Cầu Vàm Cống có cọc khoan nhồi đạt kỷ lục đường kính 2,5 m với độ khoan sâu lần đầu tiên xuất hiện ở ngành xây dựng Việt Nam là 120 m. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
Cầu Vàm Cống là cầu dây văng lớn với chiều dài gần 3 km, chiều rộng quy mô 6 làn xe cơ giới, khẩu độ nhịp chính lên đến 450 m. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
Cầu Cao Lãnh khánh thành năm 2018 là cây cầu trọng điểm nằm trong Dự án giao thông kết nối trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
Cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu nhìn từ tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
Các phương tiện lưu thông trên cầu Cần Thơ hướng về thành phố Cần Thơ. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
Các phương tiện lưu thông trên cầu Rạch Miễu hướng về tỉnh Bến Tre. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
Cầu Cần Thơ đang góp phần thông thương tuyến Thành phố Hồ Chí Minh đi về thành phố Cần Thơ, các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Hậu Giang, tạo động lực phát triển kinh tế cho cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
Cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu dài hơn 1,5 km, rộng gần 24 m; hai cầu dẫn mỗi bên 11 nhịp, mỗi nhịp 40 m. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
Cầu Mỹ Thuận 2. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
Cầu Mỹ Thuận 1 (trái) và Mỹ Thuận 2 bắc qua sông Tiền nối hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
Cầu Vàm Cống được thông xe ngày 19/5/2019, nằm ở ngã ba sông Hậu nối tỉnh Đồng Tháp với tỉnh An Giang.
Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
Các phương tiện lên cầu Vàm Cống hướng về tỉnh Đồng Tháp.Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN