Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tham dự Hội nghị Bàn tròn doanh nghiệp tại Ấn Độ
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Ấn Độ, sáng 5/7 tại thủ đô New Delhi, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tham dự Hội nghị Bàn tròn doanh nghiệp do Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ (FICCI) phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ tổ chức. Đại diện của hơn 20 doanh nghiệp hàng đầu của Ấn Độ như TATA, ONG Videsh Ltd, Phamexcil India, Wipro Ltd, Escorts Ltd, ADANI, Prime Media đã tham dự.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nêu rõ với một nền kinh tế không ngừng tăng trưởng, thị trường tiêu dùng có quy mô và sức mua ngày càng lớn, hầu hết các ngành công nghiệp đều đang trên đà phát triển và đòi hỏi nguồn vốn, công nghệ lớn, Việt Nam có dư địa lớn cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có Ấn Độ.Việt Nam và Ấn Độ có nhiều điểm tương đồng về tự nhiên, lịch sử, kinh tế; quan hệ chính trị giữa hai nước tốt đẹp, tin cậy và đã tạo được những khuôn khổ quan trọng, tạo nền tảng vững chắc cho hợp tác kinh tế.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp Ấn Độ cần tăng cường hơn nữa sự hiện diện tại Việt Nam, đặc biệt trong những lĩnh vực Ấn Độ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như hạ tầng bao gồm cả hàng không, đường sắt; năng lượng và năng lượng tái tạo; nông nghiệp công nghệ cao; dịch vụ, logistic; du lịch; dược phẩm; dệt may. Đại diện các doanh nghiệp Ấn Độ khẳng định quan tâm và mong muốn đầu tư kinh doanh tại Việt Nam trong các ngành và lĩnh vực Ấn Độ có tiềm lực và công nghệ như năng lượng tái tạo, dược phẩm, nông nghiệp, công nghệ thông tin, dịch vụ.Việt Nam có nhiều tiềm năng để hợp tác kinh doanh, đầu tư, song trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa các nước trong khu vực, Chính phủ Việt Nam cần quan tâm hỗ trợ hơn nữa, tạo môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có Ấn Độ, làm ăn và đầu tư tại Việt Nam như cải cách thủ tục cấp phép đầu tư, hải quan.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh ghi nhận ý kiến của các doanh nghiệp, khẳng định Việt Nam đang nỗ lực tạo dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có Ấn Độ.Việt Nam đặt mục tiêu duy trì tốc độ phát triển giai đoạn 2016-2020 bình quân 6,5 đến 7%/năm, sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, phát triển bền vững, ổn định, xanh và sạch với ba động lực chính là xuất khẩu, phát triển thị trường nội địa và mở rộng đầu tư.
Chính phủ Việt Nam cam kết thúc đẩy cải cách, hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách theo hướng nhất quán, minh bạch và có tính dự báo, đặc biệt coi trọng khu vực doanh nghiệp tư nhân và đầu tư nước ngoài, có các chính sách khuyến khích đầu tư vào những lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu cao, triển khai nhiều biện pháp quyết liệt nâng cao năng lực cạnh tranh theo phương châm “Chính phủ kiến tạo, hiệu quả, lấy doanh nghiệp và người dân là đối tượng phục vụ”.
Chiều tối 4/7, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã đến chào Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee, tiếp Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Bộ trưởng Tài chính Arun Jaitley; dự và phát biểu tại phiên khai mạc Đối thoại Delhi lần thứ 9. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định mong muốn và quyết tâm của Chính phủ Việt Nam thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ tương xứng với tiềm năng và vị thế của cả hai nước.Nhằm ứng phó tốt hơn với những biến chuyển của tình hình khu vực và quốc tế hiện nay, hai bên cần tăng cường hợp tác trên bình diện đa phương, tham vấn và phối hợp trong các vấn đề quốc tế hai nước cùng quan tâm.
Tại cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Bộ trưởng Tài chính Arun Jaitley, hai bên nhất trí duy trì hợp tác về an ninh quốc phòng, nhất là về đào tạo, huấn luyện, trao đổi tại các diễn đàn an ninh-quốc phòng. Bộ trưởng Jaitley cũng khẳng định Ấn Độ sẽ tiếp tục cung cấp các gói tín dụng ưu đãi trong các lĩnh vực mà Việt Nam đang cần đầu tư để nâng cao năng lực, phục vụ công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa của Việt Nam.Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho rằng giữa hai nước còn nhiều cơ hội để hợp tác đầu tư, Chính phủ hai nước cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp của cả hai bên mở rộng hợp tác, đầu tư, kinh doanh trên cơ sở cùng có lợi và phục vụ mục tiêu phát triển của mỗi nước.
