Phát triển nhiệt điện than-Bài 1: Nhiệt điện than vẫn lớn trong cơ cấu nguồn điện
Theo Quy hoạch điện VII (điều chỉnh) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020, công suất nhiệt điện than ở mức 42,7% trong tổng công suất nguồn; đến năm 2025, công suất nhiệt điện than là 49,3%... và năm 2030, nhiệt điện than sẽ giảm còn 42,6%.
Mặc dù đã cắt giảm khoảng 20.000 MW điện than trong quy hoạch này nhưng nguồn điện này vẫn chiểm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn điện của Việt Nam.
Mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng, nhiệt điện than có thể gây ra sự ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe người dân, nếu công nghệ yếu kém và kiểm soát vận hành không tốt. Tuy nhiên, các bộ ngành và nhiều chuyên gia vẫn ủng hộ quan điểm xây dựng nhiệt điện than, bên cạnh phát triển các loại hình năng lượng khác như năng lượng tái tạo, nhiệt điện khí.
Bài 1: Nguyên nhân nhiệt điện than vẫn lớn trong cơ cấu nguồn điện của Việt Nam Những lo ngại về tác động môi trường do nhiệt điện than mang lại là có lý do. Song nhiều ý kiến cho rằng, nếu có thể đảm bảo yếu tố công nghệ và đầu tư xây dựng, các nhà máy nhiệt điện than vẫn sẽ trong mức “an toàn”. Vì vậy, với ưu điểm của mình, nhiệt điện than vẫn khó có thể thay thế trong cơ cấu nguồn điện vào những năm tới. Vậy đâu là nguyên nhân?PGS. TS. Trương Duy Nghĩa, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Nhiệt Việt Nam cho hay, trung bình trên thế giới, nhiệt điện than đang chiếm từ 40 - 70% trong cơ cấu nguồn điện. Tại Mỹ là khoảng 43%, Australia là 68%, Đức là 45%...
Tính tại Việt Nam, đến năm 2020 với tổng sản lượng điện khoảng 265 tỷ kWh; trong đó, nhiệt điện than sẽ vào khoảng 130 tỷ kWh, chiếm 49%, thủy điện là 25%, nhiệt điện khí dầu là 16,6%... Giải thích về nguyên nhân nguồn nhiệt điện than vẫn lớn trong cơ cấu nguồn điện của Việt Nam, ông Trương Duy Nghĩa cho rằng, với thủy điện, ưu điểm là giá thành sản xuất điện rẻ nhất, sạch, thời gian xây dựng ngắn nhưng Việt Nam và các nước hiện nay đã khai thác gần như triệt để, không còn nguồn để phát triển.Đồng thời, thủy điện cũng tốn nhiều diện tích để làm hồ chứa, lượng di dân rất lớn, cần có rừng phòng hộ và khởi thông lòng hồ thường xuyên.
Với nhiệt điện khí, thời gian thi công nhanh, thích hợp phủ đỉnh đồ thị phụ tải, hiệu suất cũng là rất cao, đạt tới gần 60% so với 42 - 43% của nhiệt điện than.Tuy nhiên, điện khí lại rất đắt tiền, chi phí vận hành, bảo dưỡng cao gấp 2 lần nhiệt điện than. Giá thành sản xuất điện khí từ 12 - 14 cent/kWh..., do vậy, chưa phù hợp để có thể thay thế hoàn toàn nhiệt điện than, phù hợp với tài chính của doanh nghiệp và người dân sử dụng điện.
Hiện nay, nguồn điện từ năng lượng tái tạo, gồm địa nhiệt, điện gió, điện mặt trời, biomass giúp bảo vệ môi trường, song số giờ Tmax chỉ đạt 1.500 giờ/năm, sản lượng điện sản xuất ra chỉ đạt 1/5 - 1/6 so với nhiệt điện than. Như vậy, giá sẽ cao hơn điện than. Đó là chưa tính đến việc xử lý môi trường sau dự án và việc đấu nối... Trong khi đó, ông Trương Duy Nghĩa cho hay, nhiệt điện than hiện cho giá thành thấp nhất (sau thủy điện), khoảng 7 cent/kWh, vốn đầu tư thấp 1.500 USD/kWh, khả năng huy động công suất lớn Tmax có thể đạt 7.500 giờ/năm khi thiếu hụt, nên sản lượng phát điện lớn. “Các nước đều dùng nhiệt điện than để đáp ứng nhu cầu điện năng trong phát triển kinh tế sau khi đã khai thác hết các nguồn thủy điện. Đây là thời kỳ phát triển mạnh kinh tế, nhu cầu điện năng rất cao. Khi nào đất nước giàu có hơn mới có thể nghĩ đến việc phát triển các dạng năng lượng khác như điện tái tạo và mới bắt đầu hạn chế sự phát triển nhiệt điện than”, PGS. TS. Trương Duy Nghĩa nói. Tuy nhiên ông Nghĩa cũng thừa nhận, nhiệt điện than sẽ sử dụng nguồn nhiên liệu rất lớn để sản xuất điện, có thể phát thải ra môi trường nếu xử lý không tốt... Cũng theo nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyễn Mạnh Hiến, theo Quy hoạch điện 7 hiệu chỉnh Chính phủ đã phê duyệt thì nguồn nhiệt điện than đến năm 2025 vẫn ở mức 55% và năm 2030 ở mức 53%. Bởi rất khó để có thể tìm nguồn khác thay thế một cách hợp lý. Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng sạch nhưng cũng có rất nhiều nhược điểm. Điều này có thể kể đến như: hệ số công suất thấp, chỉ từ 20 - 30% trong khi nhiệt điện là 70 - 80%. Chi phí đầu tư cao hơn nhiều so với nhiệt điện than. Đặc biệt là năng lượng tái tạo phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, địa điểm... nên không thể điều chỉnh được theo yêu cầu. Đó là chưa kể đến sự phức tạp trong việc đấu nối lưới điện, quỹ đất, đầu tư các trạm biến áp, đường dây truyền tải lớn... Do đó, chỉ có thể coi đây là nguồn bổ trợ mà không thể thay thế được nguồn nhiệt điện than. Đầu tư nhiệt điện khí cũng vậy, sắp tới Việt Nam sẽ phải nhập khẩu khí hóa lỏng, vậy liên quan đến luồng tàu, hầm chứa, bảo quản... giá thành đắt hơn giá nhiệt điện than. “Vì thế trong thời gian tới, nhiệt điện than vẫn đảm bảo phụ tải nền cho biểu đồ phụ tải tiêu thụ điện quốc gia, cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ điện công nghiệp. Các nhà máy nhiệt điện than với thời gian và chi phí đầu tư hợp lý đang là nguồn phù hợp với mô hình phát triển kinh tế của các quốc gia đang phát triển”, ông Nguyễn Mạnh Hiến nhận định. Theo mục tiêu đề ra đến năm 2020, Việt Nam phải có 265 tỷ kWh điện, đến năm 2030 phải có 570 tỷ kWh điện. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam mới có trên 170 tỷ kWh điện, vì vậy, áp lực để cân đối nguồn điện sẽ là rất lớn.Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Trần Viết Ngãi cho rằng, thủy điện đã khai thác gần hết, năng lượng tái tạo chỉ có thể là năng lượng phụ trợ, nhiệt điện khí còn đắt đỏ. Do đó, nên cân nhắc việc tăng cường đầu tư nhiệt điện than, để đáp ứng nhu cầu điện, phát triển công nghiệp của đất nước.
Rõ ràng, trong thời gian ngắn tới đây, để giảm tỷ lệ nhiệt điện than là không hề đơn giản, sẽ rất khó tìm nguồn điện thay thế một cách hợp lý. Nhưng Việt Nam với mức độ tăng trưởng tiêu thụ điện cao, ngoài việc phát triển điện than thì cần nâng công suất của các nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo, vì đây sẽ là yếu tố vừa đảm bảo cung ứng điện, vừa giảm thiểu tác hại tới môi trường.../. Bài 2: Công nghệ của Việt Nam ở đâu trên thế giới?Xem thêm:
>>Phát triển năng lượng gắn với bảo vệ môi trường
>>Đánh giá tác động môi trường khi xây dựng nhà máy nhiệt điện than
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
PVN triển khai giải pháp đồng bộ đưa Nhiệt điện Thái Bình 2 về đích
16:10' - 31/08/2018
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đang tập trung triển khai các giải pháp đồng bộ đưa dự án Nhiệt điện (NMNĐ) Thái Bình 2 về đích.
-
DN cần biết
Sớm ban hành tiêu chuẩn xử lý tro, xỉ nhà máy nhiệt điện
13:00' - 23/08/2018
Để giải quyết tình trạng tro, xỉ tại bãi thải của các Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, tỉnh Bình Thuận kiến nghị Trung ương sớm ban hành tiêu chuẩn xử lý tro, xỉ nhằm hạn chế thấp nhất ô nhiễm môi trường.
