Phê duyệt Quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030: Lâm Đồng sẽ thành "thiên đường xanh"
*Lâm Đồng trở thành tỉnh phát triển khá toàn diện của cả nước
Mục tiêu đến năm 2030, Lâm Đồng trở thành tỉnh phát triển khá toàn diện của cả nước; xây dựng thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận thành trung tâm du lịch chất lượng cao của cả nước và khu vực Đông Nam Á, là trung tâm giáo dục, đổi mới sáng tạo.
Đồng thời, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, lấy phát triển nông, lâm nghiệp là trọng tâm, trụ đỡ; phát triển công nghiệp chế biến là động lực; phát triển du lịch là đột phá.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả dựa trên công nghệ cao, chuyển đổi số và giá trị gia tăng cao.
Lâm Đồng phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững, hiện đại, hiệu quả cao, hữu cơ, hướng đến hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn; trở thành trung tâm nghiên cứu, sản xuất nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao tầm quốc gia và quốc tế.
Phát triển các ngành dịch vụ, du lịch, logistics dựa trên nền tảng số, chất lượng cao và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ.Ưu tiên phát triển bền vững công nghiệp khai thác, chế biến bauxit, alumin, công nghiệp chế biến nhôm và các sản phẩm từ nhôm; phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản.
Đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn; phát triển không gian đô thị hiệu quả, bền vững, hình thành các vùng kinh tế động lực, các trung tâm kinh tế, phát triển đô thị mới gắn với động lực, tiềm năng, thế mạnh từng vùng với tầm nhìn dài hạn, toàn diện, có tính chiến lược, tôn trọng quy luật thị trường và nguyên tắc phát triển bền vững; bảo đảm tính tầng bậc, liên tục, thống nhất, đầy đủ, tích hợp của hệ thống quy hoạch.
Phát triển mạnh giáo dục, y tế và khoa học công nghệ, hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, theo hướng hiện đại; nâng cao vai trò văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc; đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội.
*Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt 8,5%- 9%/năm
Lâm Đồng phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt 8,5% - 9%/năm.
Cơ cấu kinh tế: khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ lệ 29,5%, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ lệ 27,3%, khu vực dịch vụ chiếm tỷ lệ 43,2%.
GRDP bình quân đầu người đạt 170 triệu đồng/người. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội hàng năm chiếm khoảng 35% - 36% GRDP.
Tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Lâm Đồng đạt các tiêu chuẩn để trở thành thành phố trực thuộc trung ương hiện đại, có bản sắc, xanh, thông minh và đáng sống.
*Phương hướng phát triển các ngành quan trọng
Ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng phát triển toàn diện và hiện đại, trở thành Trung tâm nghiên cứu, sản xuất công nghệ cao tầm Quốc gia và Quốc tế; là vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, sản xuất hàng hóa có giá trị cao trên thị trường Đông Nam Á.
Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của nông sản, tăng tỷ lệ xuất khẩu cho các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc hữu. Hình thành nhiều chuỗi giá trị nông sản gắn với sàn giao dịch điện tử thương mại quốc gia, quốc tế; nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân gắn với xây dựng nông thôn mới. Hình thành các vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh.
Phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững; bảo vệ, khôi phục và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo đảm an ninh nguồn nước; tăng nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện sinh kế cho người dân.
*Đến năm 2030, Lâm Đồng trở thành "Thiên đường xanh"
Phấn đấu đến năm 2030, Lâm Đồng trở thành "Thiên đường xanh" với sức hút của các trung tâm du lịch nghỉ dưỡng - sinh thái - chăm sóc sức khỏe - thể thao cao cấp hàng đầu Việt Nam và Đông Nam Á. Phát triển toàn diện cả về phạm vi, quy mô, chất lượng nhân lực và dịch vụ, đa dạng hóa chuỗi sản phẩm du lịch, kết cấu hạ tầng du lịch hiện đại, đồng bộ ở tầm quốc tế; trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo hướng chất lượng cao và bền vững, tạo động lực cho sự phát triển của các ngành liên quan dựa trên nền tảng của kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số và công nghiệp sáng tạo.
