Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khẳng định trước quốc dân đồng bào và toàn thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”. Đó cũng là tư tưởng bất hủ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt ra với cả thế giới ngay khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện trọn vẹn mong muốn của Bác Hồ và làm sáng ngời hiện thực của chân lý "Không có gì quý hơn độc lập, tự do!" trong sự nghiệp bảo vệ đất nước. Ảnh: Trần Mai Hưởng - TTXVN
Việt Nam cũng là thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm cao trong các tổ chức quốc tế, đóng góp tích cực và đang trở thành nước có vị thế và vai trò ngày càng cao ở khu vực, được cộng đồng quốc tế tôn trọng. Ảnh: Dương Giang-TTXVN
Vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Trong ảnh: Lễ xuất quân Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 lên đường thực hiện nhiệm vụ tại Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc Nam Xu-đăng (2018). Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN
Từ nhóm nước thu nhập thấp, Việt Nam đã vươn lên xếp trong nhóm các nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Ảnh: Ngọc Hà - TTXVN
Việt Nam tổ chức thành công nhiều sự kiện tầm vóc quốc tế lớn, trong đo có tổ chức thành công APEC 2017 (11/11/2017) tại Đà Nẵng. Ảnh: TTXVN
Việt Nam chủ trương “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”, cùng Hoa Kỳ xây dựng quan hệ hợp tác trên nguyên tắc hợp tác cùng có lợi, bình đẳng, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Trong ảnh: Ngày 5/8/1995, tại Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Warren Christopher và Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm ký Nghị định thư, chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ. Ảnh: Xuân Tuân - TTXVN
Nghi thức thượng cờ tại Lễ kết nạp Việt Nam là thành viên chính thức thứ bảy của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), chiều 28/7/1995, tại Thủ đô Bandar Seri Begawan (Brunei). Gia nhập ASEAN là một quyết định mang tính lịch sử, một quyết sách đúng đắn và kịp thời, là bước đột phá đầu tiên để Việt Nam hội nhập khu vực và thế giới. Ảnh: Trần Sơn – TTXVN
Môi trường đầu tư liên tục được cải thiện, thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư cho phát triển. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN
Chưa bao giờ nhịp độ phát triển và đổi thay từ nông thôn đến thành thị, từ miền núi đến đồng bằng lại nhanh chóng, mạnh mẽ như hiện nay. Ảnh: Ngọc Hà – TTXVN
Đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm để làm động lực cho phát triển kinh tế vùng, miền và cả nước. Ảnh: TTXVN
Từ nhóm nước thu nhập thấp, Việt Nam đã vươn lên xếp trong nhóm các nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN
Lễ thượng cờ cấp quốc gia được tổ chức tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) chào mừng 77 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 dự Lễ ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN
Việt Nam cũng là thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm cao trong các tổ chức quốc tế. Trong ảnh: Tuỳ viên Quốc phòng các nước ASEAN và các nước ASEAN + tham dự diễn tập cơ chế phòng, chống dịch COVID-19 giữa quân y các nước ASEAN (ADMM COVID-19) trực tuyến tại điểm cầu Hà Nội. Ảnh: Dương Giang - TTXVN
Từ khi gia nhập WTO đến nay, Việt Nam đã ký kết 15 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) khu vực và song phương, phủ rộng hầu hết các châu lục. Trong ảnh: Lễ ký Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA và EVIPA) diễn ra với sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (2019). Ảnh: Lâm Khánh - TTXVN