Cũng trong chiều 4/7 đã diễn ra khai mạc Đối thoại Delhi lần thứ 9. Phó Thủ tướng Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã dự và có phát biểu tại phiên khai mạc cấp Bộ trưởng.Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang chứng kiến những chuyển dịch mạnh mẽ về địa chính trị và địa kinh tế, hướng tới hình thành một trật tự đa cực. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Ấn Độ cùng chia sẻ những lợi ích chính trị, kinh tế và xã hội lớn ở châu Á - Thái Bình Dương và cần đóng vai trò quan trọng hơn nhằm duy trì hòa bình, ổn định và phát triển tại khu vực và trên toàn cầu./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tham dự Đối thoại Delhi lần thứ 9
07:31' - 05/07/2017
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, chiều 4/7, cuộc Đối thoại Delhi lần thứ 9 (Đối thoại Delhi 9) đã khai mạc tại khách sạn Taj Palace ở trung tâm thủ đô của Ấn Độ.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ tìm cách thiết lập cơ chế thanh toán mới với Iran
06:01' - 05/07/2017
Ấn Độ tìm cách thiết lập một cơ chế thanh toán mới trong thương mại với Iran, trong bối cảnh lo ngại về khả năng Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính mới nhằm vào quốc gia Hồi giáo này.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ: Thuế tăng có thể khuyến khích hoạt động mua bán vàng chui
21:41' - 04/07/2017
Việc tăng thuế tiêu thụ vàng ở Ấn Độ có thể khuyến khích việc mua bán chui cũng như hoạt động buôn lậu vàng vào nước này.
-
Doanh nghiệp
Ấn Độ chống nạn “tiền đen” và trốn thuế
13:33' - 03/07/2017
Mới đây, Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi, đã hủy giấy phép của hơn 100.000 doanh nghiệp phạm pháp. Đây được coi là nỗ lực mới nhất của chính phủ nước này nhằm chống nạn “tiền đen” và trốn thuế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Lộ lọt, mua bán dữ liệu cá nhân là nguyên nhân của nhiều tội phạm
13:59'
Theo các đại biểu Quốc hội, việc lộ lọt dữ liệu cá nhân, mua bán thông tin cá nhân đang diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi và là nguyên nhân của nhiều tội phạm.
-
Kinh tế Việt Nam
Hình ảnh Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Thành phố Hồ Chí Minh
13:31'
Sáng 24/5/2025, tại trường Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra Lễ viếng nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Đảm bảo an ninh, an toàn tại Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
13:20'
Lực lượng chức năng đã triển khai phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, trong những ngày diễn ra Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp làm gì để "chung sống" với thuế đối ứng của Hoa Kỳ?
12:13'
Việc Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế đối ứng với hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam không chỉ là thách thức trước mắt mà còn đặt ra yêu cầu lâu dài trong việc thích ứng của doanh nghiệp Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng chí Trần Đức Lương - Tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo vì nước vì dân
11:41'
TTXVN xin giới thiệu bài viết: "Đồng chí Trần Đức Lương - Tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo vì nước vì dân" của PGS, T.S Nguyễn Văn Bích, nguyên Trợ lý của Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết chặt quản lý đất đai khi hợp nhất và sắp xếp đơn vị hành chính
10:46'
Nam Định đang siết chặt quản lý đất đai nhằm tránh tình trạng lợi dụng thời điểm hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính để lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất đai, xây dựng công trình trái phép.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Malaysia: Thúc đẩy hợp tác chiến lược toàn diện và đi vào chiều sâu
10:14'
Chuyến thăm chính thức Malaysia của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ tiếp thêm động lực thúc đẩy hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước và đi vào chiều sâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành nhựa chuyển đổi xanh - Bài cuối: Giải pháp phù hợp với khả năng người Việt
09:58'
Để chuyển đổi xanh, ngành nhựa Việt Nam cần quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cùng với hệ thống các chính sách hỗ trợ kịp thời.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành nhựa chuyển đổi xanh - Bài 1: Khó khăn phân loại rác thải nhựa tại nguồn
09:57'
Trong tiến trình chuyển đổi xanh, ngành nhựa Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có khó khăn phân loại rác thải nhựa tại nguồn.