Phát triển thị trường tài chính xanh
Đây được coi là kênh dẫn vốn quan trọng cho doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững. Tài chính xanh cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.
Với cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 năm 2050, giảm phát thải khí methane vào năm 2030, nhu cầu đầu tư của Việt Nam vào các dự án giảm thiểu tác động đến môi trường đang ngày càng lớn. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam cần đầu tư thêm khoảng 368 tỷ USD cho đến năm 2040, tương đương 6,8% GDP mỗi năm khi theo đuổi lộ trình phát triển kết hợp khả năng chống chịu và phát thải ròng bằng “0”.
Do đó, để thúc đẩy tài chính xanh phát triển, Việt Nam từng bước hoàn thiện khung pháp lý về tài chính xanh từ sớm. Cách đây 10 năm (vào năm 2014), Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 - 2020.Đến năm 2021, Chính phủ ban hành phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, với mục tiêu tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.
Các văn bản quy phạm pháp luật của ngành về tài chính xanh từng bước được hoàn thiện, quy định về nhiều loại công cụ như trái phiếu xanh, cổ phiếu xanh, tín dụng xanh..., tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động nguồn vốn xanh trong nước và quốc tế.
Theo đó, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng một số nghị định, thông tư khuyến khích phát triển tài chính xanh, để tài chính xanh thật sự là kênh dẫn vốn và điều tiết nguồn lực cho phát triển xanh, phát triển bền vững. Chính sách huy động cả từ khu vực tài chính công, các định chế tài chính lớn cũng như từ khu vực tư, các tổ chức tài chính vi mô. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã khẳng định: Với tinh thần quyết tâm sẵn sàng đóng góp tích cực, trách nhiệm vào những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế, Việt Nam coi thúc đẩy tăng trưởng xanh là một nhiệm vụ then chốt của quốc gia để kiến tạo một không gian phát triển bền vững… Bên cạnh nguồn lực công, Việt Nam đã huy động được nguồn lực từ khu vực tư nhân, các tổ chức quốc tế, thông qua việc hình thành và phát triển thị trường tài chính xanh. Đến nay, thị trường tài chính xanh tại Việt Nam đã định hình nền tảng và phát triển với 3 cấu phần, gồm: thị trường tín dụng xanh, thị trường cổ phiếu xanh và trái phiếu xanh. Bộ Tài chính đã phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện khung khổ pháp lý về trái phiếu xanh.Trên thị trường có các sản phẩm trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương phục vụ cho các dự án, công trình xanh như: thủy lợi, bảo vệ môi trường, điện gió, năng lượng mặt trời. Theo thống kê, từ năm 2019-2023, Việt Nam đã phát hành trái phiếu xanh được 1,157 tỷ USD
Về cổ phiếu xanh, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước phối hợp với IFC, Tổ chức Sáng kiến báo cáo toàn cầu (GRI), HNX và HOSE đã triển khai nhiều chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho các công ty niêm yết về công bố các thông tin ESG, công bố Sổ tay hướng dẫn thực hiện báo cáo ESG cho các doanh nghiệp niêm yết. Theo bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước), giai đoạn 2017-2022, dư nợ cấp tín dụng của hệ thống đối với các lĩnh vực xanh có mức tăng trưởng dư nợ bình quân đạt hơn 23%/năm. Tính đến 30/9/2023, dư nợ cấp tín dụng xanh đạt hơn 564 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 4,4% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.Trong số 12 lĩnh vực xanh Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn các tổ chức tín dụng cho vay, dư nợ tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (chiếm gần 45%) và nông nghiệp xanh (hơn 30%).
Các tổ chức tín dụng đã tăng cường đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng với dư nợ được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đạt khoảng 2,67 triệu tỷ đồng, chiếm hơn 21%/tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế. Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược về tăng trưởng xanh, nhưng đến nay, các ngân hàng cho vay trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn hạn chế và trái phiếu xanh tại Việt Nam chưa có nhiều. Điều này cho thấy, vấn đề tài chính xanh, trái phiếu xanh vẫn còn mới mẻ ở Việt Nam.Với vai trò chủ lực cung ứng vốn và dịch vụ tài chính cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, Agribank cam kết triển khai tiêu chí môi trường đồng bộ trong toàn bộ hoạt động của Agribank, góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh, quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng.
