Vỏ cây dướng được ngâm trong nước 2 - 3 ngày để làm mềm ra, ngâm qua nước vôi, rồi nấu đun sủi liên tục trên 10 tiếng và được ủ qua 1 ngày 1 đêm. Tiếp tục ngâm vỏ cây dướng trong nước sạch khoảng 7 - 10 ngày để thải hết nhựa cây và chất vôi. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN
Nguyên liệu làm giấy Dó là từ vỏ cây dướng. Sau khi luộc và ngâm mềm, vỏ cây dướng được nhặt sạch các cặn bẩn sau rồi vào bể nghiền thành bột để làm thành giấy Dó. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN
Sau khi đã ngâm mềm, vỏ cây dướng được cho vào bể nghiền thành bột để làm thành giấy Dó. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN
Từng lớp bột giấy mỏng tách khỏi khuôn liềm theo từng lớp chồng lên nhau, khoảng 40 - 50 tờ, sau đó chuyển sang công đoạn ép giấy cho hết nước rồi tách giấy đem phơi khô. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN
Bà Hoàng Thị Hậu quấy đều bột giất trong bể, dùng khuôn liềm để seo giấy Dó, bột giấy lỏng được đổ lên khuôn, tráng mỏng và đều để róc nước, sau đó với động tác nhanh dứt khoát nhấc liềm lên, từng lớp bột giấy mỏng đó tách khỏi khuôn liềm theo từng lớp chồng lên nhau. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN
Bà Hoàng Thị Chi xóm Suối Cỏ, tham gia làm giấy Dó cùng gia đình ông Chúc cũng đã gần 20 năm, cẩn thật lật phơi những tờ giấy Dó thành phẩm. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN
Gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Chúc là 1 trong 5 hộ gia đình duy trì công việc sản xuất giấy Dó tại xóm Suối Cỏ nhiều năm nay và vẫn phát triển mạnh mẽ. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN
Mỗi đợt seo đủ khoảng 40 - 50 tờ rồi chuyển sang công đoạn ép giấy cho hết nước, tiếp đến tách giấy đem phơi khô. Cứ 10 kg vỏ tươi hoặc 4 kg vỏ khô nguyên liệu sẽ làm ra khoảng 120 tờ giấy có giá dao động từ 10.000 - 15.000 đồng/tờ. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN
Công đoạn cuối cùng cho ra giấy Dó thành phẩm là vuốt phẳng giấy xếp thành từng tập để giao cho người mua. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN