Phát triển thương mại miền núi: Tạo sự kết nối giúp thu hẹp khoảng cách vùng miền
Hội nghị nhằm tổng kết, chia sẻ các kinh nghiệm hoạt động trong thực hiện Chương trình thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015-2020 theo Quyết định 964/QĐ-TTg ngày 30/6/2015 của Thủ tướng chính phủ. Đồng thời đề xuất về phương hướng phát triển mới trong giai đoạn tiếp theo 2021-2025.
Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định, sau 5 năm triển khai, Chương trình đã đem lại những kết quả tích cực về sản xuất, phân phối và tiêu dùng tại những địa bàn khó khăn. Không chỉ kết nối và thu hút được các thương nhân, doanh nghiệp đầu tư, phát triển hoạt động thu mua, quảng bá sản phẩm hàng hóa nông, lâm thủy sản của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, mà thông qua tổ chức các hội nghị, hội thảo còn hình thành các chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hiện đại, bền vững. Chính vì vậy, nhiều đặc sản vùng, miền như xoài Sơn La, sâm Ngọc Linh, bơ sáp Đắk Lắk, cá hồi Sapa, rượu sim Phú Quốc... đã khai mở được đường vào hệ thống phân phối có uy tín trên cả nước và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, việc đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, chương trình đã nghiên cứu xây dựng và phát triển hệ thống chính sách, cơ chế thương mại đặc thù với một số huyện đảo, xã đảo; xây dựng, áp dụng và phát triển cơ chế “biên mậu trên biển” đối với một số huyện đảo, xã đảo. Cùng với đó, xây dựng mô hình phân phối đặc thù phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng tại một số địa bàn như Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi; huyện đảo Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; xây dựng cơ sở dữ liệu sản phẩm - ngành hàng có lợi thế tại các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và 35 bộ cẩm nang hồ sơ các mặt hàng có lợi thế cho 35 tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Đáng lưu ý, giai đoạn 2015-2020, chương trình cũng đào tạo nguồn nhân lực cho hơn 4.000 doanh nghiệp, hộ kinh doanh, tiểu thương hoạt động kinh doanh tại thị trường miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo... Mặt khác, chương trình cũng tăng cường thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông như: TTXVN, VOV1, VTV1, VTV5, Báo Công Thương…, xuất bản và phát hành trên 10 phim tài liệu, gần 80 phóng sự, và khoảng 2.600 các tin, bài cập nhật đầy đủ, thường xuyên các diễn biến, hoạt động thương mại diễn ra tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Bên cạnh đó, cũng đã xây dựng và duy trì chuyên trang thông tin về sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo tại website: www.sanphamvungmien.vn), xuất bản và phát hành ấn phẩm “Hàng hóa thương hiệu miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo Việt Nam” để giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa đối với các mặt hàng là lợi thế của các địa phương. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, những hoạt động đa dạng, phong phú, liên tục của chương trình trong 5 năm qua đã và đang phát huy hiệu quả trong phát triển hệ thống chính sách; đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ hàng hóa; đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, tiểu thương. Đồng thời, tăng cường năng lực cho công chức, viên chức của tỉnh, huyện, xã về phát triển thương mại miền núi vùng sâu, vùng xa và hải đảo... "Những thành tựu này có ý nghĩa rất quan trọng trong thực hiện mục tiêu tổng quát của chương trình là phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập của người dân, đảm bảo an ninh quốc phòng ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.Báo cáo tại hội nghị, bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, những năm qua, Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan cùng với các địa phương khu vực miền núi núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đã bước đầu triển khai chương trình tương đối hiệu quả và đạt được những kết quả nhất định.