Phát triển hệ thống khu, điểm du lịch theo các cụm không gian du lịch, hành lang kinh tế trong đó: (i) Thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận trở thành đô thị du lịch chất lượng cao, phát triển kinh tế ban đêm, hiện đại, đẳng cấp quốc tế. (ii) Thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận trở thành vệ tinh, trung tâm du lịch cấp vùng. Nghiên cứu, phát triển các trung tâm du lịch: Sinh thái - nghỉ dưỡng - chữa bệnh - chăm sóc sức khỏe thể thao hàng đầu Việt Nam tại thành phố Bảo Lộc và các huyện có tiềm năng du lịch, khẳng định thương hiệu và năng lực cạnh tranh của Lâm Đồng ở trong nước và quốc tế.
Lâm Đồng tập trung đầu tư 06 nhóm sản phẩm du lịch chính: Du lịch nghỉ dưỡng - chữa bệnh - chăm sóc sức khỏe - thể thao cao cấp (gôn, đua ngựa, đua chó…); du lịch sinh thái - mạo hiểm; du lịch nông nghiệp, nông thôn; du lịch văn hoá tâm linh; du lịch đô thị; du lịch sáng tạo.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa Hà Nội và Lâm Đồng
10:45' - 25/12/2023
Chương trình nhằm liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh, thành và các vùng; phát huy thế mạnh về bản sắc văn hóa, cảnh quan và sản vật của từng địa phương Hà Nội – Lâm Đồng.
-
DN cần biết
Nhiều hoạt động trong chương trình “Những ngày Hà Nội tại Lâm Đồng”
20:35' - 22/12/2023
Chương trình liên kết, xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch giữa TP Hà Nội và tỉnh Lâm Đồng năm 2023 với chủ đề "Những ngày Hà Nội tại Lâm Đồng" chính thức được khai mạc với nhiều hoạt động hấp dẫn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thông xe, khánh thành nhiều dự án giao thông trọng điểm
17:00'
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 19/4, nhiều tỉnh, thành trên cả nước đã tổ chức khánh thành, thông xe nhiều dự án giao thông quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thái Bình dự kiến giảm 73% đơn vị hành chính cấp xã
16:58'
Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XX, Kỳ họp thứ 42, ngày 19/4, Tỉnh ủy Thái Bình đã thống nhất Đề án, phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã từ 242 đơn vị thành 5 phường và 60 xã.
-
Kinh tế Việt Nam
Tham vấn người dân vùng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận về thu hồi đất
16:57'
Cơ quan chức năng tỉnh Ninh Thuận vừa tham vấn ý kiến người dân vùng dự án về giá cả đền bù, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2.
-
Kinh tế Việt Nam
Kích hoạt vị thế Thương vụ bảo vệ thị trường xuất khẩu
15:38'
Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài vào chiều 28/4 tới đây được kỳ vọng sẽ đề ra được các chính sách nhằm bảo vệ xuất khẩu trước thuế đối ứng của Mỹ.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi công, khánh thành nhiều dự án kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
15:25'
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 19/4, nhiều địa phương trên cả nước đã khởi công, khánh thành nhiều công trình, dự án quan trọng,
-
Kinh tế Việt Nam
Giải thưởng Sao Khuê 2025: Mang trí tuệ Việt Nam ra thế giới
15:03'
Ngày 19/4, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê 2025 dưới sự bảo trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông xe kỹ thuật dự án ĐT.823D-trục mở mới Tây Bắc kết nối Long An – TP. Hồ Chí Minh
14:45'
Tổng mức đầu tư xây dựng tuyến đường là 1.106 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ 1.000 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi công Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T2 – Cảng hàng không Đồng Hới
13:43'
Đây là dự án thành phần thuộc Dự án “Xây dựng nhà ga hành khách T2 và mở rộng sân đỗ máy bay – Cảng hàng không Đồng Hới” với tổng mức đầu tư 1.750 tỷ đồng từ nguồn vốn của ACV.
-
Kinh tế Việt Nam
Khánh thành tuyến đường hơn 400 tỷ đồng nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai
13:42'
Tổng kinh phí đầu tư của dự án là 412 tỷ đồng; trong đó, chi phí xây dựng chiếm 278 tỷ đồng, phần còn lại là chi phí giải phóng mặt bằng và các chi phí khác (134 tỷ đồng).