Trong nhiều năm qua, Agribank đã và đang tập trung ưu tiên nguồn vốn, mở rộng cho vay có hiệu quả các dự án, chương trình phát triển sản xuất, kinh doanh, nhất là các chương trình, dự án tạo ra giá trị tăng thêm, năng lượng sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Từ năm 2016, Agribank đã bắt đầu triển khai chương trình tín dụng ưu đãi phục vụ “nông nghiệp sạch” với quy mô vốn tối thiểu 50 nghìn tỷ đồng dành cho đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chủ trang trại... tham gia các khâu trong chuỗi sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn, quy mô lớn với lãi suất cho vay giảm từ 0,5%/năm đến 1,5%/năm so với lãi suất ưu đãi cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo quy định hiện hành.
Với những hoạt động đã và đang triển khai, dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực xanh của Agribank có sự tăng trưởng ổn định qua từng năm, tỷ trọng tài trợ dự án xanh trong tổng dư nợ tín dụng của Agribank tăng từ 0,9% năm 2020 lên 1,8% năm 2023.
Tính đến 31/12/2023, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực xanh tại Agribank đạt 28.277 tỷ đồng, với 42.883 khách hàng còn dư nợ. Trong đó, dư nợ lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch đạt 14.939 tỷ đồng, chiếm 53% tổng dư nợ tín dụng xanh, tiếp đến là lĩnh vực lâm nghiệp bền vững đạt 6.926 tỷ đồng, chiếm 24% tổng dư nợ tín dụng xanh; thứ ba là lĩnh vực nông nghiệp xanh với dư nợ 6.175 tỷ đồng, chiếm 22% tổng dư nợ tín dụng xanh.
Xét về số lượng khách hàng vay vốn, lĩnh vực lâm nghiệp bền vững chiếm tỷ lệ cao nhất với 99% tổng số khách hàng (41.909 khách hàng), giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, các dự án cho vay với giá trị lớn chủ yếu lại thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch.
Agribank đã và đang triển khai nhiều chương trình, hoạt động thiết thực gắn với thông điệp “Vì tương lai xanh” - mục tiêu xuyên suốt từ nhận thức đến hành động của gần 40.000 người lao động trong toàn hệ thống, có thể kể đến: “Agribank - Một triệu cây xanh, thêm cây thêm sự sống”; xây dựng và thực hiện các dự án bám sát chương trình “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon” do Thủ tướng Chính phủ và Liên hợp quốc phát động; các đơn vị trong hệ thống Agribank từng bước sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường trong các hoạt động chung...
Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, tính thanh khoản trên thị trường tài chính xanh Việt Nam còn khá thấp, nhiều nhà đầu tư chưa quan tâm tới sản phẩm này. Chính vì thiếu nhà đầu tư có tổ chức tham gia trên tất cả các mảng thị trường tín dụng, cổ phiếu và trái phiếu xanh dẫn đến thị trường thiếu sự chuyên nghiệp và không hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế. Bên cạnh đó, nguồn cung của thị trường còn hạn chế do thiếu các dự án xanh và chưa có nhiều tổ chức phát hành.
Để phát triển tài chính xanh, theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam cần xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn chứng khoán xanh, tín dụng xanh thống nhất áp dụng trên toàn thị trường. Các doanh nghiệp cần có chiến lược trong việc xanh hoá hoạt động kinh doanh; đổi mới công nghệ theo hướng công nghệ xanh và tăng cường trách nhiệm xã hội. Dù điều kiện ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn nhưng theo Bộ Tài chính, chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường hàng năm được bố trí đảm bảo năm sau cao hơn năm trước. Bình quân 5 năm trở lại đây, chi ngân sách nhà nước bố trí cho sự nghiệp môi trường đạt trên 21 nghìn tỷ đồng/năm. Dự toán chi đầu tư cho sự nghiệp môi trường giai đoạn 2021-2025 được bố trí ở mức khoảng 23,5 nghìn tỷ đồng. Thời gian tới, Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan xây dựng quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục phân loại xanh, theo nhiệm vụ được giao tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Từ đó, làm căn cứ để các chủ thể phát hành lựa chọn dự án xanh để sử dụng vốn từ trái phiếu xanh. Cùng với đó, hệ thống văn bản, chính sách pháp luật của Việt Nam từng bước được hoàn thiện, quy định về các sản phẩm tài chính xanh như: trái phiếu xanh, cổ phiếu xanh, tín dụng xanh, cũng như các chính sách ưu đãi đối với tài chính xanh. Đặc biệt, trong đó có chính sách ưu đãi đối với các chủ thể phát hành và nhà đầu tư trái phiếu xanh như được hưởng ưu đãi giảm về giá dịch vụ chứng khoán.- Từ khóa :
- agribank
- tài chính xanh
- vốn xanh
- kinh tế xanh
- nguồn vốn xanh
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Livestream quảng bá sản phẩm nông nghiệp xanh
16:02' - 04/04/2024
Sáng 4/4, phiên livestream quảng bá các sản phẩm nông nghiệp xanh, sản phẩm OCOP, điểm đến du lịch nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu đã được tổ chức.
