Giải pháp công nghệ cho sản xuất dâu, tằm, tơ xuất khẩu
Nội dung quan trọng được các đại biểu tập trung thảo luận như: thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển sản xuất dâu tằm bền vững tại Việt Nam; đồng thời giới thiệu một số mô hình trồng dâu nuôi tằm hiệu quả, bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Nông...
Hiện nay, một số nghiên cứu để lai tạo các giống lưỡng hệ kén trắng Việt Nam có độ ổn định chưa cao, chất lượng tơ còn thấp, tỷ lệ lên tơ tự nhiên thấp. Các giống đa hệ của Việt Nam cho chất lượng tơ thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành sản xuất dâu tằm tơ.Trong khi đó, nhu cầu nuôi tằm lưỡng hệ là rất lớn, đa số các giống tằm lưỡng hệ kén trắng (cho chất lượng tơ tốt và năng suất cao) đều đang được nhập tiểu ngạch từ Trung Quốc (chủ yếu là giống LQ2), không được kiểm tra chất lượng và kiểm soát dịch bệnh dẫn tới rủi ro cao cho người sản xuất.
Ngoài ra, việc nhập khẩu chính ngạch giống tằm từ Trung Quốc vào Việt Nam để đảm bảo chất lượng trứng giống vẫn đang trong giai đoạn đàm phán và xúc tiến thương mại, chưa được phía Trung Quốc chấp thuận; đã nhiều năm qua không có chương trình đào tạo đại học về dâu, tằm.
Theo ông Lê Quang Tú, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dâu Tằm Tơ Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 20.000 hộ trồng dâu nuôi tằm, 250 cơ sở nuôi tằm con, mỗi năm nhu cầu trứng giống tằm cần khoảng từ 500.000 đến 600.000 hộp.Tuy nhiên, do chất lượng tằm con chưa được tốt, người nuôi tằm chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính nên vẫn còn tình trạng cho tằm ăn dâu ướt, dâu không đúng tuổi tằm. Nhiều hộ nuôi quá dày và không có biện pháp hữu hiệu để giảm nhiệt độ, ẩm độ khi nuôi khiến tằm con chết, còi cọc làm giảm chất lượng kén.
Trong tất cả các giải pháp, khoa học công nghệ là giải pháp then chốt. Thực tế đã chứng minh trong những năm qua và hiệu quả là ngành dâu tằm tơ đã được nâng lên rõ rệt. Cụ thể là giống dâu cao sản đặc biệt những biện pháp canh tác dâu, khâu nuôi tằm hai giai đoạn. Nâng cao được chất lượng tơ thì hiệu quả kinh tế của người trồng dâu nuôi tằm mới được nâng cao, ông Lê Quang Tú nói. Nhiều đại biểu cũng quan tâm đến giải pháp liên kết chuỗi trong sản xuất dâu, tằm, tơ xuất khẩu. Bà Nguyễn Thị Bình, một trồng dâu nuôi tằm tại xã Đam B'ri, thành phố Bảo Lộc kiến nghị: “Chúng tôi chỉ muốn làm sao giữa con tằm và tơ được liên kết với nhau, để chúng tôi chăn tằm có hiệu quả. Mong sao nhà nước có chính sách để giúp đỡ người nuôi tằm làm ăn có hiệu quả hơn”. Theo ông Nguyễn Đức Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trước tình hình các hộ trồng dâu nuôi tằm đang gặp khó khăn vì nguồn trứng giống tằm lưỡng hệ kén trắng năng suất cao khan hiếm. Đơn vị sẽ đề nghị Bộ làm việc với các cơ quan chức năng như Tổng cục Hải quan, Quản lý thị trường và các cơ quan kiểm dịch cho thông quan và vận chuyển đến nơi sản xuất cho người dân.Theo Cục Chăn nuôi, hiện nay, cả nước có 32 tỉnh phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm với 10.500 ha dâu; trong đó vùng Tây Nguyên chiếm 73%. Năng suất dâu đạt từ 35 - 40 tấn/ha. Năm 2018, cả nước sản xuất đạt gần 8.300 tấn kén các loại. Năm 2019, sản lượng kén ước tính là 9.200 tấn, tăng 10,7% so với năm 2018.Hiện sản lượng tơ tằm của Việt Nam đứng thứ 5 thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ, Uzbekistan và Thái Lan. Mặc dù có sự gia tăng về sản lượng tơ tằm nhưng mỗi năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu hàng nghìn tấn tơ từ Trung Quốc và Brazil để gia công xuất khẩu. Khoảng 90% giống tằm lưỡng hệ kén trắng cho chất lượng tơ cao đến nay nước ta vẫn phải nhập khẩu từ Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 xảy ra, việc nhập giống tằm gặp khó khăn, khiến cho người trồng dâu, nuôi tằm thiệt hại lớn./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Trồng dâu nuôi tằm giúp đồng bào vùng sâu ổn định kinh tế
07:53' - 28/09/2020
Mô hình trồng dâu nuôi tằm đang giúp nhiều hộ dân ở xã vùng sâu, vùng xa Đăng Hà, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước vượt lên cơn “khủng hoảng” về giá, ổn định đời sống kinh tế.
