Phó Thủ tướng làm việc với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
Chiều nay, ngày 26/3 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ và Ủy ban Quản lý Vốn Nhà nước đã có cuộc họp bàn về tình hình, kết quả triển khai thực hiện và những vướng mắc, khó khăn, kiến nghị trong quá trình tiếp nhận và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp.
Phó Thủ tướng đánh giá cao kết quả hoạt động trong gần 6 tháng qua của Uỷ ban; đồng thời, nhận định, trước mắt vẫn còn nhiều khó khăn trong tổ chức hoạt động, công tác quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn Nhà nước.“Những thách thức này không phải do Uỷ ban mới ra đời có mà là tồn tại từ trước và không phải ngày một ngày hai là giải quyết được. Bây giờ chỉ là thay đổi cách làm và Uỷ ban sẽ là đầu mối giải quyết”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo Phó Thủ tướng, việc thành lập Uỷ ban có nhiều thuận lợi khi được đề cập tại Nghị quyết Đại hội Đảng XII, Nghị quyết Trung ương 5 khoá XII, Nghị quyết của Quốc hội giám sát tối cao về cổ phần hoá, sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; cũng như các chương trình hành động của Chính phủ..., lại có thêm Luật Quản lý Đầu tư Nhà nước, có Luật về Cổ phần hoá…Hơn thế, Ủy ban ra đời đáp ứng đúng nguyện vọng của người dân là có cơ quan gánh vác để hoạt động kinh doanh vốn Nhà nước có hiệu quả, mang lại lợi ích cao nhất cho Nhà nước, vì suy cho cùng đồng vốn Nhà nước là của người dân.
Tuy nhiên, việc sửa đổi bổ sung luật còn nhiều vướng mắc chưa thể đồng bộ, tác động tới đầu tư công, đầu tư doanh nghiệp Nhà nước nên khó khăn là sẵn có và nảy sinh trong quá trình thực hiện. Phó Thủ tướng nêu rõ: “Kỳ vọng của người dân vào Uỷ ban rất lớn. Do đó đòi hỏi phải có sự chuyển biến lớn. Đòi hỏi nhiều thì thanh tra, giám sát hay phản biện xã hội sẽ càng nhiều”. Tuy nhiên Uỷ ban cũng cần phân tách chức năng với doanh nghiệp, vai trò Uỷ ban là thanh tra giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu; đồng thời, tổ chức, phát triển vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, nhưng không can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp.Phó Thủ tướng yêu cầu Uỷ ban và các cấp ngành quán triệt tinh thần Nghị định 131/2018/NĐ-CP, tránh tình trạng Uỷ ban làm việc của quản lý Nhà nước và cơ quan Nhà nước thực hiện chồng chéo chức năng đại diện chủ sở hữu của Uỷ ban.
“Các tập đoàn, tổng công ty có quyền của người ta; tổng giám đốc, phó tổng giám đốc đều có quy định về chức năng của họ. Do đó cần phân tách chức năng, việc của Uỷ ban là thanh tra giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu. Uỷ ban không thực hiện kinh doanh vốn, quan niệm thực hiện kinh doanh vốn là hoàn toàn sai lầm, đây là chức năng của SCIC”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Chia sẻ những khó khăn thực tại của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, Chủ tịch Nguyễn Hoàng Anh cho biết, hiện Uỷ ban đã có đủ 50 biên chế của năm 2018 được tuyển dụng từ các bộ, ngành, tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và một số rất ít từ các doanh nghiệp.“Trừ lãnh đạo Uỷ ban thì có 9 đơn vị, mỗi đơn vị chỉ có 7 đến 8 người, có đơn vị có từ 3 đến 4 người, lực lượng rất mỏng, đề nghị các doanh nghiệp, các bộ, ngành giới thiệu nhân sự chuyên môn sâu, đáp ứng các yêu cầu về thẩm định dự án đầu tư”, ông Nguyễn Hoàng Anh kiến nghị tới Chính phủ.