-
Ngân hàng
OCB và IFC ký kết thỏa thuận tư vấn chuyển đổi ngân hàng xanh
07:50' - 04/04/2024
IFC với sự hỗ trợ của chính phủ Australia và Thụy Sỹ, sẽ hỗ trợ OCB thực hiện hành trình chuyển đổi xanh, đồng thời tăng cường năng lực dịch vụ ngân hàng số dành cho các doanh nghiệp SME và bán lẻ.
-
Bất động sản
Vay thế chấp xanh - lối ra cho thị trường bất động sản
07:37' - 04/04/2024
Ngân hàng Tiết kiệm (Sberbank) - ngân hàng lớn nhất của Nga đã bắt đầu tiếp nhận đơn đăng ký chương trình vay tiền mua căn hộ ở các tòa nhà ở đáp ứng tiêu chuẩn xây dựng xanh - “Vay thế chấp xanh”.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Indonesia nhận được 7,4 tỷ USD cam kết đầu tư mới từ Trung Quốc
07:52'
Theo kế hoạch năm 2024, Bộ Đầu tư và Hạ nguồn Indonesia được giao mục tiêu thu hút đầu tư trị giá 1,65 triệu tỷ Rupiah (khoảng 101,6 tỷ USD).
-
Tài chính
Ngân sách Giáng sinh của người tiêu dùng Nhật Bản giảm 27%
08:09' - 21/12/2024
Ngân sách trung bình của người tiêu dùng Nhật Bản vào dịp Giáng sinh năm nay là 16.329 yen, giảm 27,7% với năm ngoái vì nhiều người muốn tiết kiệm tiền, công ty nghiên cứu Intage của Tokyo cho biết.
-
Tài chính
Tp. Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
12:45' - 20/12/2024
Ngày 20/12, Cục Thuế Tp. Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị tuyên dương 136 doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2023.
-
Tài chính
Chống thất thu thuế trong kinh doanh thương mại điện tử
12:41' - 20/12/2024
Năm 2025, tỉnh Tuyên Quang phấn đấu doanh thu trao đổi qua thương mại điện tử chiếm 10% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng; 35% dân số của tỉnh tham gia mua sắm trực tuyến.
-
Tài chính
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Kho bạc Nhà nước sửa đổi văn bản theo bộ máy mới
11:52' - 20/12/2024
Bộ trưởng yêu cầu toàn ngành quyết liệt, khẩn trương triển khai sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy theo đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước, Bộ Tài chính.
-
Tài chính
Đồng euro rơi xuống mức thấp nhất hai năm sau khi Fed tăng lãi suất
10:56' - 20/12/2024
Đồng euro đã giảm mạnh so với đồng USD, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2022, sau khi Fed cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong năm nay và dự báo sẽ giảm chu kỳ nới lỏng lãi suất trong năm 2025.
-
Tài chính
Hàn Quốc: Hệ lụy từ đồng won mất giá
08:53' - 20/12/2024
Trong phiên giao dịch ngày 19/12, tỷ giá hối đoái giữa đồng won của Hàn Quốc và đồng USD vượt quá 1.450 won/USD lần đầu tiên sau 15 năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2009.
-
Tài chính
Hà Nội chuyển đổi số toàn diện lĩnh vực thuế
14:23' - 19/12/2024
Cục Thuế Hà Nội cho biết đang rất khẩn trương để chuyển đổi số toàn diện các chức năng quản lý thuế, các quy trình thực hiện cũng như quản trị công việc nội bộ.
-
Tài chính
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Không để ngắt quãng công việc khi tinh gọn bộ máy ngành thuế
13:00' - 19/12/2024
Bộ trưởng nhấn mạnh: Bộ Tài chính xây dựng ngành thuế chuyên nghiệp, đảm bảo bộ máy mới đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không để ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường.