Cầu Quang Trung tại cửa ngõ phía Nam thành phố đóng vai trò là đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế và thu hút đầu tư. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Việc đầu tư xây dựng nhiều cây cầu tạo ra sự kết nối, liên thông giữa khu vực hai bên sông, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc người dân di chuyển, lưu thông hàng hóa. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Cầu Trần Hoàng Na được thiết kế vòm thép, kết nối giao thông đô thị giữa Quốc lộ 1A với các đường trung tâm, giảm tải lưu lượng xe và ùn tắc giao thông cho các tuyến đường chính của thành phố. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Cầu Cần Thơ là cầu dây văng có nhịp chính dài nhất tại khu vực Đông Nam Á (chiều dài nhịp chính là 550m), được xây dựng bằng nguồn viện trợ phát triển chính thức ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu, nối thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Những cây cầu được xây dựng để phát triển kinh tế, đồng thời tạo điểm nhấn cho thành phố Cần Thơ. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Những năm qua, thành phố Cần Thơ đã tập trung huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Cầu Trần Hoàng Na là mạch nối, đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế, thu hút nhà đầu tư đến với thành phố Cần Thơ và các tỉnh phía Nam sông Hậu. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Cầu Trần Hoàng Na bắc qua sông Cần Thơ, kết nối giao thông đô thị giữa Quốc lộ 1A với các đường trung tâm, giảm tải lưu lượng xe và ùn tắc giao thông cho các tuyến đường chính của thành phố. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Cầu Quang Trung tại cửa ngõ phía Nam thành phố đã thông xe cuối năm 2020, đóng vai trò là đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế và thu hút đầu tư các dự án vào thành phố. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu, nối thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN