Các nhà khảo cổ Italy đã phát hiện ra một phiến đá hiếm, tồn tại từ thời Hoàng đế La Mã Claudius vào năm 49 SCN, được cho là dùng để đánh dấu ranh giới của thành phố Rome cổ đại. Đó là một phiến đá travertine lớn từng được dùng làm ranh giới quân sự và chính trị quan trọng, đánh dấu rìa thành phố với vùng lãnh thổ bên ngoài của Rome. Trong ảnh: Phiến đá quý hiếm travertine được trưng bày tại viện bảo tàng Ara Pacis ở Rome, Italy, ngày 16/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 20/7/2021, tỷ phú người Mỹ Jeff Bezos cùng 3 người khác đã bắt đầu chuyến bay vào không gian đầu tiên do Công ty hàng không vũ trụ Blue Origin thuộc sở hữu tỷ phú này thực hiện. Đây là sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong ngành du lịch vũ trụ tư nhân. Trong ảnh: Tàu vũ trụ New Shepard hạ cánh an toàn trên sa mạc Texas, Mỹ, sau chuyến bay vào không gian ngày 20/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 20/7/2021, tỷ phú người Mỹ Jeff Bezos cùng 3 người khác đã bắt đầu chuyến bay vào không gian đầu tiên do Công ty hàng không vũ trụ Blue Origin thuộc sở hữu tỷ phú này thực hiện. Đây là sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong ngành du lịch vũ trụ tư nhân. Trong ảnh: Tên lửa đẩy mang theo tàu vũ trụ New Shepard rời bệ phóng tại Texas, Mỹ, ngày 20/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Đại hội thể thao mùa Hè Olympic Tokyo 2020 chính thức khai mạc ngày 23/7/2021. Sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh này diễn ra khi dịch COVID-19 đang hoành hành trên khắp thế giới và thành phố Tokyo đăng cai đang trong tình trạng khẩn cấp về y tế. Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng thế giới cần Thế vận hội lúc này "như một sự kiện của hy vọng". Trong ảnh: Lễ rước đuốc Olympic tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 18/7/2021. Ảnh: Kyodo/ TTXVN
Đại hội thể thao mùa Hè Olympic Tokyo 2020 chính thức khai mạc ngày 23/7/2021. Sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh này diễn ra khi dịch COVID-19 đang hoành hành trên khắp thế giới và thành phố Tokyo đăng cai đang trong tình trạng khẩn cấp về y tế. Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng thế giới cần Thế vận hội lúc này "như một sự kiện của hy vọng". Trong ảnh: Nhân viên hướng dẫn các phương tiện tại lối vào làng vận động viên Olympic và Paralympic ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 15/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Đại hội thể thao mùa Hè Olympic Tokyo 2020 chính thức khai mạc ngày 23/7/2021. Sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh này diễn ra khi dịch COVID-19 đang hoành hành trên khắp thế giới và thành phố Tokyo đăng cai đang trong tình trạng khẩn cấp về y tế. Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng thế giới cần Thế vận hội lúc này "như một sự kiện của hy vọng". Trong ảnh: Sân vận động Olympic, nơi diễn ra lễ khai mạc và bế mạc Olympic Tokyo 2020, tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/ TTXVN
Mưa lớn gây lũ lụt kinh hoàng đã khiến tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc bị thiệt hại nặng nề về người và của. Tính đến chiều 22/7/2021, số người thiệt mạng và mất tích do đợt mưa lớn chưa từng có ở tỉnh Hà Nam đã tăng lên 33 người, với 25 người thiệt mạng và 8 người vẫn bị mất tích. Trong ảnh: Lực lượng cứu hộ sơ tán bệnh nhân tại bệnh viện bị ngập lụt sau mưa lớn tại Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, ngày 22/7/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Mưa lớn gây lũ lụt kinh hoàng đã khiến tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc bị thiệt hại nặng nề về người và của. Tính đến chiều 22/7/2021, số người thiệt mạng và mất tích do đợt mưa lớn chưa từng có ở tỉnh Hà Nam đã tăng lên 33 người, với 25 người thiệt mạng và 8 người vẫn bị mất tích. Trong ảnh: Người dân sơ tán khỏi vùng ngập lụt tại Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, ngày 21/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Mưa lớn gây lũ lụt kinh hoàng đã khiến tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc bị thiệt hại nặng nề về người và của. Tính đến chiều 22/7/2021, số người thiệt mạng và mất tích do đợt mưa lớn chưa từng có ở tỉnh Hà Nam đã tăng lên 33 người, với 25 người thiệt mạng và 8 người vẫn bị mất tích. Trong ảnh: Cảnh ngập lụt tại Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, ngày 21/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 21/7/2021, sau nhiều năm tranh cãi, Đức và Mỹ cuối cùng đã đạt được bước đột phá trong thỏa thuận về dự án đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2), đưa khí đốt từ Nga qua biển Baltic tới Đức. Trong ảnh (tư liệu): Tàu Akademik Cherskiy của Nga tham gia lắp đặt hệ thống đường ống dẫn khí của dự án Dòng chảy phương Bắc 2 ở ngoài khơi đảo Rugen, miền Đông Bắc nước Đức, ngày 7/9/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại cuộc hội đàm ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 20/7/2021, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Takeo Mori (giữa), Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman (phải) và Thứ trưởng Ngoại giao thứ nhất của Hàn Quốc Choi Jong-kun cam kết làm sâu sắc hợp tác ba bên nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng về biến đổi khí hậu, ứng phó với dịch bệnh và phục hồi kinh tế. Ảnh: Yonhap/TTXVN