Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Hợp tác tốt hơn để mở rộng thị trường
Trong khuôn khổ chương trình thăm chính thức LB Nga từ ngày 21-23/5 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ngày 21/5, tại trung tâm thương mại Hà Nội-Moskva, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chủ trì cuộc gặp gỡ giữa đại diện của khoảng 100 doanh nghiệp lớn từ Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam tại LB Nga và một số doanh nghiệp Nga nhằm thông báo tình hình kinh doanh và phát triển kinh tế trong nước, cũng như tiếp xúc và thiết lập quan hệ giữa hai bên.
Cuộc gặp được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân người Việt tại Nga tổ chức.
Phát biểu tại cuộc gặp, trước hết Phó Thủ tướng hoan nghênh các doanh nhân Việt Nam tại LB Nga đã làm rất tốt nhiệm vụ của công dân ở xa Tổ quốc trong tạo việc làm mới, tạo ngành nghề kinh doanh, đồng thời luôn hướng về Tổ quốc qua hoạt động đầu tư, từ thiện nhân đạo, góp phần phát triển đất nước.
Dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, nhưng cộng đồng Việt Nam tại Nga nói chung và các doanh nhân nói riêng là một cộng đồng đoàn kết, gắn bó, có đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh, luôn nỗ lực vượt qua mọi thử thách.
Việt Nam và LB Nga có mối quan hệ truyền thống lâu đời và hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực.
Hiện Việt Nam đang là đối tác chiến lược duy nhất của LB Nga ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Trong chặng đường dài hơn một thập kỷ là đối tác chiến lược, kinh tế thương mại luôn là một điểm sáng trong tổng thể các mối quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
Phó Thủ tướng thông báo, chuyến thăm Nga lần này của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhằm tiếp tục khẳng định quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, làm sâu sắc hơn về nội dung cũng như thống nhất các định hướng mới.
Năm 2020, Việt Nam và LB Nga sẽ kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực chính trị-ngoại giao, kinh tế-thương mại, an ninh-quốc phòng, khoa học-công nghệ, giáo dục-đào tạo, văn hóa, du lịch...
Hợp tác kinh tế Việt-Nga ngày càng được tăng cường với bốn lĩnh vực trụ cột, gồm thương mại, đầu tư, dầu khí và năng lượng điện.
Kim ngạch thương mại hai chiều có xu hướng tăng và hình thức hợp tác, đầu tư cũng ngày càng đa dạng.
Năm 2018, kim ngạch thương mại Việt Nam-LB Nga đạt 4,57 tỷ USD, tăng 28,6% so với năm 2017, và đang phấn đấu nâng con số này lên 10 tỷ USD vào năm 2020.
Cộng đồng người Việt tại Nga, và những doanh nhân Việt tại Nga đã góp phần không nhỏ trong những thành công này.
Doanh nghiệp Việt Nam tại LB Nga thời gian qua đã là đầu mối quan trọng để đưa hàng hóa, sản phẩm của đất nước đến với thị trường Nga.
Các doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động tại Nga là những đại sứ của thương hiệu Việt, góp phần quảng bá tích cực cho các mặt hàng chất lượng cao của Việt Nam.
Thông qua các cửa hàng của người Việt, nhiều sản phẩm công nghiệp nhẹ, nông sản, thực phẩm của ta đã từng bước chiếm lĩnh một phần thị trường tiêu dùng Nga.
Phó Thủ tướng cho biết đất nước đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với mục tiêu sớm trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Những nhiệm vụ quan trọng đặt ra với giới doanh nhân đặc biệt là giới doanh nhân ở nước ngoài là thu hút các nguồn đầu tư, đồng thời mở cửa thị trường, tìm kiếm thị trường cho hàng hóa sản phẩm Việt Nam.
Hiện nay Việt Nam đang theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, làm bạn với tất cả các nước, tham gia nhiều hiệp định thương mại đa phương, song phương, hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Đây là điều kiện rất tốt và là cơ hội để đưa hàng hóa Việt Nam ra nước ngoài và thu hút đầu tư về trong nước.
Phó Thủ tướng mong rằng doanh nghiệp Việt Nam tại LB Nga tiếp tục phát huy truyền thống quan hệ tốt đẹp, đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh trong tình hình mới, phù hợp với điều kiện mới, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Thứ hai, theo Phó Thủ tướng, doanh nghiệp tại LB Nga cần có sự phối hợp tốt hơn, hợp tác tốt hơn với các doanh nghiệp trong nước, trước hết mở rộng thị trường tại khu vực, là cầu nối để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của Việt Nam.
Đáp lại, Chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt Nam tại LB Nga Lê Trường Sơn cảm ơn những thông tin thời sự kịp thời mà Phó Thủ tướng và Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc đã thông báo.
Ông Lê Trường Sơn khẳng định cuộc gặp là dịp tốt để doanh nghiệp ở hai phía chia sẻ kinh nghiệm nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau và tin rằng sẽ còn nhiều dịp như vậy trong suốt khuôn khổ chuyến thăm, từ đó các doanh nghiệp có những điều chỉnh thích hợp trong định hướng kinh doanh cũng như đầu tư, góp phần phát triển kinh tế, củng cố quan hệ kinh tế-thương mại giữa Việt Nam và LB Nga.
Tại cuộc gặp, các doanh nghiệp hai bên cũng đã tiến hành trao đổi trực tiếp để tìm kiếm đối tác và cơ hội kinh doanh, đầu tư./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản)
17:49' - 16/04/2019
Ngày 16/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã tiếp ông Masumi Kakinori, tân Tổng Giám đốc Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản).
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tiếp Phó Chủ tịch Tập đoàn Compal
19:24' - 10/04/2019
Ngày 10/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã tiếp ông Ray Chen, Phó Chủ tịch Tập đoàn Compal (Đài Loan, Trung Quốc).
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Khuyến khích doanh nghiệp Nga mở rộng đầu tư tại Việt Nam
16:34' - 14/03/2019
Ngày 14/3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng có buổi tiếp ông Vitaly Markelov, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Gazprom (Liên bang Nga).
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Khuyến khích doanh nghiệp Pháp mở rộng đầu tư tại Việt Nam
16:37' - 05/03/2019
Ngày 5/3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng có buổi tiếp Ủy ban Điều hành Tập đoàn Air Liquide (Pháp).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm Tài chính tại Việt Nam
11:32'
Bộ Tài chính đang khẩn trương phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan xây dựng và hoàn thiện Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm Tài chính tại Việt Nam để trình tại Kỳ họp lần thứ 9.
-
Kinh tế Việt Nam
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: VƯƠN MÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
10:18'
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: VƯƠN MÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ.
-
Kinh tế Việt Nam
Ông Nguyễn Trung Kiên giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài
09:24'
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn ký ban hành Quyết định bổ nhiệm Chủ nhiệm và 4 Phó Chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao (sau khi tổ chức lại).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn Standard Chartered
21:54' - 02/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn hỗ trợ Việt Nam xây dựng các Trung tâm tài chính quốc tế, cung cấp tài chính xanh, hỗ trợ lĩnh vực kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời thép mạ xuất xứ Trung Quốc và Hàn Quốc
21:51' - 02/04/2025
Mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cao nhất là 37,13% đối với hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc và 15,67% đối với hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Belarus: Nhiều dư địa trong hợp tác thương mại
20:55' - 02/04/2025
Trong năm 2025, Việt Nam - Belarus sẽ tiếp tục phát triển FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh tăng trưởng kinh tế quý I đạt 7,51%
20:47' - 02/04/2025
Chiều 2/4, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức phiên họp đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội quý I và triển khai nhiệm vụ giải pháp quý II năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Gỡ khó cho các dự án của Quảng Ninh cũng là cho cả nước
20:29' - 02/04/2025
Các dự án này gặp nhiều khó khăn vướng mắc về thủ tục cấp phép đầu tư, nguồn nguyên liệu san lấp, quy hoạch chung của các địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo cú hích phát triển kinh tế tư nhân
18:52' - 02/04/2025
Thủ tướng nhấn mạnh, để kinh tế tư nhân phát triển phải đảm bảo quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền tiếp cận bình đẳng với tài nguyên thiên nhiên, tài sản của đất nước.