Những mảng phù điêu trên nóc đình Sừng mang nhiều ý nghĩa biểu trưng. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
Tòa hậu cung của đình Sừng có kiến trúc thời Nguyễn với 4 vì, 3 gian, 2 hồi văn, làm bằng gỗ lim, được chạm khắc tinh tế với các đề tài tứ linh, tứ quý. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
Phía Đông cách tòa hậu cung khoảng 10m là miếu thờ thần bản thổ, có kiến trúc thời Nguyễn. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
Nghệ thuật trang trí, điêu khắc, chạm trổ độc đáo, tinh tế, mang giá trị thẩm mỹ của kiến trúc gỗ trong đình Sừng. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
Bức chạm trên bức cốn mê ở các góc của tòa bái được bố trí đăng đối, cân xứng và chạm khắc tỉ mỉ, có tính điệu nghệ cao. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
Tấm bia đá cổ hai mặt ở đình Sừng, được dựng vào thời Lê. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
Cả 4 góc ở hai đầu tòa đình được bẻ góc, uốn cong về phía trước, kê dưới cột trụ là hình các linh vật được chạm trổ độc đáo, tinh xảo. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
Cuối năm 1583, đình Sừng được dựng bằng tranh tre, nứa lá, là nơi hội họp, sinh hoạt văn hóa. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
Những mảng phù điêu sinh động được đắp bằng vôi vữa và mật mía trộn lẫn, nổi bật với hình tượng Rồng chầu, Phượng múa… Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
Tòa đình có 6 vì liên kết với nhau bởi đường thượng lương và hệ thống giằng cột, xà dọc, xà ngang tạo thành 5 gian rộng, 2 gian phụ ở đầu hồi văn. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
Đình có kiến trúc thời Nguyễn, dài hơn 24m, rộng hơn 11m. Khung sườn làm bằng gỗ lim. Trải qua thời gian và thăng trầm lịch sử, đình vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN
Nét cổ kính, thâm nghiêm và trầm mặc của đình Sừng. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN