Phó Thủ tướng: Xem xét giá khẩu trang, nước rửa tay phòng dịch bệnh do nCoV
Phiên họp đột xuất này do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban Chỉ đạo chủ trì, nhằm đánh giá tình hình tác động tới công tác điều hành giá ngay trong tháng đầu năm 2020.
Cùng dự họp có lãnh đạo các bộ, ngành thành viên, đại diện Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng, Hội các nhà bán lẻ Việt Nam, 2 doanh nghiệp lớn trong ngành thực phẩm là Công ty cổ phần CP và Công ty Dabaco.
Mở đầu phiên họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, tình hình giá cả ngay từ đầu năm đã có nhiều diễn biến mới, phức tạp nên Chính phủ triệu tập họp Ban Chỉ đạo nhằm đánh giá tình hình điều hành giá ngay từ đầu năm.Cụ thể, dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) xuất hiện tác động tới tình hình kinh tế giá cả thế giới.
Theo nhiều dự báo, nCoV sẽ tác động lớn nhất tới lĩnh vực nhiên liệu và năng lượng theo xu hướng giảm do kinh tế thế giới sẽ giảm sâu hơn dự báo, tác động tới ngành hàng không, du lịch cũng suy giảm theo.
Trong khi đó, Việt Nam là nước có kim ngạch nhập khẩu và xuất khẩu nhiều, có cả mặt lợi và không lợi (giá xăng dầu trong nước giảm, dân được lợi nhưng giá xuất khẩu dầu thô của PVN giảm).
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đặt ra vấn đề xem xét giá khẩu trang, nước rửa tay phòng dịch do nCoV tăng để bảo đảm nguồn cung trong nước, khách du lịch và việc Việt Nam quyết định hỗ trợ khẩu trang cho Trung Quốc phòng dịch.Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá hàng hóa trong dịp Tết dồi dào, không sốt hàng, tăng giá, nhưng đáng lưu ý là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2020 tăng khá cao, 1,23% so với tháng 12 trước đó.
Nguyên nhân chính là mặt hàng thịt lợn, tuy nguồn cung đủ và giá bán không còn ở mức đột biến như thời gian trước, nhưng mặt bằng giá vẫn ở mức cao (80.000-86.000 đồng/kg hơi) như trước Tết, tác động không nhỏ đến diễn biến chung của thị trường.
Do đó, Phó Thủ tướng cho rằng, giá cả trong tháng đầu năm 2020 có yếu tố “bình thường và bất thường”. Bình thường là giá tăng vào dịp cuối năm, nhưng bất thường là CPI cao nhất trong 7 năm qua, tính cả so sánh với tháng 1 cùng kỳ năm trước và tháng 12 liền kề trước đó.
Dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê giá thịt lợn hơi hiện nay vẫn giữ ở mức giá cao hơn 8,29% so với tháng 12/2019, Phó Thủ tướng đặt ra vấn đề “do cung-cầu hay là do độc quyền cung ứng gây ra chuyện này?” và đề nghị các cơ quan chuyên ngành làm rõ việc hạch toán chi phí, giá thành, giá bán thịt lợn cũng như thị phần của các doanh nghiệp chăn nuôi, sớm báo cáo Ban Chỉ đạo.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo việc thực hiện quyết định nhập khẩu thịt lợn thành phẩm, việc tái đàn, cung ứng thịt lợn sau Tết.
“Nhà nước không can thiệp thô bạo vào thị trường nhưng phải bảo đảm hài hòa lợi ích người sản xuất, người tiêu dùng và xã hội”, Phó Thủ tướng nói. Theo Cục quản lý giá (Bộ Tài chính), nếu không triển khai ngay và quyết liệt hơn các biện pháp đã được Thủ tướng chỉ đạo để điều hành mặt bằng giá giảm ngay (theo các chỉ tiêu định sẵn) trong tháng 2 và tháng 3 thì điều hành CPI dưới 4% là nhiệm vụ rất khó khăn. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ này và các cơ quan liên ngành sẽ kiểm tra việc sản xuất, cung ứng và giá bán thịt lợn trong những ngày tới. Còn theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, hiện có 19 tỉnh, thành phố hoàn toàn hết dịch tả lợn châu Phi, 37 tỉnh có 85% xã, phường không xuất hiện dịch qua 30 ngày.Tới hết tháng 1/2020, thực tế cả nước chỉ tiêu hủy 11.845 con lợn, giảm 99% so với tháng 5/2019- tháng đỉnh cao của tiêu hủy lợn dịch, lợn xuất chuồng tăng hơn 20% so với tháng trước.
