Ngày càng có nhiều phụ nữ trở thành nữ lãnh đạo cấp cao trên chính trường Việt Nam, trong đó tiêu biểu là Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân - nữ Chủ tịch đầu tiên trong lịch sử Quốc hội Việt Nam. Là người đứng đầu hệ thống lập pháp, bà cùng Quốc hội đã ghi nhiều dấu ấn trong hoạt động của mình với tinh thần đổi mới, sáng tạo, hành động vì lợi ích của nhân dân, của đất nước. Trong ảnh: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch AIPA 41 điều hành Phiên toàn thể thứ hai Đại hội đồng lần thứ 41, Hội đồng Liên nghị viện ASEAN (AIPA 41), sáng 10/9/2020, tại Hà Nội. Ảnh: Dương Giang – TTXVN
Nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội Tôn Nữ Thị Ninh - được mệnh danh “người đàn bà thép” quyến rũ, với trí tuệ mẫn tiệp, sắc sảo và tính cách sắt đá, cương quyết. Suốt 20 năm trong ngành ngoại giao, bà đã trở thành chiếc cầu nối thế giới và Việt Nam. Đồng thời, việc đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng, bà Tôn Nữ Thị Ninh đã hỗ trợ cho phái đoàn của Chính phủ Việt Nam tại nhiều vòng đàm phán quan trọng. Ảnh: Thế Anh - TTXVN
Ngày càng có nhiều phụ nữ trở thành chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động; những lĩnh vực mà trước đây chỉ dành cho nam giới. Trong ảnh: Thủ tướng Mông Cổ Jargaltulgyn Erdenebat chủ trì lễ đón Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh thăm chính thức Mông Cổ, tháng 5/2017. Ảnh: Quang Hải - TTXVN
Ngày càng có nhiều phụ nữ trở thành chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động; những lĩnh vực mà trước đây chỉ dành cho nam giới. Trong ảnh: Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai tặng hoa chúc mừng người hiến máu tại Lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2020. Năm 2019, bà được Tạp chí Forbes Việt Nam bầu chọn là một trong 50 phụ nữ có ảnh hưởng nhất Việt Nam trong lĩnh vực chính trị. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
Ngày càng có nhiều phụ nữ trở thành chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động; những lĩnh vực mà trước đây chỉ dành cho nam giới. Trong ảnh: Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng thăm, tặng quà gia đình chính sách xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Phương Hoa - TTXVN
Ngày càng có nhiều phụ nữ trở thành chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động; những lĩnh vực mà trước đây chỉ dành cho nam giới. Trong ảnh: Sinh năm 1971, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh nhiệm kỳ 2020 – 2025 Đào Hồng Lan là nữ bí thư tỉnh ủy trẻ nhất hiện nay. Ảnh: Thanh Thương-TTXVN
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao trong khu vực và thế giới. Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng hoa Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tại buổi gặp mặt các nữ Đại biểu Quốc hội dự kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIV, ngày 10/6/2020. Ảnh: Trọng Đức – TTXVN
Ngày càng có nhiều phụ nữ trở thành chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động; những lĩnh vực mà trước đây chỉ dành cho nam giới. Trong ảnh: Bí thư Tỉnh ủy An Giang Võ Thị Ánh Xuân là nữ bí thư tỉnh ủy trẻ nhất trong số 6 nữ bí thư tỉnh ủy khóa XII, luôn năng động, trách nhiệm trong công việc, đi sâu đi sát thực tế để xây dựng tỉnh An Giang không ngừng phát triển, vững mạnh. Ảnh: Công Mạo-TTXVN
Ngày càng có nhiều phụ nữ trở thành chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động; những lĩnh vực mà trước đây chỉ dành cho nam giới. Trong ảnh: Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà trao giải cho các cá nhân nhận Giải thưởng Phụ nữ Viêt Nam 2019. Ảnh: Phương Hoa - TTXVN
Ngày càng có nhiều phụ nữ trở thành chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động; những lĩnh vực mà trước đây chỉ dành cho nam giới. Trong ảnh: Bà Cao Thị Ngọc Dung (bên trái), Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), được Tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn là một trong 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2019 trong lĩnh vực kinh doanh. Ảnh: Thế Anh – TTXVN
Sinh năm 1981, ca sĩ Mỹ Tâm được người hâm mộ gọi là Họa mi tóc nâu, một trong những nữ ca sĩ nổi tiếng ở Việt Nam. Trong ảnh: Ca sĩ Mỹ Tâm đoạt giải nữ ca sĩ được yêu thích nhất của Giải thưởng truyền hình TP Hồ Chí Minh (HTV) lần thứ tư – năm 2010. Ảnh: Quang Nhựt - TTXVN
Chương Thị Kiều, dân tộc Khmer (Kiên Giang), bị chấn thương vẫn gắng sức thi đấu cùng đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam lần thứ 6 giành HCV tại SEA Games. Ảnh: TTXVN
Bà Thái Hương, Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng chiến lược Tập đoàn TH, người đã làm nên cuộc cách mạng sữa tươi tại Việt Nam, đấu tranh minh bạch thị trường sữa, lan tỏa tinh thần sản xuất thực phẩm sạch, hữu cơ…3 năm (2016, 2017, 2019), bà được tạp chí Forbes Việt Nam vinh danh một trong 50 phụ nữ có ảnh hưởng nhất Việt Nam. Ảnh: TTXVN
Hàng ngàn phụ nữ được phong tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua toàn quốc, nhà giáo, thầy thuốc ưu tú; nhà giáo, thầy thuốc nhân dân; nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân... Trong ảnh: Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nguyên Giám đốc Bệnh viên Phụ sản Từ Dũ (TP Hồ Chí Minh) đã có những đóng góp vô cùng to lớn cho ngành Sản phụ khoa Việt Nam, giúp hàng ngàn đứa trẻ chào đời bằng thụ tinh ống nghiệm, là "bà tiên" của hàng ngàn gia đình Việt. Ảnh: Đinh Hằng - TTXVN
Trong khoa học, công nghệ phụ nữ tham gia gần 40% và tỷ lệ các nhà khoa học nữ đạt hơn 6%. Trong ảnh: Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình với Giáo sư Nguyễn Thị Kim Chi (ngoài cùng bên phải) và Nhà giáo Ưu tú Bùi Thị Tý, hai nhà khoa học được nhận giải thưởng KOVALEVSKAIA lần thứ nhất, năm 1985. Ảnh: Thái Bình - TTXVN
Thầy thuốc ưu tú, thạc sỹ, bác sỹ Hồ Phạm Thục Lan –Trưởng đơn vị chuyển hóa cơ xương, Trung tâm nghiên cứu y sinh, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch là 1 trong 10 gương mặt được vinh danh tại giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2019. Với hàng chục bài báo cáo, công trình nghiên cứu khoa học, bác sỹ Hồ Phạm Thục Lan từng nhận được các giải thưởng danh giá như giải L’Oreal – UNESCO dành cho các nhà khoa học nữ năm 2015, giải thưởng Vinh danh Cống hiến 2016, giải thưởng Alexandre Yersin 2018 cho các công trình nghiên cứu xuất sắc. Ảnh: Đinh Hằng – TTXVN
Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) Mai Kiều Liên là người đã dẫn dắt Vinamilk hơn 40 năm qua, đưa công ty trở thành trường hợp thành công điển hình nhất của khối doanh nghiệp Nhà nước trong thời kỳ đổi mới. Ngày 18/10/2018, bà được tạp chí Forbes Việt Nam vinh danh giải thưởng "Thành tựu trọn đời" cho người phụ nữ Việt Nam nổi bật có những thành tích và đóng góp đã được chứng minh và ảnh hưởng lớn tới một lĩnh vực, xã hội hay quốc gia. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Hãng hàng không Vietjet (VietjetAir), đồng thời là Phó Chủ tịch HĐQT thường trực Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) là nữ tỉ phú duy nhất của Đông Nam Á, sở hữu khối tài sản trị giá là 2,6 tỷ USD. Ảnh: TTXVN phát
H’hen Niê, dân tộc Ê Đê (Đắk Lắk) đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam năm 2017, Top 5 người đẹp vĩnh hằng Thế giới. Ảnh: TTXVN
Trong xã hội hiện đại, phụ nữ Việt Nam không còn bị trói buộc với công việc nội trợ, mà đã biết nâng giá trị, dần khẳng định bản thân trong mọi lĩnh vực. Trong ảnh: Nữ nhà báo Đỗ Quyên, Trưởng CQTT TTXVN tại Jakarta (Indonesia). Ảnh: TTXVN
Trong xã hội hiện đại, phụ nữ Việt Nam không còn bị trói buộc với công việc nội trợ, mà đã biết nâng giá trị, dần khẳng định bản thân trong mọi lĩnh vực. Trong ảnh: Kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên liên tục mang vinh quang về cho Tổ quốc với nhiều tấm huy chương vàng giành được trên “đường đua xanh” ở nhiêu giải đấu. Ảnh: Quốc Khánh - TTXVN
Là một lực lượng lao động xã hội đông đảo, phụ nữ Việt Nam đã tỏ rõ vai trò, khả năng, sức sáng tạo của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong ảnh: Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam lần thứ 6 giành được ngôi vị cao nhất tại SEA Games, mang vinh quang về cho Tổ quốc. Ảnh: TTXVN
Các nữ bác sĩ Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 1 lên đường sang nhận nhiệm vụ tại Nam Sudan, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (15/10/2018). Ảnh: Xuân Khu - TTXVN
Ngày càng có nhiều phụ nữ trở thành chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động; những lĩnh vực mà trước đây chỉ dành cho nam giới. Trong ảnh: GS.TS Nguyễn Thị Lang, nguyên Trưởng Bộ môn Di truyền và Chọn giống của Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long là một trong 7 người phụ nữ được vinh danh trong Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2011; Giải thưởng Phụ nữ sáng tạo năm 2014. Ảnh: Phương Hoa - TTXVN
Ngày càng có nhiều phụ nữ trở thành chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động; những lĩnh vực mà trước đây chỉ dành cho nam giới. Trong ảnh: Tiến sỹ Hà Thị Thúy (phải), Phó Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp, Phó Giám đốc Phòng Thí nghiệm trọng điểm công nghệ tế bào thực vật (Bộ NN và PTNT) đã có hàng chục công trình, đề tài nghiên cứu, nhận nhiều giải thưởng, bằng khen các cấp. Ảnh: Phương Hoa – TTXVN
Trong ảnh: Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Tập đoàn AIC, nhận giải "Ý tưởng, mô hình quốc gia thông minh" từ ông Eduard Dumitrascu, Chủ tịch Tổ chức Thành phố Thông minh Thế giới tại Lễ trao giải Cuộc thi toàn cầu về ý tưởng và mô hình quốc gia thông minh ở Anh năm 2018. Ảnh: Như Mai - TTXVN
Nhờ những tiến bộ vượt bậc về vấn đề bình đẳng giới, nhiều phụ nữ Việt Nam đã phát huy được năng lực của mình và trở thành lực lượng tạo ra sự ảnh hưởng tích cực đến mọi mặt của đời sống, trong đó có bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG, người đang nắm khối tài sản khổng lồ và là một trong những nữ doanh nhân có tầm ảnh hưởng nhất Việt Nam. Bà được UBND Thành phố Hà Nội công nhận danh hiệu "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2014. Ảnh: Trần Việt – TTXVN
