Phó Thủ tướng: Chuyển đổi số không thể tách rời khỏi điều kiện kinh tế
Tham dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, đại diện các hội, hiệp hội và các doanh nghiệp công nghệ thông tin trong cả nước.
Tại Tọa đàm, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, muốn thực hiện chuyển đổi số cần có sự vào cuộc của cả Chính phủ, doanh nghiệp và người dân. Chính phủ chuyển đổi số để quản lý và phục vụ nhân dân tốt hơn.
Doanh nghiệp chuyển đổi số để phát triển, đưa dịch vụ tốt hơn đến người dân. Bản thân người dân tham gia quá trình chuyển đổi vì chính bản thân nên người dân cần được khuyến khích tham gia chuyển đổi số.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, chuyển đổi số không thể tách rời khỏi điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước.
Những điểm yếu của Việt Nam trong quá trình chuyển đổi số là thiếu tính kỷ cương, tính hợp tác và tính kiên trì chiến lược cần được khắc phục và Việt Nam cần thực hiện chuyển đổi số để không thua cuộc trong cạnh tranh quốc tế.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, chuyển đổi số tại Việt Nam cần thực hiện theo cách của Việt Nam vì chuyển đổi số liên quan đến mọi ngành nghề và cần được tiến hành theo cách phù hợp với văn hóa Việt Nam.
Mấu chốt quan trọng để chuyển đổi số thành công là cần có sự thay đổi trong nhận thức của những người lãnh đạo đơn vị, người đứng đầu các đơn vị.
Đối với các doanh nghiệp, chuyển đổi số liên quan đến chuyển đổi mô hình, quản trị, mô hình kinh doanh, cách thức hoạt động, vận hành và nên bắt đầu từ những việc đơn giản, cụ thể, nằm trong khả năng, trong tầm tay.
Nhận định chuyển đổi số là vấn đề toàn dân, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tin tưởng, với Việt Nam, những vấn đề vì nhân dân, cần sự hợp lực của toàn dân thì Việt Nam sẽ chiến thắng, sẽ làm được.
Chia sẻ tại Tọa đàm, ông Nguyễn Huy Dũng, Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: Chính phủ số hoạt động sẽ làm hiệu quả, tăng tính minh bạch, giảm tham nhũng. Kinh tế số góp phần tạo ra những giá trị mới, mô hình tăng trưởng mới. Xã hội số sẽ mang đến cơ hội bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ mới, tiếp cận tri thức.
Trong quá trình chuyển đổi số quốc gia, những doanh nghiệp công nghệ thông tin đóng vai trò dẫn dắt các đơn vị, cá nhân.
Do đó, các doanh nghiệp công nghệ thông tin cần triển khai các dịch vụ điện tử hướng tới chính phủ số, tạo nền tảng, đầu tư hạ tầng số đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới sáng tạo…
Hiện nay, công nghệ chuyển đổi từ hệ thống thông tin sang nền tảng công nghệ thông tin cho phép quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp, đơn vị được thực hiện nhanh chóng, bài bản hơn.
Chuyển đổi số là quá trình mang tính tổng thể, do đó, các nền tảng số cần được tạo dựng trên cơ chế mở, đồng bộ, kết nối cao nhằm đảm bảo độ tin cậy, minh bạch, bảo mật.
Chuyển đổi số phải cải thiện năng lực công nghệ và kỹ thuật số của người dân, tạo ra giá trị tăng trưởng và phát triển.
Chuyển đổi số mang đến cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin sáng tạo ra những giải pháp, nền tảng phù hợp với quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam cần nhìn nhận rõ những thách thức về thể chế, môi trường chính sách, hạ tầng, nền tảng kỹ thuật hiện tại của Việt Nam để đưa ra những giải pháp công nghệ hợp lý cho quá trình chuyển đổi số./.
Tin liên quan
-
Công nghệ
COVID-19 đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của thế giới
10:20' - 19/06/2020
Phần lớn các ý kiến đều cho rằng đại dịch COVID-19 đẩy nhanh hơn và mạnh hơn quá trình chuyển đổi số của thế giới do các biện pháp chống dịch yêu cầu làm việc tại nhà, tăng giãn cách xã hội.
-
Công nghệ
Phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
22:01' - 03/06/2020
Ngày 3/6, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định minh bạch, công khai về hoạt động kinh doanh bảo hiểm qua ngân hàng
21:10'
Trong ngày làm việc 5/6, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về 3 dự án Luật: Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giáo dục và Đào tạo phản hồi ý kiến của đại biểu Quốc hội về vấn đề sách giáo khoa
20:51'
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản trao đổi, làm rõ ý kiến của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy, đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng về một số nội dung liên quan đến sách giáo khoa.
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy sản
20:49'
Ngày 5/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định số 643/QĐ-TTg phê duyệt Đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệp định CEPA: Đòn bẩy thúc đẩy kinh tế, thương mại Việt Nam-UAE
20:37'
Ngày 5/6, Đoàn do Quốc vụ khanh phụ trách ngoại thương của Bộ Kinh tế UAE Thani Ahmed Al Zeyoudi đã sang Việt Nam để thảo luận về phương hướng thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng cường sự an toàn, ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng
18:52'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, chiều 5/6, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Thay thành viên Tổ công tác kiểm tra, tháo gỡ khó khăn các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra
18:47'
Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về kiểm tra, rà soát, giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai đã ký quyết định về thay đổi thành viên Tổ công tác này.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ vọng phiên chất vấn góp phần tháo gỡ những vấn đề “sát sườn” với người dân
17:28'
Trao đổi bên lề phiên họp Quốc hội, nhiều đại biểu cho rằng, qua các kỳ họp, nội dung các phiên chất vấn càng ngày càng được đông đảo cử tri theo dõi và đặc biệt quan tâm.
-
Kinh tế Việt Nam
TTXVN và hãng thông tấn Bulgaria tăng cường hợp tác
16:58'
Từ ngày 1-5/6, Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Đoàn Thị Tuyết Nhung đã có cuộc trao đổi làm việc với Tổng Giám đốc BTA Kiril Valchev.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghệ An tháo gỡ vướng mắc các dự án giao thông quan trọng
16:11'
Tỉnh Nghệ An đang tập trung chỉ đạo đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn bố trí năm 2023 cho các dự án giao thông, đảm bảo tỷ lệ giải ngân đạt 100%.