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, đây là điều kiện tốt để doanh nghiệp, người nuôi tái đàn. Một số tập đoàn của Mỹ đã công bố vacxin phòng dịch tả lợn châu Phi. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị các doanh nghiệp chăn nuôi lớn giảm giá bán để tránh ảnh hưởng tới CPI. Tại cuộc họp, đại diện Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng nguồn cung thịt lợn không thiếu trong thời gian qua.Trong khi đó, các doanh nghiệp chăn nuôi cũng cho rằng ít nhiều chịu thiệt hại từ dịch tả lợn châu Phi, giá bán luôn thấp hơn giá thị trường nhưng thông báo lợi nhuận vẫn cao. Tuy nhiên, do giá thành đang cao nên các doanh nghiệp khó có thể giảm giá.
Trước bối cảnh dịch bệnh do nCoV, hạn chế giao thương qua biên giới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ chỉ đạo việc chế biến sâu, điều chỉnh nguồn hàng, tăng cường sản phẩm thay thế như làm thức ăn gia súc để không phải nhập khẩu.Đồng thời, Bộ cũng xúc tiến thị trường xuất khẩu nông sản tới Nga, Hoa Kỳ và Brasil trong 3 tháng tiếp theo.
Liên quan tới giá khẩu trang và nước sát trùng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch- Tài chính (Bộ Y tế) Lê Thành Công cho biết nhu cầu đang tăng đột biến.Cả nước có 46 đơn vị sản xuất khẩu trang nhưng nguyên liệu phụ thuộc phía Trung Quốc và bị động kế hoạch sản xuất do sát Tết Nguyên đán. Vừa qua, có đơn vị ở Trung Quốc đề nghị nhập khẩu khẩu trang từ Việt Nam.
Cũng theo ông Lê Thành Công, các đơn vị sản xuất trong nước đang tìm nguyên liệu mới từ châu Âu, các quốc gia khác để nhập khẩu, sản xuất.Về dung dịch sát khuẩn, chủ yếu dùng trong đơn vị y tế qua đấu thầu mua sắm, giờ mỗi gia đình mua thì việc đáp ứng là khó khăn.
Ông Lê Thành Công khẳng định, “không có chuyện bệnh viện bán khẩu trang, dung dịch sát khuẩn ra ngoài vì bản thân các bệnh viện rất lo các nguồn cung ứng nội bộ để phòng, chống dịch”. Trong khi đó, Cục trưởng Cục quản lý giá Nguyễn Anh Tuấn cho biết, khẩu trang không nằm trong diện bình ổn, quản lý giá nhưng theo Nghị định số 109/2013/NĐ-CP (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn) thì mặt hàng này phải niêm yết giá. “Không niêm yết cũng bị xử phạt và niêm yết mà tăng giá bán thì sẽ phạt nặng hơn từ 10- 15 triệu đồng và bồi hoàn tiền cho người tiêu dùng. Nghị định 109 quy định Thanh tra tài chính, quản lý thị trường thực hiện kiểm tra, xử phạt”, ông Tuấn nói. Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, tình hình mới đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện theo các chỉ đạo tại Kết luận số 03 ngày 4/1/2020 của Trưởng ban Chỉ đạo để kiểm soát lạm phát theo kịch bản từ đầu năm và cả năm 2020.Bộ Công Thương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính theo dõi sát giá xăng dầu thế giới để dự báo các diễn biến, trên cơ sở đó sử dụng linh hoạt quỹ bình ổn giá để bình ổn giá xăng dầu.
Đối với nhóm hàng thực phẩm, nhất là mặt hàng thịt lợn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp tổ chức quyết liệt các giải pháp để bình ổn giá, giảm giá mặt hàng thịt lợn, báo cáo Chính phủ.Theo đó, quyết tâm làm tốt các biện pháp điều hành cung – cầu, bảo đảm lợi ích các bên, giúp giá thịt lợn hơi giảm 10% trong tháng 2 và tiếp tục giảm về mức 60.000-65.000 đồng/kg hơi trong tháng 3 và các tháng tiếp theo giá bình ổn hoặc tiếp tục giảm về mức 45.000-50.000 đồng/kg hơi, mức bình thường trước khi có dịch; tăng cường công tác chỉ đạo các doanh nghiệp trong việc thúc đẩy khâu phân phối, bán lẻ.
"Các bộ, ngành, mà chủ trì là Bộ Công Thương phải trả lời cho Chính phủ tại sao giá thành thấp mà giá bán lại vẫn cao như hiện nay? Không thiếu thịt lợn mà giá không xuống? Tổng cục Thuế sớm có yêu cầu kiểm tra hạch toán chi phí, giá thành, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước, tổn thất từ dịch của các doanh nghiệp chăn nuôi lớn, bảo đảm công khai, minh bạch, tuân thủ pháp luật, chống độc quyền, gian lận thương mại và lợi ích nhóm nếu có trong lĩnh vực này”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu. Phó Thủ tướng giao Quản lý thị trường, Thanh tra tài chính tăng cường kiểm tra, xử phạt hành vi không niêm yết giá khẩu trang hoặc niêm yết nhưng tăng giá bán.Bộ Thông tin và Truyền thông chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và các cơ quan báo chí tổ chức thực hiện công tác truyền thông, đảm bảo kịp thời, minh bạch thông tin về giá, nhất là trong việc thực hiện các chính sách lớn của Chính phủ./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Dịch bệnh do virus Corona: Không để tăng giá bất hợp lý mặt hàng khẩu trang y tế
16:37' - 31/01/2020
Xếp hàng và lùng mua khẩu trang, nước rửa tay khô là tình trạng chung tại khắp các nước và vùng lãnh thổ từ Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản… và thậm chí ngay cả tại Hoa Kỳ.
-
Kinh tế số
Dịch do virus Corona: Khẩu trang y tế có giúp phòng ngừa hiệu quả?
15:03' - 31/01/2020
Người dân của nhiều nước khắp thế giới đang đổ xô đi mua khẩu trang y tế nhằm phòng ngừa chủng virus Corona mới (2019-nCoV) bùng phát tại Trung Quốc.
-
Phân tích doanh nghiệp
Tập đoàn Mai Linh tặng khẩu trang miễn phí cho lái xe, khách hàng
13:50' - 31/01/2020
Chương trình phát khẩu trang miễn phí cho toàn bộ lái xe và khách hàng đi taxi Mai Linh sẽ được áp dụng từ nay cho tới khi có thông báo chính thức của WHO đã khống chế và chấm dứt dịch bênh.
-
Kinh tế tổng hợp
Hà Nội: Yêu cầu chuẩn bị số lượng lớn khẩu trang dự phòng
20:42' - 30/01/2020
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu ngành y tế phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra cơ sở sản xuất, chuẩn bị số lượng khẩu trang dự phòng từ 15 - 20 triệu cái.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27' - 05/07/2025
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Giữ trận tuyến bảo vệ người tiêu dùng
17:36' - 05/07/2025
Thương mại điện tử bùng nổ kéo theo số vụ vi phạm tăng mạnh, buộc lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững kỷ cương thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm giàu rừng đầu nguồn, cải thiện khả năng lưu giữ nước
16:38' - 05/07/2025
Chương trình “Water of Life: Vì một Việt Nam xanh” tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ với 60 ha rừng đầu nguồn và mô hình giáo dục “Trải nghiệm thiên nhiên cùng Mizuiku” tại vườn quốc gia năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN yêu cầu điện lực các cấp trực tiếp giải đáp về hóa đơn tăng bất thường
15:36' - 05/07/2025
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi các các Tổng công ty Điện lực về việc tuyên truyền về hóa đơn tiền điện tháng 6/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 7,63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
12:19' - 05/07/2025
Theo số liệu Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố sáng 5/7, trong tháng 6/2025, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 76,15 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng 5/2025 và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối cầu Nhơn Trạch với dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2025
11:56' - 05/07/2025
Hiện tại, cầu Nhơn Trạch nối TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai trên tuyến Vành đai 3 đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, dự kiến thông xe giữa tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
FDI “đổ vào” Việt Năm cao nhất trong 15 năm qua
11:33' - 05/07/2025
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý II/2025, CPI của cả nước tăng 3,31%
11:03' - 05/07/2025
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 6 tăng 3,57%, với 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. Tính chung cả quý II, CPI tăng 3,31% so với cùng kỳ năm 2024.