Nhiều địa phương đã ban hành chính sách nhằm hỗ trợ, khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp hoạt động thương mại, phát triển sản phẩm, kết nối mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo công ăn việc làm, xóa đói, giảm nghèo và tăng thu nhập cho người dân. Bộ Công Thương đã nghiên cứu, xây dựng phát triển hệ thống chính sách, cơ chế thương mại đặc thù với một số huyện đảo, xã đảo làm cơ sở để xây dựng và phát triển hệ thống chính sách, pháp luật đặc thù về phát triển thương mại khu vực biển và hải đảo. Ngoài ra, Bộ Công Thương qua các năm cũng đã phối hợp và cấp kinh phí cho một số địa phương kết nối và thu hút được các thương nhân, doanh nghiệp đầu tư, phát triển hoạt động thu mua, quảng bá sản phẩm hàng hóa nông lâm thủy sản của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo thông qua tổ chức các hội nghị, hội thảo. Nhằm thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp nói chung và các sản phẩm thế mạnh của địa phương khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo nói riêng, bà Lê Việt Nga cho biết, nhiều địa phương đã ban hành và thực hiện các đề án, dự án liên kết tiêu thụ, phát triển các sản phẩm có thế mạnh của các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Thông qua các đề án, dự án đã giúp nâng cao hình ảnh, thương hiệu, chất lượng hàng hóa, đồng thời hình thành chuỗi liên kết tiêu thụ các sản phẩm nông sản ổn định, xây dựng thương hiệu và giá trị cho nông sản ở thị trường trong nước và quốc tế, từ đó giúp ổn định đời sống của những địa bàn còn nhiều khó khăn của địa phương. Đến nay, trên địa bàn các huyện miền núi của một số địa phương đã hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung, nhiều mô hình sản xuất hiệu quả cao, xây dựng và phát triển được một số thương hiệu nông sản hàng hóa được thị trường trong nước và quốc tế biết đến. Đặc biệt, Bộ Công Thương đã tiến hành rà soát, đánh giá xác định các mặt hàng có lợi thế, xây dựng bộ tiêu chí xác định các mặt hàng có lợi thế phát triển tại các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Tuy nhiên, bà Lê Việt Nga cũng chỉ ra những khó khăn từ việc kinh phí cấp từ ngân sách Trung ương cho thực hiện Chương trình còn rất thấp so với nguồn kinh phí đã được phê duyệt tại Quyết định 964/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2015 (mới cấp được khoảng 15% so với kinh phí được phê duyệt tại Quyết định 964/QĐ-TTg), chủ yếu từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế (khoảng 49%), không có nguồn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thương mại.Hơn nữa, ngoài nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước (Trung ương), các địa phương cũng chưa bố trí, phân bổ được nguồn vốn riêng cho Chương trình mà chỉ thực hiện lồng ghép với các chương trình khác có liên quan (mới có 2/48 tỉnh/thành phố có báo cáo về việc bố trí kinh phí riêng cho chương trình). Cùng với đó, các cấp, các ngành cũng chưa thu hút được các nguồn vốn hỗ trợ khác để thực hiện chương trình được hiệu quả và toàn diện.
Chính vì vậy, việc triển khai chương trình còn hạn chế, chưa triển khai rộng rãi được khắp các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, chưa tạo được sự tương tác và bổ trợ lẫn nhau trong quá trình phát triển. Đặc biệt, vấn đề xây dựng, sửa chữa cải tạo và nâng cấp các hạng mục chợ miền núi, vùng sâu vùng xa và hải đảo rất cần thiết và quan trọng nhưng thực tế, chưa bố trí được kinh phí cho địa phương trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.Do đó, để chương trình tiếp tục thực hiện được các mục tiêu phát triển thương mại đối với khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, đảm bảo hoạt động hiệu quả trong thời gian tới, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục phê duyệt thực hiện chương trình 5 năm, giai đoạn 2021 – 2025.
