Phát triển nông nghiệp 4.0: Lựa chọn công nghệ cho phù hợp
Tuy nhiên, để sản xuất nông nghiệp ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có hiệu quả và bền vững các địa phương cần xét vào nhu cầu và điều kiện sẵn có để lựa chọn và ứng dụng công nghệ phù hợp để phát huy thế mạnh.
Thực tế, trong thời gian qua, các địa phương vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đã đưa ra các mục tiêu, nội dung và kế hoạch cụ thể nên sản xuất nông nghiệp ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; trong đó, có sự đóng góp rất lớn của khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp. Song song đó, nhiều chương trình, dự án từ Trung ương tới các địa phương đã có những nguồn kinh phí hỗ trợ việc nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và thực tế sản xuất. Do đó, năng suất, sản lượng và chất lượng cấy trồng, vật nuôi liên tục tăng; các mô hình ứng dụng công nghệ nghệ mới trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản đã giúp tăng hiệu quả kinh tế từ 10 - 30%.Ngoài ra, thông qua các lớp đào tạo, tập huấn và tham quan mô hình trình diễn đã góp phần thay đổi được tập quán canh tác của người dân và nâng cao năng suất lao đọng, hiệu quả kinh tế và môi trường nông thôn.
Đồng thời, nhờ áp dụng các giống mới và ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất các địa phương vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đã nhanh chóng gia tăng diện tích trồng các giống mới có năng suất, chất lượng cao, tính chống chịu tốt; mở rộng quy mô chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Do vậy, hiện nay các địa phương tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ không những chỉ đảm bảo được an ninh lương thực và thực phẩm mà còn có sản phẩm hàng hóa để giao thương trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Đến nay, tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đã và đang hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa có quy mô lớn phục vụ chế biến, tiêu thụ trong vùng, trong nước và xuất khẩu như: thanh long của Bình Thuận; nho, táo, măng tây, rau củ của Ninh Thuận; xoài của Khánh Hòa; lúa gạo ở Bình Thuận, Bình Định, Phú Yên và Quảng Nam; lúa giống ở Bình Định, Quảng Ngãi và Quảng Nam; tỏi Lý Sơn của Quảng Ngãi; lợn và gà ở Bình Định; giống cây lâm nghiệp ở Bình Định và Quảng Ngãi; lạc của Bình Định và Quảng Nam; sản phẩm từ nuôi trồng thủy sản Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hòa và Phú Yên; thương hiệu tôm giống của Ninh Thuận. Tuy nhiên, PGS TS Trịnh Khắc Quang, Ban Chủ nhiệm Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới, cũng ra các hạn chế của vùng trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Cụ thể, chủ trương, chính sách hỗ trợ đầu tư ở các địa phương chủ yếu hướng vào chỉ tiêu nâng cao năng suất và sản lượng và tập trung chủ yếu vào nghiên cứu chọn tạo giống ít chú trọng đến nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật canh tác. Bên cạnh đó, mức đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh nông nghiệp ở các địa phương vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều hạn chế nên việc thực hiện các lớp đào tạo, tập huấn và xây dựng mô hình trình diễn để người dân học tập và thăm quan còn hạn chế; Chưa có những chính sách rằng buộc các mối liên kết 4 nhà để phát huy hết khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp có hiệu quả. Đáng chú ý, nhiều mô hình ứng dụng khoa học công nghệ đã mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng đầu ra cho sản phẩm khó khăn nên việc mở rộng quy mô sản xuất bị hạn chế. Hay như việc các nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp cơ bản mới chỉ dừng lại ở khâu năng suất và chất lượng, chưa thật sự chú trọng đến khâu sau thu hoạch và chế biến nông sản. Do vậy, với điều kiện bảo quản phân tán trong dân, công nghệ lạc hậu dẫn đến chất lượng nông sản ngày càng giảm dần. Ngoài ra, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp gặp khó khăn trong việc đầu tư nghiên cứu, tiếp cận, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Cụ thể, để đầu tư nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, đòi hỏi đầu tư một lượng vốn rất lớn, trong khi đó, các doanh nhiệp trong lĩnh vực nông nghiệp phần lớn có quy mô nhỏ, khó tiếp cận được nguồn vốn lớn, dài hạn và lãi suất thấp. Do đó, ông Trịnh Khắc Quang cho rằng, các địa phương cần phải xác định nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là hướng đi trong thời gian tới. Đồng thời, cần tuyên truyền để thay đổi nhận thức của người dân về nền nông nghiệp hiện đại trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ thay thế nền nông nghiệp truyền thống, góp phần tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, thu hút nhiều tổ chức, cá nhân đầu tư áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, sử dụng tài nguyên một cách hợp lý. Đồng thời, để ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất nông nghiệp ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có hiệu quả, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới ngành nông nghiệp ở các địa phương trong vùng cần phải có những giải pháp đồng bộ; trong đó, tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật và tổ chức lại sản xuất, ứng dụng sâu rộng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, thông tin vào sản xuất, quản lý nông nghiệp. Đặc biệt, các địa phương cần quy hoạch vùng sản xuất cho từng đối tượng (cây trồng, vật nuôi), phù hợp với từng điều kiện sinh thái và lựa chọn tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể. Song song đó, việc xúc tiếng thương mại, hỗ trợ tạo sự liên kết thương mại giữa người sản xuất và kinh doanh là rất cần thiết.Vì khi ứng dụng khoa học công nghệ cao vào thực tế sản xuất sẽ là đầu tư thâm canh, năng suất cao, sản lượng tạo ra nhiều hơn, nên việc liên kết đối với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu sẽ nâng cao giá trị của nông sản phẩm.
Ngoài ra, tuyên truyền, thương mại hóa sản phẩm cũng cần được quan tâm duy trì thường xuyên là quan trọng góp phần nâng cao nhận thức của người dân, người sản xuất và cộng đồng về sản phẩm nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, góp phần đẩy sản phẩm nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao về đúng giá trị thực của nó, tránh sự đổ đồng với các sản phẩm nông nghiệp khác./. Xem thêm:>>Công nghệ 4.0 mở ra tiềm năng phát triển mới cho ngành chế biến nông sản
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tôn vinh 75 thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam 2019
19:00' - 25/08/2019
Chiều 25/8, Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lễ tôn vinh thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam 2019; doanh nhân, doanh nghiệp vì sự phát triển nông nghiệp, nông thôn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết luận thanh tra tại Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam
17:30' - 17/05/2019
Bộ Công Thương vừa chính thức công bố kết luận thanh tra về việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản; tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ; tổ chức cán bộ tại VEAM.
-
Hàng hoá
CPTPP: Cơ hội và thách thức của nông nghiệp Việt Nam
14:56' - 15/01/2019
CPTPP vừa chính thức được thực thi đối với Việt Nam, điều này mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với nhiều lĩnh vực, ngành hàng của Việt Nam; trong đó có nông nghiệp.
-
Chứng khoán
Đấu giá bán cổ phần của CTCP Du lịch Thương mại Nông nghiệp Việt Nam
09:25' - 01/01/2019
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa thông báo đăng ký làm đại lý đấu giá bán cổ phần của CTCP Du lịch Thương mại Nông nghiệp Việt Nam do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam sở hữu.
-
Kinh tế & Xã hội
Các rào cản trong phát triển thị trường đất nông nghiệp Việt Nam
16:10' - 30/10/2018
Ngày 30/10, tại Hà Nội, Viện Chính sách & Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức hội thảo "Các rào cản thể chế ảnh hưởng tới sự phát triển của thị trường đất nông nghiệp Việt Nam".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Yên Bái trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khu công nghiệp hơn 2.000 tỷ đồng
21:41' - 29/11/2024
Tỉnh Yên Bái đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Trấn Yên (giai đoạn 1) cho Tổng Công ty Viglacera – CTCP.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện mua sắm Hà Nội đêm không ngủ thu hút 200 doanh nghiệp tham gia
21:38' - 29/11/2024
Sự kiện thu hút hơn 200 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia và gần 10 địa điểm siêu thị, trung tâm thương mại lớn của các Tập đoàn bán lẻ, hệ thống phân phối, kinh doanh thương mại .
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024
21:23' - 29/11/2024
Trong không khí mua sắm trực tuyến sôi động vào dịp cuối năm, Bộ Công Thương cũng khuyến khích doanh nghiệp Việt, thương hiệu hàng Việt tham gia mạnh mẽ hơn vào thị trường thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác quốc tế trong đào tạo nhân lực ngành bán dẫn cho Việt Nam
21:04' - 29/11/2024
Biên bản ghi nhớ giữa hai bên đề xuất hàng loạt sáng kiến nhằm củng cố hệ sinh thái bán dẫn của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Một số quy định mới liên quan đến đất đai chưa “khớp” với hoạt động ngân hàng
21:00' - 29/11/2024
Mặc dù đã được lấy ý kiến góp ý, bổ sung và tiếp thu, tuy nhiên vẫn còn nhiều nội dung mà 3 bộ luật mới liên quan đến vấn đề đất đai vẫn chưa “khớp” với Luật các Tổ chức tín dụng.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2025, Đồng bằng sông Cửu Long bảo đảm cấp nước cho sản xuất nông nghiệp lên 90%
19:37' - 29/11/2024
Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ hướng tới mục tiêu tăng tần suất bảo đảm cấp nước lên 90% vào năm 2025 mà còn tiến xa hơn trong việc xây dựng một vùng nông nghiệp bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo thuận lợi cho việc phân cấp, phân quyền
19:06' - 29/11/2024
Chiều 29/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Con đường dẫn đến tương lai thu nhập cao
18:51' - 29/11/2024
Theo chuyên gia, Việt Nam cần giải quyết những điểm nghẽn về hạ tầng, nguồn nhân lực và tăng cường chuyển đổi xanh để duy trì sức hút đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Top 10 công ty uy tín ngành logistics năm 2024
17:46' - 29/11/2024
Khảo sát của Vietnam Report cho thấy cộng đồng doanh nghiệp logistics lạc quan về triển vọng năm 2025, tiếp tục đà phục hồi trong năm 2024.