-
Chuyển động DN
Nhiệt điện Sông Hậu 1 lắp đặt thành công máy phát tổ máy số 2
20:17' - 30/07/2018
Chiều tối 30/7, máy phát của tổ máy số 2, Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 đã được lắp đặt thành công vào vị trí.
-
Doanh nghiệp
Tổ máy số 2 Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 sẽ đi vào hoạt động trước thời hạn 6 tháng
14:52' - 26/07/2018
Theo dự kiến, tổ máy số 2 của Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 sẽ được đưa vào vận hành thương mại vào cuối năm nay, sớm hơn 6 tháng so với tiến độ mà chủ đầu tư đã cam kết với Chính phủ Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Bình Thuận: Yêu cầu Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 tạm dừng vận hành thử nghiệm
21:03' - 25/07/2018
Bình Thuận đã có công văn gửi các sở, ngành và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện lực Vĩnh Tân 1, yêu cầu tạm dừng việc vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Nhu cầu nội địa yếu gây áp lực lên doanh nghiệp
15:27'
BoK vừa công bố, chỉ số tâm lý kinh doanh tổng hợp (CBSI) của nước này đã xấu đi vào tháng 11/2024 trong bối cảnh ngày càng nhiều lo ngại về đà tăng trưởng yếu do nhu cầu trong nước suy giảm.
-
Doanh nghiệp
Giải đáp vướng mắc trong kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu
14:30'
Lĩnh vực hải quan luôn nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp vì đây là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại quốc tế, đảm bảo an ninh kinh tế, góp phần phát triển đất nước.
-
Doanh nghiệp
Khởi công xây dựng nhà máy amoniac xanh lớn nhất thế giới
08:02'
Với khoản đầu tư khoảng 4,4 tỷ riyal Qatar, tương đương 1,2 tỷ USD, dự án này được phát triển thông qua sự hợp tác giữa tập đoàn QatarEnergy và công ty phân bón Qatar (QFC).
-
Doanh nghiệp
Petrovietnam: “Một đội ngũ – Một mục tiêu” cho ngọn lửa năng lượng quốc gia luôn rực sáng
07:36'
Ngày 27/11/1961, Đoàn thăm dò dầu lửa 36 được thành lập, đánh dấu sự ra đời của ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam. Trải qua 63 năm phát triển, ngành Dầu khí đã thành một trụ cột kinh tế quan trọng.
-
Doanh nghiệp
VinFast có doanh số bán ô tô tăng 115% và doanh thu tăng hơn 49%
21:09' - 26/11/2024
Trong quý 3, VinFast đã bàn giao tổng cộng 21.912 xe điện, tăng 66% so với quý 2 và tăng 115% so với cùng kỳ năm 2023.
-
Doanh nghiệp
Canada khởi xướng điều tra chống lẩn tránh với sản phẩm sơ mi rơ moóc nhập khẩu từ Việt Nam
19:25' - 26/11/2024
Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA) thông báo khởi xướng điều tra chống lẩn tránh đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc nhập khẩu từ Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
"Đại gia" Mỹ chi 2 tỷ USD cho trung tâm dữ liệu tại Nhật Bản
09:16' - 26/11/2024
Nhà cung cấp phần mềm kinh doanh của Mỹ - ServiceNow có kế hoạch đầu tư 2 tỷ USD vào Nhật Bản trong vài năm tới để mở rộng hoạt động trung tâm dữ liệu và văn phòng tại địa phương.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận của các công ty bảo hiểm Hàn Quốc tăng mạnh
08:04' - 26/11/2024
Các công ty bảo hiểm tại Hàn Quốc đã chứng kiến lợi nhuận ròng kết hợp tăng vọt 13% trong 9 tháng tính từ đầu năm nay nhờ doanh số bán hàng và lợi nhuận đầu tư tăng do lãi suất cao.
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn dầu khí Total tạm ngừng đầu tư vào Adani
07:55' - 26/11/2024
Tập đoàn dầu khí Total đã tuyên bố sẽ tạm dừng mọi khoản đầu tư mới đối với Tập đoàn Adani, Ấn Độ cho đến khi các cáo buộc hối lộ và gian lận của ban lãnh đạo Tập đoàn này được làm rõ.