; [19/10/2020 07:44:51] Bằng nghị lực, tài năng, sáng tạo, phụ nữ Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển gia đình, cộng đồng, xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời đại mới, kết tinh thành những phẩm chất đạo đức tuyệt vời của người phụ nữ Việt Nam - những bông hoa đất Việt đang không ngừng vươn tới chuẩn mực: "Phụ nữ Việt Nam yêu nước, có tri thức, có sức khỏe, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu, quan tâm đến lợi ích xã hội và cộng đồng". Ảnh: TTXVN
Hơn 20 năm qua, nữ bác sỹ phụ sản, chuyên về điều trị hiếm muộn và vô sinh Vương Thị Ngọc Lan cùng chồng là bác sỹ Hồ Mạnh Tường đã miệt mài trong các phòng thí nghiệm, cần mẫn bên các phôi thai để ươm mầm hạnh phúc, mang lại tiếng cười cho nhiều cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn. Bác sỹ Vương Thị Ngọc Lan được ví như “bà mẹ ngàn con” và trở thành một tên tuổi lớn trong lĩnh vực sinh sản vô sinh. Họ trở thành “cặp bài trùng” mà tên tuổi của họ là bảo chứng cho tài năng, nhiệt huyết và khả năng thành công cao của thụ tinh ống nghiệm. Ảnh: TTXVN phát
Ngày càng có nhiều phụ nữ trở thành chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động; những lĩnh vực mà trước đây chỉ dành cho nam giới. Trong ảnh: Bà Nguyễn Phương Nga là một nhà ngoại giao Việt Nam, hiện là Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) và là nữ Thứ trưởng Ngoại giao đầu tiên của Việt Nam, nguyên Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền, Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc. Năm 2019, bà được Tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn là một trong 50 phụ nữ có ảnh hưởng nhất Việt Nam trong lĩnh vực chính trị. Ảnh: Văn Điệp - TTXVN
Bằng niềm đam mê và bản lĩnh nghề nghiệp, nhiều nhà báo nữ vẫn đang ngày một khẳng định khả năng cũng như vị trí, vai trò và tiếng nói của mình trên cương vị lãnh đạo, đóng góp quan trọng vào sự phát triển không ngừng của nền báo chí nước nhà. Trong ảnh: Nhà báo Vũ Việt Trang, nữ Phó Tổng giám đốc đầu tiên của Thông tấn xã Việt Nam tại Hội nghị Ban Chấp hành Tổ chức các hãng thông tấn châu Á – Thái Bình Dương (OANA) lần thứ 44 ở Hà Nội, tháng 4/2019. Ảnh: TTXVN
Nhiều tấm gương thầm lặng làm nhiều việc tốt, việc thiện đã tô đẹp thêm hình ảnh cao quý của phụ nữ Việt Nam. Trong ảnh: Sau hơn 25 năm hình thành, phát triển mạng lưới “Cô đỡ thôn, bản”, cả nước hiện có gần 3.000 cô đỡ thôn, bản là người dân tộc thiểu số, được đào tạo để tuyên truyền, vận động và cung cấp dịch vụ làm mẹ an toàn tại thôn, bản, góp phần giảm tỷ lệ tử vong của bà mẹ, trẻ sơ sinh ở các vùng sâu, vùng xa. Ảnh: Dương Ngọc – TTXVN
Các nữ giáo viên cắm bản ở điểm trường Đồng Măng, xã vùng cao Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ bằng sự yêu nghề và tâm huyết với "sự nghiệp trồng người", hằng ngày đứng lớp truyền đạt kiến thức cho học sinh vùng cao. Ảnh: Trung Kiên-TTXVN
Võ sỹ Lừu Thị Duyên (trái, dân tộc Mông, Lào Cai) đoạt HCV đầu tiên trong lịch sử quyền Anh nữ Việt Nam tại SEA Games 27 và HCĐ lịch sử tại ASIAD 2014. Ảnh: TTXVN
VĐV Lê Tú Chinh, dân tộc Hoa, HCV 200m nữ môn Điền kinh tại nhiều kỳ SEA Games. Ảnh: TTXVN
Nữ vận động viên Bùi Thị Thu Thảo giành huy chương vàng điền kinh nội dung nhảy xa tại ASIAD 2018, được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2018. Ảnh: TTXVN phát