Ngoài ra, còn nhiều vướng mắc khác đang gặp phải, như thẩm quyền trong quyết định chủ trương đầu tư, đầu tư công; quy định về quản lý sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông; sắp xếp lại nhà đất, xác định giá trị các tài sản vô hình của doanh nghiệp, thanh tra, kiểm tra, giám sát... Phó Thủ tướng đánh giá cao việc Uỷ ban đã cơ bản hoàn thiện tổ chức và hệ thống bộ máy, đồng thời ban hành 44 quy chế làm việc. Với những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thời gian hoạt động, Phó Thủ tướng cho rằng, Ủy ban cần sớm có giải pháp để nhanh chóng khắc phục; đồng thời phối hợp với các bộ, ngành để tiếp tục xử lý. Phó Thủ tướng chỉ đạo, trước mắt, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước cần tập trung xử lý 12 dự án, nhà máy thua lỗ của ngành Công Thương, phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh của 19 tập đoàn, tổng công ty trực thuộc; trong đó, tập trung tái cơ cấu toàn diện về tài chính, nhân sự và đầu tư. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành tích cực hợp tác cùng với Uỷ ban để hoàn thành tốt mục tiêu chung là tổ chức, phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp./. Sớm xây dựng quy chế phối hợp giữa Bộ Giao thông và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nướcTin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trực tiếp chỉ đạo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước
16:08' - 04/03/2019
Thủ tướng Chính phủ vừa bổ sung phân công công việc đối với Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ.
-
Tài chính
Chủ tịch UB Quản lý vốn NN nói gì về tình hình chuyển giao vốn, tài sản
15:30' - 31/12/2018
Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước Nguyễn Hoàng Anh đã có cuộc trao đổi với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam về tiến độ và tình hình chuyển giao vốn và tài sản của các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Doanh nghiệp
Sớm xây dựng quy chế phối hợp giữa Bộ Giao thông và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước
19:38' - 06/12/2018
Chiều 6/12, Bộ Giao thông Vận tải và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước đã tổ chức cuộc họp rà soát các công việc cần tiếp tục giải quyết sau khi chuyển giao 5 Tổng công ty về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác quốc tế trong đào tạo nhân lực ngành bán dẫn cho Việt Nam
21:04'
Biên bản ghi nhớ giữa hai bên đề xuất hàng loạt sáng kiến nhằm củng cố hệ sinh thái bán dẫn của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Một số quy định mới liên quan đến đất đai chưa “khớp” với hoạt động ngân hàng
21:00'
Mặc dù đã được lấy ý kiến góp ý, bổ sung và tiếp thu, tuy nhiên vẫn còn nhiều nội dung mà 3 bộ luật mới liên quan đến vấn đề đất đai vẫn chưa “khớp” với Luật các Tổ chức tín dụng.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2025, Đồng bằng sông Cửu Long bảo đảm cấp nước cho sản xuất nông nghiệp lên 90%
19:37'
Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ hướng tới mục tiêu tăng tần suất bảo đảm cấp nước lên 90% vào năm 2025 mà còn tiến xa hơn trong việc xây dựng một vùng nông nghiệp bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo thuận lợi cho việc phân cấp, phân quyền
19:06'
Chiều 29/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Con đường dẫn đến tương lai thu nhập cao
18:51'
Theo chuyên gia, Việt Nam cần giải quyết những điểm nghẽn về hạ tầng, nguồn nhân lực và tăng cường chuyển đổi xanh để duy trì sức hút đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Top 10 công ty uy tín ngành logistics năm 2024
17:46'
Khảo sát của Vietnam Report cho thấy cộng đồng doanh nghiệp logistics lạc quan về triển vọng năm 2025, tiếp tục đà phục hồi trong năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Đầu tư công (sửa đổi): Gỡ những ách tắc tồn tại trong thời gian dài
17:07'
Sửa luật lần này được thực hiện kỹ càng, tiếp thu hầu hết ý kiến của các tỉnh, thành phố, đáng chú ý là việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương, từ đó tháo gỡ được những ách tắc, khó khăn
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp cắt giảm phát thải và sản xuất bền vững cho ngành gỗ
16:47'
Tín hiệu tích cực là trong ngành gỗ, nhiều doanh nghiệp đã chủ động triển khai kiểm kê khí nhà kính để sẵn sàng đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường trong ESG, hướng tới phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển điện hạt nhân: Đảm bảo nhiệm vụ kép
16:44'
Chính phủ nhận định việc phát triển nguồn điện hạt nhân ở Việt Nam mang lại nhiều tác dụng, giúp đa dạng hóa nguồn cung cấp điện, bảo đảm an ninh năng lượng.