Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Năm 2024 sẽ tiếp tục giao thêm hạn mức tín dụng trong điều kiện cho phép
Năm 2024, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất, sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách có liên quan để tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng trong thời gian tới.
Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú đã chia sẻ với phóng viên BNEWS/TTXVN về việc điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng năm 2023 và định hướng điều hành năm 2024.
BNEWS: Thưa Phó Thống đốc, năm 2023, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng như thế nào trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức?
Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Có thể nói, năm 2023 là một năm mà kinh tế toàn cầu; trong đó có Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức và diễn biến phức tạp, khó lường.Những tác động tiêu cực từ kinh tế thế giới cùng với những khó khăn nội tại trong nước đã khiến các động lực tăng trưởng xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng của Việt Nam đều bị ảnh hưởng, tạo thách thức, áp lực rất lớn cho Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.
Điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước cũng không ngoại lệ khi phải thực hiện đồng thời nhiều mục tiêu, như kiểm soát lạm phát; ổn định tỷ giá, thị trường tiền tệ, giảm mặt bằng lãi suất để hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng... trong khi thị trường chứng khoán, trái phiếu, bất động sản trong nước trầm lắng và gặp nhiều khó khăn nên vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh cho nền kinh tế dựa chủ yếu vào kênh tín dụng ngân hàng.
Bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ; các chỉ đạo của Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã linh hoạt điều chỉnh chính sách, ban hành và triển khai đồng bộ, tối ưu các công cụ, giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế và đảm bảo sự phát triển an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng.Ngân hàng Nhà nước đặc biệt quan tâm chỉ đạo mở rộng tín dụng hiệu quả bằng nhiều giải pháp để hỗ trợ giải quyết khó khăn về vốn cho doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tôi có thể tóm tắt mấy giải pháp là, tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý trong hoạt động cấp tín dụng nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động của tổ chức tín dụng, nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng, hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động tín dụng.Bên cạnh đó, điều hành lãi suất theo hướng giảm mạnh để hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp và tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế. Trong bối cảnh lãi suất thế giới tiếp tục tăng và neo ở mức cao, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm liên tục 04 lần các mức lãi suất với mức giảm 0,5 - 2%/năm.
Đồng thời, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí và áp dụng đồng bộ các biện pháp giảm mặt bằng lãi suất cho vay. Nhờ đó, mặt bằng lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân đối với các giao dịch phát sinh mới của các ngân hàng thương mại giảm hơn 2,5%/năm so với cuối năm 2022 và sẽ còn tiếp tục giảm trong thời gian tới. Đây là một nỗ lực rất lớn của hệ thống ngân hàng để chia sẻ khó khăn cùng với doanh nghiệp.
Đồng thời, mở rộng tín dụng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngân hàng Nhà nước đã linh hoạt điều hòa chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng từ tổ chức tín dụng không sử dụng hết chỉ tiêu được giao sang các tổ chức tín dụng có khả năng tăng trưởng tín dụng cao hơn số đã được giao và tiếp tục điều hành để tăng trưởng tín dụng năm 2023 không vượt quá chỉ tiêu định hướng đầu năm song vẫn đảm bảo dư địa, thanh khoản đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế và an toàn hệ thống tổ chức tín dụng. Ngoài ra, tổ chức gần 450 cuộc gặp gỡ, đối thoại, kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên toàn quốc; triển khai các chương trình tín dụng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho một số ngành, lĩnh vực; chỉ đạo các tổ chức tín dụng tổ chức tín dụng tiếp tục đơn giản hóa các quy trình, thủ tục. Có thể nói, mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức phức tạp và chưa có tiền lệ, nhưng với những giải pháp đồng bộ, quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối năm 2023, tăng trưởng tín dụng tăng 13,71% so với cuối năm 2022, mức tăng này tuy có thấp hơn định hướng đặt ra do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan song cũng đã cung ứng thêm vào nền kinh tế gần 1,5 triệu tỷ đồng so với năm 2022. BNEWS: Năm 2023, mặc dù lãi suất tiền gửi giảm nhưng theo số liệu thống kê, lượng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng tăng cao. Đây được xem là một chỉ dấu về niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước sẽ tận dụng điều này như thế nào trong điều hành chính sách tiền năm 2024, thưa Phó Thống đốc? Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Đến cuối năm 2023, huy động vốn của toàn hệ thống ngân hàng ở mức khá cao, tăng gần 13,5% so với cuối năm 2022; trong đó tiền gửi bằng VND của dân cư tăng khoảng 12,5% so với cuối năm 2022, qua đó phản ánh niềm tin của người dân, tổ chức vào thành quả ổn định kinh tế vĩ mô, an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng cũng như niềm tin vào đồng nội tệ. Đây là một điểm thuận lợi và cũng phản ánh nỗ lực của toàn ngành ngân hàng nói chung và Ngân hàng Nhà nước nói riêng trong năm qua.Việc tập trung được nguồn tiền nhàn rỗi trong dân vào hệ thống ngân hàng sẽ giúp hệ thống ngân hàng chủ động, linh hoạt hơn trong điều tiết thanh khoản, cung ứng vốn, tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế để phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh sau COVID-19, nhất là trong bối cảnh việc giải ngân vốn đầu tư công còn khó khăn.
Trong năm 2024, triển vọng kinh tế toàn cầu và thị trường quốc tế tiếp tục diễn biến phức tạp, tính bất định cao trong bối cảnh xung đột địa chính trị leo thang, lạm phát cao dai dẳng tại các nước, xu hướng duy trì lãi suất cao tiếp diễn tại nhiều quốc gia.Theo đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, tận dụng hiệu quả điều kiện thuận lợi khi tăng trưởng tiền gửi ở mức khá nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ trưởng kinh tế hợp lý.
Theo đó, tiếp tục theo dõi sát diễn biến tiền tệ trong nước, quốc tế, dự báo lạm phát và lãi suất thị trường để điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục có các giải pháp khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh. Điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp, can thiệp thị trường khi cần thiết và phối hợp đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường để có các giải pháp điều hành kịp thời, phù hợp, chủ động, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế; chỉ đạo các tổ chức tín dụng hướng nguồn vốn tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.Để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng cung ứng nguồn vốn tín dụng đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế, ngay từ đầu năm 2024, Ngân hàng Nhà nước đã giao hết toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng 15% và yêu cầu tổ chức tín dụng kiểm soát tăng trưởng tín dụng năm 2024.
Nếu như ngân hàng, tổ chức tín dụng nào đạt được chỉ tiêu mà vẫn có khả năng cung ứng thêm vốn cho nền kinh tế, bảo đảm chất lượng cũng như an toàn hệ thống, bảo đảm điều kiện kinh tế vĩ mô cho phép thì Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục giao thêm hạn mức tín dụng.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước sẽ theo dõi sát diễn biến kinh tế trong nước và quốc tế để chủ động dự báo tình hình và xây dựng các kịch bản điều hành chính sách tiền tệ phù hợp; trong đó có các phương án ứng phó với các biến động không thuận lợi, khó lường có thể xảy ra từ diễn biến kinh tế thế giới nhằm ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, tỷ giá trong nước và góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô theo mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đặt ra. Bên cạnh các giải pháp của ngành Ngân hàng, tôi cho rằng cũng cần có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành nhằm kích cầu đầu tư, tiêu dùng, thúc đẩy các động lực tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu; khai thác thị trường nội địa; cải thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính; ổn định, khơi thông dòng vốn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp; xử lý các vấn đề tồn tại của thị trường bất động sản, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; xử lý các tổ chức, cá nhân lợi dụng, trá hình kinh doanh tiền tệ bất hợp pháp (qua mạng và đòi nợ thuê)… Về phía các doanh nghiệp, rất cần thiết nâng cao năng lực, khả năng hấp thụ vốn thông qua các biện pháp tái cấu trúc hoạt động, nâng cao năng lực quản trị điều hành, xây dựng các phương án, dự án sản xuất kinh doanh khả thi, minh bạch tình hình tài chính… để tổ chức tín dụng có cơ sở thẩm định, quyết định cho vay và tăng khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ các kênh huy động khác (như phát hành cổ phiếu, trái phiếu…).BNEWS: Xin trân trọng cảm ơn Phó Thống đốc.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo đẩy mạnh xử lý thu hồi nợ xấu
08:42' - 18/01/2024
Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng đẩy mạnh xử lý, thu hồi nợ xấu; nâng cao chất lượng tín dụng, ngăn ngừa, hạn chế nợ xấu mới phát sinh.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo người dân thận trọng trong giao dịch đầu tư vàng
22:55' - 29/12/2023
Ngân hàng Nhà nước đã chuẩn bị sẵn sàng để triển khai phương án can thiệp bình ổn thị trường vàng thông qua việc tăng cung vàng miếng SJC ra thị trường.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tuân thủ pháp luật về phòng, chống rửa tiền
15:29' - 29/12/2023
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng ngân hàng nước ngoài... thực hiện một số giải pháp để tăng cường hiệu quả, hiệu lực phòng, chống rửa tiền.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
WTO: Thương mại toàn cầu có thể tăng 14 điểm phần trăm nhờ AI
22:01' - 25/11/2024
Theo WTO, tăng trưởng thương mại thực tế toàn cầu có thể tăng gần 14 điểm phần trăm vào năm 2040 nếu ứng dụng AI đều khắp thế giới và tăng trưởng năng suất đạt mức cao.
-
Ý kiến và Bình luận
Loại bỏ cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường vật liệu xây dựng
19:12' - 25/11/2024
Thông tư 10 đã đưa ra những giải pháp để phân loại, phân nhóm chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng, đảm bảo công trình và cuộc sống người dân sử dụng vật liệu an toàn và chất lượng.
-
Ý kiến và Bình luận
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục
09:48' - 25/11/2024
Trong vài tháng tới, xuất khẩu của Trung Quốc có thể được hưởng lợi từ việc các công ty nước ngoài tích trữ hàng hóa do tâm lý lo ngại.
-
Ý kiến và Bình luận
Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tôn trọng quyền kinh doanh của doanh nghiệp
18:29' - 23/11/2024
Ngày 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).