Tại chiến trường miền Nam, cán bộ, phóng viên, điện báo viên của TTXGP đã bám trụ kiên cường trên những địa bàn vô cùng khốc liệt, hoạt động trong điều kiện thiếu thốn mọi bề. Trong ảnh: Tổ tráng phim, in ảnh (B22) của TTXGP. Ảnh: Tư liệu TTXGP
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, TTXGP tung ra hai cánh quân lớn cùng với một số phóng viên VNTTX bám sát các đơn vị chủ lực, thông tin nhanh về các trận đánh, về tình hình chiến trường, về các bước tiến quân như vũ bão của bộ đội, tiếp quản các vùng giải phóng…Trong ảnh: Đoàn cán bộ phóng viên VNTTX và TTXGP đi chiến dịch Hồ Chí Minh trên đường tiến về Sài Gòn. Ảnh: Tư liệu VNTTX
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, TTXGP tung ra hai cánh quân lớn cùng với một số phóng viên VNTTX bám sát các đơn vị chủ lực, thông tin nhanh về các trận đánh, về tình hình chiến trường, về các bước tiến quân như vũ bão của bộ đội, tiếp quản các vùng giải phóng…Trong ảnh: Phóng viên ảnh Phong Vân (bút danh Chính Vân) của TTXGP khai thác thông tin về du kích xã An Phú, huyện Củ Chi bắn hạ máy bay Mỹ, tháng 4/1975. Ảnh: Nguyễn Đức Cảnh - TTXGP
Phóng viên TTXGP tác nghiệp trên đường đi công tác ở Đồng Tháp Mười. Ảnh: Tư liệu TTXGP
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, TTXGP tung ra hai cánh quân lớn cùng với một số phóng viên VNTTX bám sát các đơn vị chủ lực, thông tin nhanh về các trận đánh, về tình hình chiến trường, về các bước tiến quân như vũ bão của bộ đội, tiếp quản các vùng giải phóng…Trong ảnh: Phóng viên VNTTX và TTXGP trên đường vào Sài Gòn, ngày 30/4/1975. Ảnh: Tư liệu VNTTX
Chặng dừng chân của đoàn phóng viên GP 10 của VNTTX trên đường vào Chiến dịch Hồ Chí Minh để chi viện cho TTXGP. Ảnh: Tư liệu VNTTX
Hơn 150 cán bộ, phóng viên, nhân viên kỹ thuật “GP10” (Giải phóng - khóa phóng viên thứ 10) là lớp phóng viên chiến trường của VNTTX với quy mô lớn nhất, chất lượng, được chi viện cho TTXGP từ cuối tháng 3/1973 khi chiến trường miền Nam đang trong giai đoạn quyết liệt nhất và quyết định nhất. Trong ảnh: Nhà báo Triệu Thị Thuỳ cùng các phóng viên lớp GP10 trên đường vào chiến trường miền Nam chi viện cho TTXGP (3/1973). Ảnh: Tư liệu VNTTX
Các phóng viên TTXGP tại căn cứ Trà Nô của Khu V, tháng 10/1974. Ảnh: Tư liệu TTXGP ;
Trong hơn 15 năm ra đời và phát triển dưới bom đạn kẻ thù (1960–1975), TTXGP phải sơ tán trụ sở chính hàng chục lần những vẫn luôn duy trì “mạch máu” thông tin và có mặt ở hầu hết các mặt trận, điểm nóng trên chiến trường miền Nam. Trong ảnh: Điện báo viên B8 TTXGP đang thu phát tin. Ảnh: Tư liệu TTXGP
Liệt sĩ - nhà báo Lương Nghĩa Dũng, phóng viên chiến trường của Thông tấn xã Việt Nam đã hy sinh ngay trên xe tăng của quân giải phóng truy kích địch trong chiến dịch xuân-hè 1972. Ảnh: Tư liệu VNTTX
Năm 1972, VNTTX đã mở lớp đào tạo cấp tốc hơn 150 cán bộ, phóng viên, nhân viên kỹ thuật (lớp đó gọi là GP 10), sau đó, cuối tháng 3/1973 được đưa vào các chiến trường từ Quảng Trị tới Nam Bộ, do đồng chí Phó Tổng biên tập VNTTX Trần Thanh Xuân dẫn đầu, để tăng cường kịp thời cho các chiến trường. Trong ảnh: Phó TBT VNTTX Trần Thanh Xuân và các phóng viên VNTTX tại một trạm dừng chân trên đường vào chiến trường miền Nam (3/1973). Ảnh: Tư liệu VNTTX