽn, giải quyết các đồng lợi ích hay đạt được các “lợi ích kép”? TTXVN giới thiệu loạt 3 bài viết về "Phát triển năng lượng tái tạo tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long".
Bài 1: Điểm nghẽn về cơ chế, chính sách
Theo Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thì điện mặt trời là 1 trong 4 nguồn năng lượng tái tạo được ưu tiên, khuyến khích phát triển và đang được triển khai ở nước ta hiện nay, bao gồm điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối và thủy điện.
* Nhận diện các điểm nghẽn
Theo nghiên cứu của Tổ chức Phát triển Đức (GIZ), tiềm năng tổng công suất điện mặt trời vùng Đồng bằng sông Cửu Long có thể lên tới 136.275 MW, điện lượng ước tính 216,5 tỉ kWh/năm, nhiều gấp đôi so với 108 tỉ kWh/năm của 14 nhà máy nhiệt điện than dự kiến xây dựng trong vùng.
Tuy nhiên, đánh giá về tình hình triển khai đầu tư phát triển điện mặt trời ở các địa phương, Tiến sỹ Trần Hữu Hiệp (Trường Đại học FPT Cần Thơ) cho rằng thực tiễn triển khai đầu tư phát triển điện mặt trời ở các địa phương cho thấy đang có nhiều điểm nghẽn. Trước hết là từ nền tảng pháp lý, cơ chế, chính sách và quy định hiện hành.
Dù trong hàng loạt chính sách phát triển năng lượng tái tạo đã có sự bứt phá mạnh mẽ, nhưng so với yêu cầu thực tiễn thì vẫn chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng mang tính bùng nổ của điện mặt trời trong 2 năm qua, sự phát triển rất nhanh của công nghệ, nhu cầu đầu tư và sử dụng điện mặt trời.
Điện mặt trời đang có hai cách gọi: “điện mặt trời mái nhà” và "điện mặt trời áp mái”. Trong khi Nghị quyết số 55-NQ/TW mang tính định hướng và thông thoáng có tên “Khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái và trên mặt nước” thì hàng loạt các văn bản cụ thể hóa, hướng dẫn thực hiện việc khuyến khích, ưu đãi đầu tư điện mặt trời lại bó hẹp với khái niệm “điện mặt trời mái nhà”.
Điều đó đã làm khó, ngăn cản việc đầu tư hiệu quả, tiết kiệm cho các dự án đầu tư điện mặt trời áp mái trường học, kho xưởng, đặc biệt là không thể lồng ghép với ngành nông nghiệp, thủy sản.
Các dự án điện mặt trời trên mặt nước (nuôi thủy sản) và mặt đất (sản xuất nông nghiệp), đầu tư lồng ghép “mục tiêu kép” của các trang trại càng khó thực hiện hơn. Đây là điều đang vướng mắc ở An Giang và nhiều địa phương khác ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Ngoài ra, đã có hiện tượng “né thủ tục quy hoạch” khi chọn quy mô dự án điện mặt trời dưới 1 MW. Những quy định liên quan đến đất đai, mục đích sử dụng đất không cho phép sử dụng đất nông nghiệp, thủy sản để sản xuất điện.
Sự phát triển nhanh của năng lượng tái tạo và yếu kém của hạ tầng lưới điện cũng là điểm nghẽn. Đa số các đường dây, trạm biến áp từ 110-500 kV bị quá tải, có nơi chịu tải lên đến 360%.
Nhiều nhà máy điện mặt trời đang phải giảm phát khoảng 60% công suất do hệ thống truyền tải chưa đáp ứng được công suất sản xuất điện từ các nhà máy điện mặt trời, cá biệt có những dự án chưa nối lưới được do hạ tầng truyền tải yếu.
Cùng với đó, thị trường năng lượng cạnh tranh phát triển chưa đồng bộ, mới ở bước sơ khai, vận hành thí điểm “phát điện cạnh tranh”, chưa có thị trường bán điện cạnh tranh, nên giá điện vẫn là vấn đề nóng, bức xúc của người dân, ảnh hưởng đến đầu tư phát triển năng lượng tái tạo nói chung, điện mặt trời và lồng ghép điện mặt trời với nông nghiệp.
Hơn nữa, còn thiếu sự liên thông giữa các phân ngành, giữa phát điện với truyền tải điện; chính sách giá năng lượng còn bất cập, chưa hoàn toàn phù hợp với cơ chế thị trường, chưa tách bạch với chính sách an sinh xã hội.
*Giải pháp tháo gỡ
Đề xuất chính sách và giải pháp phát triển năng lượng tái tạo ở Đồng bằng sông Cửu Long, Tiến sỹ Trần Hữu Hiệp (Trường Đại học FPT Cần Thơ) cho rằng, Việt Nam cần ưu tiên phát triển năng lượng nhanh và bền vững, đi trước một bước, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt.
Ngoài ra, Việt Nam cần ưu tiên tháo gỡ ngay về nhận thức, các nút thắt đang vướng từ thực tiễn liên quan như: Quy định pháp lý, cơ chế chính sách, quy hoạch và tiếp cận quy hoạch theo lợi thế tiềm năng điện mặt trời ít nhất theo tiểu vùng, vùng, chứ không bị đóng khung theo ranh giới hành chính các tỉnh.
Quy hoạch điện lực VIII và các quy hoạch, kế hoạch quốc gia, ngành, cần tích hợp vùng, các quy hoạch cấp tỉnh; liên kết vùng đầu tư kết cấu hạ tầng năng lượng. Hơn nữa, cần đầu tư phát triển hạ tầng truyền tải điện đồng bộ với sự tăng trưởng nguồn phát điện, trong đó có điện mặt trời; thiết lập hệ thống thông tin tích hợp dữ liệu chuyên ngành điện; thúc đẩy nhanh hơn sự vận hành thị trường điện cạnh tranh; tiếp tục xem xét hỗ trợ tài chính phù hợp cho phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo.
Ngoài việc khắc phục các bất cập đã nêu, Tiến sỹ Trần Hữu Hiệp cho rằng, cần có cơ chế, chính sách, pháp luật về huy động, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực gắn với việc thể chế hóa Nghị quyết 55/NQ-TW, Quy hoạch điện lực VIII, tiến hành điều tra tài nguyên nguồn năng lượng tái tạo tại một số vùng có tiềm năng to lớn về điện mặt trời như Đồng bằng sông Cửu Long... để làm cơ sở quy hoạch và phát triển các dự án điện mặt trời; tháo gỡ các vướng mắc liên quan về đất đai cho việc đáp ứng “mục tiêu kép” - phát triển điện mặt trời và nông nghiệp./.
(Bài 2: Nông - điện kết hợp để phát triển bền vững)
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đa dạng nguồn cung năng lượng tái tạo
12:43' - 22/11/2020
Không chỉ thuận lợi trong phát triển các ngành khai thác, nuôi trồng thủy sản..., Sóc Trăng còn có lợi thế lớn trong phát triển năng lượng điện gió với quy mô công nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Bàn giao thiết bị năng lượng tái tạo cho Trungnam Group
21:39' - 07/11/2020
Tối 7/11, tại Dự án Điện gió Trung Nam, Tập đoàn Trung Nam và Tập đoàn Sany tổ chức lễ bàn giao thiết bị phục vụ dự án năng lượng tái tạo cho Trungnam Group, với tổng trị giá 67 triệu USD.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Việt Nam nhấn mạnh về sự cần thiết thành lập lực lượng đặc nhiệm chống tin giả
21:34' - 20/01/2021
ASEAN cần thành lập một Lực lượng Đặc nhiệm chống tin giả, đồng thời phát triển một hướng dẫn khu vực và một nền tảng chung nhằm tạo điều kiện chia sẻ thông tin kịp thời.
-
Kinh tế & Xã hội
Tập đoàn ADM hỗ trợ gói sinh kế bền vững cho các hộ nông dân tỉnh Hòa Bình
21:00' - 20/01/2021
Ngày 20/1, Tập đoàn ADM về dinh dưỡng vật nuôi ở Việt Nam và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam hợp tác trong dự án ADM Care hỗ trợ sinh kế bền vững cho các hộ nông dân ở huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.
-
Kinh tế & Xã hội
Trường hợp nào được hỗ trợ do ảnh hưởng dịch COVID-19 và thiên tai?
20:42' - 20/01/2021
Các cấp Công đoàn trên cơ sở của thành phố Hà Nội tiếp tục chi hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và thiên tai năm 2020 với mức hỗ trợ 1 triệu đồng/người.
-
Kinh tế & Xã hội
Doanh nghiệp làm ăn thời COVID-19: "Kẻ được, người không"
20:28' - 20/01/2021
Doanh thu của Burberry - thương hiệu thời trang sang trọng của Anh - đã giảm 9% trong 3 tháng cuối năm 2020 do đại dịch COVID-19 khiến nhiều cửa hàng của hãng phải đóng cửa.
-
Kinh tế & Xã hội
Tp Hồ Chí Minh: Việc làm thời vụ dịp Tết Tân Sửu 2021 sôi động
18:52' - 20/01/2021
Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh, hiện việc làm thời vụ Tết Tân Sửu 2021 rất sôi động, đa dạng với nhiều ngành nghề tuyển dụng và ở nhiều vị trí khác nhau.
-
Kinh tế & Xã hội
Trung Quốc khẩn trương giải cứu thợ mỏ mắc kẹt ở độ sâu 600m dưới lòng đất
18:39' - 20/01/2021
Lực lượng cứu hộ Trung Quốc đang tìm cách mở rộng hệ thống thông gió hầm mỏ với hy vọng cứu sống nhóm thợ đang mắc kẹt ở độ sâu 600m dưới lòng đất suốt 10 ngày qua sau vụ sập mỏ vàng ở tỉnh Sơn Đông.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhật Bản chưa quyết định thời điểm tiêm chủng đại trà vaccine COVID-19
18:28' - 20/01/2021
Nhật Bản sẽ quyết định và công bố thời gian tiến hành tiêm chủng đại trà vaccine ngừa COVID-19 sau khi có vaccine được nước này cấp phép.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều hoạt động thú vị tại Lễ hội Tết Việt 2021 lần thứ 2
18:17' - 20/01/2021
Lễ hội Tết Việt 2021 lần thứ 2 sẽ mang đến cho du khách nhiều hoạt động thú vị xoay quanh truyền thống văn hóa dịp Tết gồm xem Tết, ăn Tết, chơi Tết và chợ Tết.
-
Kinh tế & Xã hội
Lạng Sơn: Trên 700 cán bộ trực chốt toàn tuyến biên giới ngăn chặn buôn lậu
17:54' - 20/01/2021
Trong dịp giáp Tết Nguyên đán, dự báo hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả sẽ gia tăng, các đơn vị chức năng của Lạng Sơn cần ngăn chặn các đối tượng vận chuyển hàng lậu qua biên giới.