Phi công Mỹ kêu gọi nâng cao huấn luyện điều khiển máy bay Boeing 737 MAX
Ngày 19/6, nhiều phi công Mỹ đã kêu gọi cơ quan quản lý nước này nâng cao chương trình huấn luyện điều khiển máy bay Boeing 737 MAX trước khi cho phép dòng máy bay hiện đại này trở lại "bầu trời" sau khi xảy ra 2 thảm họa hàng không nghiêm trọng khiến 346 người thiệt mạng.
Phát biểu trước một tiểu ban của Hạ viện Mỹ, phi công Chesley "Sully" Sullenberger III, người được biết đến như một "người hùng" khi cho hạ cánh thành công một chiếc máy bay bị hư hỏng trên sông Hudson ở New York hồi năm 2009, đã chỉ trích lời đảm bảo của tập đoàn Boeing rằng phi công sẽ chỉ cần rà soát những cập nhật phần mềm của 737 MAX.
Theo ông Sullenberger, các phi công điều khiển Boeing 737 MAX phải thường xuyên thực hành phần mềm của máy bay để có khả năng ứng phó nhanh chóng và hiệu quả trường hợp khẩn cấp xảy ra bất thường. Ông cho rằng thực hành qua văn bản là chưa đủ, mà phi công phải trải nghiệm thực tế và trực tiếp.
Trong khi đó, Chủ tịch Hiệp hội phi công liên minh Daniel Carey, đồng thời là phi công của hãng hàng không American Airlines, đã chỉ trích mạnh mẽ quá trình phát triển dòng máy bay hiện đại này và bày tỏ quan ngại về việc liệu các văn bản hướng dẫn mới, các tài liệu và đợt huấn luyện mà Boeing đề xuất có thể đảm bảo các phi công xử lý tình huống an toàn trên máy bay MAX hay không.
Đây là phiên điều trần thứ ba tại Quốc hội Mỹ kể từ khi máy bay Boeing 737 MAX bị cấm bay trên toàn thế giới sau khi xảy ra vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không Ethiopian Airlines hồi tháng 3 vừa qua.
Hệ thống tăng cường tính năng điều khiển bay (MCAS), còn gọi là hệ thống lái tự động trong trường hợp nguy hiểm, được cho là nguyên nhân gây ra các tai nạn thảm khốc của hai hãng hàng không Ethiopian Airlines (Ethiopia) và Lion Air (Indonesia).
Ông Sullenberger cho rằng hệ thống MCAS không được thiết kế đầy đủ tính năng trong khi vấn đề trở nên trầm trọng hơn khi tập đoàn Boeing không thông báo sự cố về phần mềm này cho các phi công.
Phi công này nhận định MCAS là "cái bẫy" vô tình nảy sinh trong quá trình thiết kế dòng máy bay này và gây ra hậu quả chết người.
Trên thế giới, hiện chỉ có 4 mô hình bay của dòng 737 MAX, do đó việc yêu cầu phi công trải qua huấn luyện trên mô hình của dòng máy bay này sẽ tốn kém về thời gian và tài chính.
Tuy nhiên, một số quan chức Mỹ cho rằng các phi công cũng có thể thực hành trên các mô hình bay của các dòng Boeing 737 trước đó.
Theo ông Carey, ít nhất phải mất 10 tháng để một phi công lái máy bay MAX trải qua giai đoạn huấn luyện ban đầu trên máy tính với thiết bị mô hình.
Ngày 18/5 vừa qua, Boeing đã lần đầu tiên thừa nhận phải sửa lỗi phần mềm giả lập dùng để đào tạo phi công điều khiển máy bay 737 MAX.
Boeing cho biết hãng đã chỉnh sửa phần mềm này và cung cấp thêm thông tin cho các hãng vận hành thiết bị để bảo đảm rằng các quá trình giả lập sẽ phù hợp với các tình huống bay khác nhau.
Một số hãng hàng không của Mỹ đang có kế hoạch khai thác trở lại dòng Boeing 737 MAX vào tháng 8 hoặc đầu tháng 9 tới, song cho đến nay Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) vẫn chưa thông qua các bản vá lỗi phần mềm MCAS của Boeing./.
- Từ khóa :
- phi công
- boeing 737 max
- mỹ
- chương trình huấn luyện
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Boeing nhận được đơn hàng 200 máy bay 737 MAX sau loạt biến cố
09:23' - 19/06/2019
Tại Triển lãm hàng không Paris ngày 18/6, Boeing đã nhận được đơn đặt hàng 200 máy bay 737 MAX của Tập đoàn hàng không quốc tế (IAG) - công ty chủ quản hãng hàng không British Airways (Anh).
-
Doanh nghiệp
Ethiopian Airlines bác cáo buộc vụ tai nạn máy bay Boeing 737 MAX là do lỗi phi công
19:29' - 17/06/2019
Ngày 17/6, Giám đốc điều hành Ethiopian Airlines Tewolde GebreMariam đã bác tuyên bố của chính trị gia Mỹ khi cho rằng lỗi của phi công đã góp phần dẫn tới vụ tai nạn thảm khốc máy bay Boeing 737 MAX.
-
Chuyển động DN
CEO Boeing: Đã có "sai sót" trong cách xử lý lỗi hệ thống cảnh báo của 737 MAX
09:35' - 17/06/2019
Giám đốc điều hành (CEO) công ty sản xuất máy bay Boeing (Mỹ) Dennis Muilenburg cho biết Boeing đã “sai sót” trong cách thức xử lý vấn đề hệ thống cảnh báo bị lỗi của máy bay 737 MAX.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giá ô tô xuất khẩu sang Mỹ giảm bất chấp thuế quan
14:33'
Giá ô tô xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã giảm trong tháng 4/2025 mặc dù Tổng thống Donald Trump áp thuế, báo hiệu các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang "gánh" được mức tăng giá.
-
Kinh tế Thế giới
EU củng cố thị trường chung
11:15'
Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực củng cố thị trường chung trước căng thẳng địa chính trị gia tăng và xung đột thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên phóng một loạt tên lửa
11:13'
Sáng 22/5, Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa hành trình. Hiện các quan chức tình báo của Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích diễn biến vụ việc
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5
10:16'
Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.
-
Kinh tế Thế giới
EC điều tra chống bán phá giá đối với lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc
21:14' - 21/05/2025
Ủy ban châu Âu đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe du lịch và xe tải nhẹ nhập khẩu từ Trung Quốc...
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản giảm mạnh do thuế quan của Mỹ
17:35' - 21/05/2025
Xuất khẩu ô tô của Nhật Bản đã giảm 5,8% về giá trị trong tháng 4/2025 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế ô tô 25%...
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản cân nhắc siết chặt quy định miễn thuế cho bưu kiện nhỏ từ Shein, Temu
14:03' - 21/05/2025
Nhật Bản đang cân nhắc xem xét lại các quy định miễn thuế đối với những kiện hàng nhỏ, bao gồm cả những kiện hàng vận chuyển từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ - Trung nguội lạnh, cảng biển lớn vẫn vắng hàng
22:24' - 20/05/2025
Dù Mỹ - Trung tạm hoãn áp thuế, thương mại tại cảng Los Angeles và Long Beach vẫn trầm lắng. Nhập khẩu giảm, tàu ít cập bến, bán lẻ Mỹ đối mặt giá cao và nguy cơ thiếu hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ
21:58' - 20/05/2025
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ thông qua các sáng kiến gần đây nhằm ngăn chặn việc sử dụng sai các quy tắc xuất xứ đối với hàng xuất khẩu.