Mặt khác, bố trí đủ kinh phí từ nguồn ngân sách Trung ương hàng năm để thực hiện chương trình theo kế hoạch thực hiện hàng năm được Bộ Công Thương xây dựng. Không những thế, đề nghị Chính phủ quan tâm, bố trí nguồn ngân sách Nhà nước để hỗ trợ đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp các chợ truyền thống; tăng cường đẩy mạnh liên kết vùng miền nhằm tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Đặc biệt, Chính phủ cần có chính sách khuyến khích, ưu đãi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển hạ tầng thương mại tại miền núi, vùng sâu, vùng và hải đảo, tạo điều kiện thúc đẩy thương mại tại khu vực này. Ngoài ra, các địa phương hàng năm cần bố trí một phần kinh phí nhất định từ nguồn ngân sách địa phương để thực hiện chương trình./.Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Giải pháp “hút” vốn cho chợ miền núi
09:33' - 02/08/2020
Để mô hình chợ truyền thống phát huy hiệu quả, phù hợp với đặc thù từng vùng miền, cần có tư duy phát triển mới để khai thác triệt để vai trò tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo.
-
DN cần biết
Ký kết 109 hợp đồng giao thương tiêu thụ sản phẩm các tỉnh miền núi phía Bắc
19:39' - 24/07/2020
Chiều 24/7 tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo “Kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) thành phố Hà Nội với các tỉnh miền núi phía Bắc”.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng hơn 3% sau khi Mỹ và Trung Quốc nhất trí giảm thuế
16:34' - 12/05/2025
Giá dầu châu Á tăng hơn 2 USD trong phiên 12/5 sau khi Mỹ và Trung Quốc cho biết sẽ nới lỏng một số biện pháp thuế quan.
-
Hàng hoá
Siết chặt quản lý thuốc, sữa và thực phẩm chức năng tại Phú Yên
12:57' - 12/05/2025
Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên đã triển khai quyết liệt công tác quản lý địa bàn, kiểm tra, giám sát hoạt động lưu thông, phân phối tại các kênh bán lẻ, đại lý…
-
Hàng hoá
Phát hiện 100kg ruốc gà không rõ nguồn gốc
11:04' - 12/05/2025
Qua kiểm tra, quản lý thị trường phát hiện cửa hàng đang kinh doanh 100kg ruốc gà đựng trong các túi nilon trắng, không có thông tin về nơi sản xuất hoặc xuất xứ hàng hóa.
-
Hàng hoá
Năng lượng dẫn đà tăng của thị trường hàng hóa
10:58' - 12/05/2025
Nhóm năng lượng dẫn dắt đà tăng toàn thị trường khi giá của toàn bộ 5 mặt hàng đóng cửa trong sắc xanh. Tâm lý đầu tư dần ổn định trong bối cảnh chờ đợi kết quả đàm phán thương mại Mỹ - Trung Quốc.
-
Hàng hoá
Đàm phán Mỹ-Trung thúc đẩy giá dầu châu Á đi lên
08:49' - 12/05/2025
Trong phiên giao dịch sáng 12/5, giá dầu châu Á đi lên sau khi Mỹ và Trung Quốc cùng báo cáo đạt được "tiến bộ đáng kể" sau hai ngày đàm phán nhằm hạ nhiệt cuộc chiến thương mại.
-
Hàng hoá
Giá gạo Ấn Độ chạm mức thấp nhất gần hai năm
18:04' - 10/05/2025
Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai năm vào tuần này do nhu cầu giảm và đồng rupee mất giá.
-
Hàng hoá
Kim ngạch xuất khẩu hoa vượt mốc 100 triệu USD
13:03' - 10/05/2025
Ngành hàng này đã mang lại giá trị thu nhập cao cho nông dân và là một trong những ngành trồng trọt có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.
-
Hàng hoá
Các thương hiệu xa xỉ lại bỏ khuyến mãi sâu trên nền tảng thương mại điện tử Tmall
18:02' - 09/05/2025
Các thương hiệu xa xỉ như Balenciaga, Versace và Valentino đang giảm bớt hoặc loại bỏ các chương trình khuyến mãi sâu trên nền tảng thương mại điện tử Tmall ở Trung Quốc.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng nhưng tăng mạnh giá
17:10' - 09/05/2025
Xuất khẩu hồ tiêu những tháng đầu năm 2025 giảm về lượng nhưng tăng mạnh về giá trị nhờ giá xuất khẩu tăng.