Hành trình lên Hang xóm Trại (xã Tân Lập, Lạc Sơn). Ảnh: Trọng Đạt -TTXVN
Cửa vào Hang xóm Trại. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN
Di tích Hang Xóm Trại là di tích Văn hóa Hòa Bình tiêu biểu ở Việt Nam và Đông Nam Á, được phát hiện năm 1975. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN
Mái đá làng Vành nằm dưới chân núi Khụ Vành tại xã Yên Phú (Lạc Sơn, Hòa Bình). Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
Qua nhiều lần khai quật tại di tích Hang xóm Trại, các nhà khảo cổ phát hiện khối tư liệu khổng lồ gồm vỏ nhuyễn thể, xương răng thú, di cốt người, gốm và đặt biệt là di vật đá lên đến hàng nghìn hiện vật. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN
Hang xóm Trại có niên đại 21.000 năm, được xếp hạng di tích khảo cổ học cấp quốc gia năm 2001. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN
Vòm cổng vào Hang xóm Trại. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN
Phía trên trần của Hang xóm Trại. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN
Mái đá được cấu tạo bởi đất sét vôi cùng với các vỏ nhuyễn thể, vỏ trai ốc núi tạo thành. Mỗi tầng là những tàn tích sau bữa ăn của người Hoà Bình cổ. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
Di tích mái đá làng Vành vẫn giữ nguyên một phần của tầng văn hoá gốc, trên vách mái đá còn lại khá nhiều những lớp trầm tích của kỷ đệ tứ. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
Một mái đá có cửa rộng 30m, sâu 18m, vòm trần cao 10m, thấp dần về phía trong. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
Mái đá làng Vành thuộc nền Văn hoá Hoà Bình, có khung niên đại kéo dài từ 17.000 đến 8.000 năm. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
Lối đi vào khu vực Mái đá. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
Mái đá làng Vành là loại di tích khảo cổ học thời đại đá, thuộc loại di tích cư trú và mộ táng trong mái đá ở vùng sơn khối đá vôi. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN