Khuôn viên rộng lớn phía trước Hoàng Hạc Lâu. Ảnh: Văn Điệp - TTXVN
Du khách đến thăm Hoàng Hạc Lâu không chỉ để chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc, mà còn để lắng nghe âm vang của lịch sử và thi ca vọng lại từ nghìn năm trước. Ảnh: Văn Điệp - TTXVN
Tầng hai đến tầng bốn lưu giữ những bài thơ Đường và những bức họa về các sự kiện lịch sử từ thời Tam Quốc đến nay. Ảnh: Văn Điệp – TTXVN
Phía Nam của tòa lầu là chiếc chuông “Thiên Hỷ Cát Tường” cao 5m với đường kính rộng 3m, nặng 20 tấn. Ảnh: Văn Điệp – TTXVN
Nhìn ra xa là “Lạc Mai Hiên”, nơi biểu diễn các điệu múa, bản nhạc cổ nổi tiếng từ thời nước Sở để phục vụ khách tham quan. Ảnh: Văn Điệp – TTXVN
Hoàng Hạc Lâu thu hút rất đông du khách đến tham quan. Ảnh: Văn Điệp - TTXVN
Bên trong tháp trưng bày nhiều điển tích, thơ ca và các dấu tích xưa. Tầng một cao hơn 10m có bức bích họa bằng gốm sứ với diện tích 54 m2 mô tả cảnh tiên giới với mây, nước, tiên hạc. Ảnh: Văn Điệp - TTXVN
Khuôn viên rộng lớn phía trước Hoàng Hạc Lâu. Ảnh: Văn Điệp - TTXVN
Không chỉ là một công trình đẹp về mặt kiến trúc, Hoàng Hạc Lâu còn là nơi lưu giữ tinh thần văn hóa Trung Hoa. Bên trong lâu, các tầng trưng bày thơ văn, thư pháp, tranh ảnh và hiện vật gắn liền với lịch sử lâu đời của tòa lầu và các thi nhân nổi tiếng. Ảnh: Văn Điệp - TTXVN
Phía Nam của tòa lầu là chiếc chuông “Thiên Hỷ Cát Tường” cao 5m với đường kính rộng 3m, nặng 20 tấn. Xa xa là “Lạc Mai Hiên”, nơi biểu diễn các điệu múa, bản nhạc cổ nổi tiếng từ thời nước Sở để phục vụ khách tham quan. Ảnh: Văn Điệp - TTXVN
Kiến trúc hiện tại của Hoàng Hạc Lâu là bản tái dựng vào năm 1985, mô phỏng theo phong cách đời Thanh. Tòa lâu cao năm tầng, cao hơn 50 mét, với mái ngói cong hình đầu chim hạc – tượng trưng cho sự thanh cao, thoát tục. Mỗi tầng đều có hành lang rộng để du khách ngắm toàn cảnh thành phố, sông nước và núi non bao quanh. Ảnh: Văn Điệp - TTXVN