-
Kinh tế tổng hợp
Thực hiện 6 chương trình khuyến nông giai đoạn 2020-2025
08:00' - 26/08/2020
Trong năm 2020 và giai đoạn 2021-2025, ngành nông nghiệp Cần Thơ sẽ thực hiện 6 chương trình khuyến nông.
-
Đời sống
Thăm làng nghề hơn 400 năm tuổi lụa tơ tằm Mã Châu
07:30' - 18/05/2020
Kể từ khi xuất hiện cách đây khoảng 400 năm, lụa tơ tằm Mã Châu đã nức tiếng khắp nơi bởi sự tinh tế trong hoa văn và sự phối màu hài hòa của người thợ dệt.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 68 tỷ đồng triển khai các mô hình khuyến nông
13:49' - 20/04/2020
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2011 - 2019, toàn tỉnh triển khai 158 mô hình/dự án khuyến nông với tổng vốn hơn 67,7 tỷ đồng tới 66.228 hộ nông dân tham gia.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Lotte Mart triển khai chương trình siêu khuyến mãi, giảm giá tới 50% nhiều sản phẩm
10:54'
Đây là chương trình khuyến mãi lớn lần đầu tiên có mặt tại Lotte Mart với hơn 6.000 mặt hàng giảm giá mạnh lên đến 50%.
-
Thị trường
Tiếp nhận hồ sơ rà soát cuối kỳ chống bán phá giá sợi dài từ polyester
21:05' - 02/07/2025
Thời hạn Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ chậm nhất là ngày 31 tháng 7 năm 2025
-
Thị trường
Trang sức trở thành điểm sáng trên thị trường hàng xa xỉ Mỹ
14:28' - 02/07/2025
Chi tiêu cho trang sức xa xỉ trong tháng Năm đã tăng vọt 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Thị trường
Chi tiết mức chiết khấu xăng dầu của doanh nghiệp đầu mối
20:07' - 01/07/2025
Bộ Công Thương cho biết: Từ những tín hiệu tích cực trong đàm phán Trung Đông, nguy cơ thiếu hụt nguồn cung xăng dầu giảm, do vậy mức chiết khấu của doanh nghiệp đầu mối tăng trở lại.
-
Thị trường
Kiên Giang mở lối tiêu thụ OCOP: Đa kênh, đa thị trường
21:01' - 30/06/2025
Kiên Giang hỗ trợ các chủ thể sản xuất OCOP tham gia các hội chợ, sự kiện quảng bá, xúc tiến du lịch; tăng cường hướng dẫn và khuyến khích các chủ thể OCOP đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử.
-
Thị trường
6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%
15:35' - 30/06/2025
Các nhóm mặt hàng tiếp tục đà tăng trưởng là cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chăn nuôi, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ.
-
Thị trường
“Lá chắn kép” cho an toàn thực phẩm
10:12' - 30/06/2025
Một con tem QR nhỏ trên miếng thịt trong siêu thị ở Tokyo hay Seoul có thể dẫn người tiêu dùng lần ngược lại hành trình từ trang trại, cơ sở giết mổ, đến kết quả kiểm nghiệm vi sinh và hóa chất.
-
Thị trường
Giá lúa tăng nhẹ khi giao dịch trầm lắng, nguồn cung cao
10:49' - 29/06/2025
Trong tuần qua, giá một số loại lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long nhích nhẹ. Trong khi đó, hoạt động giao dịch vẫn trầm lắng và nguồn cung cao vẫn là sức ép với gạo Việt Nam.
-
Thị trường
Thuế cao không cản nổi cơn khát gạo của Nhật Bản
07:30' - 29/06/2025
Theo dữ liệu của Chính phủ Nhật Bản, để ứng phó với giá gạo trong nước leo thang, lượng gạo nhập khẩu vào Nhật Bản trong tháng 5/2025 đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 10.000 tấn.