Tỷ giá đồng USD so với các đồng tiền chủ chốt khác đang trên đà tăng 3 tuần liên tiếp và dao động quanh mức cao nhất trong 2 thập kỷ. Chỉ số đồng USD đo sức mạnh của "đồng bạc xanh" so với 6 đồng tiền chủ chốt khác đã vọt lên mức cao nhất trong 20 năm là 109,99 vào ngày 1/9, trong bối cảnh các nhà đầu tư đang dồn sự chú ý vào dữ liệu việc làm của Mỹ, vốn có thể tạo tiền đề cho các đợt tăng lãi suất mạnh tiếp theo nhằm kiềm chế lạm phát. Ảnh: AFP/TTXVN
Tỷ giá đồng USD so với các đồng tiền chủ chốt khác đang trên đà tăng 3 tuần liên tiếp và dao động quanh mức cao nhất trong 2 thập kỷ. Chỉ số đồng USD đo sức mạnh của "đồng bạc xanh" so với 6 đồng tiền chủ chốt khác đã vọt lên mức cao nhất trong 20 năm là 109,99 vào ngày 1/9, trong bối cảnh các nhà đầu tư đang dồn sự chú ý vào dữ liệu việc làm của Mỹ, vốn có thể tạo tiền đề cho các đợt tăng lãi suất mạnh tiếp theo nhằm kiềm chế lạm phát. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 2/9/2022, tỷ giá giữa đồng yen (ảnh) và đồng bạc xanh của Mỹ đã vượt ngưỡng 140 yen đổi 1 USD trong phiên giao dịch trên thị trường Tokyo. Đây là mức giá thấp kỷ lục mới trong vòng 24 năm qua. Ảnh: AFP/TTXVN
Đồng bảng Anh (ảnh) đã ghi nhận mức giảm hàng tháng mạnh nhất so với đồng USD, kể từ sau cuộc trưng cầu ý dân về việc Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit) năm 2016, với mức giảm 4,5% trong tháng 8 vừa qua, theo đó 1 bảng Anh đổi 1,16 USD. Ảnh: AFP/TTXVN
Iran và Mỹ đang có các cuộc thương lượng gián tiếp để trao đổi quan điểm về dự thảo thỏa thuận hạt nhân do EU đề xuất hồi đầu tháng 8, nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn tại trước khi các bên hướng tới việc khôi phục JCPOA. Tuy nhiên, trong tuyên bố mới nhất, Mỹ cho rằng phản hồi này không "mang tính xây dựng". Trong khi đó, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian (ảnh) cho biết Tehran đang chuẩn bị "cẩn thận và nhanh chóng" câu trả lời cho những phản hồi từ phía Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Iran và Mỹ đang có các cuộc thương lượng gián tiếp để trao đổi quan điểm về dự thảo thỏa thuận hạt nhân do EU đề xuất hồi đầu tháng 8, nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn tại trước khi các bên hướng tới việc khôi phục JCPOA. Tuy nhiên, trong tuyên bố mới nhất, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel (ảnh) cho rằng phản hồi này không "mang tính xây dựng". Trong khi đó, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian cho biết Tehran đang chuẩn bị "cẩn thận và nhanh chóng" câu trả lời cho những phản hồi từ phía Mỹ. Ảnh: Wikimedia/TTXVN
Iran và Mỹ đang có các cuộc thương lượng gián tiếp để trao đổi quan điểm về dự thảo thỏa thuận hạt nhân do EU đề xuất hồi đầu tháng 8, nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn tại trước khi các bên hướng tới việc khôi phục JCPOA. Tuy nhiên, trong tuyên bố mới nhất, Mỹ cho rằng phản hồi này không "mang tính xây dựng". Trong khi đó, Iran tuyên bố nước này có thể tăng cường làm giàu uranium có độ tinh khiết từ 60% lên 93%, được coi là “cấp độ vũ khí”, nếu các bên tiếp tục trì hoãn việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Tehran. Trong ảnh: Các máy ly tâm bên trong cơ sở hạt nhân Natanz, Iran. Ảnh: AFP/TTXVN
Cuộc họp các quan chức cấp cao Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), nhằm thảo luận cách thức ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu, tại Bali (Indonesia) ngày 31/8/2022 đã kết thúc mà không ra được tuyên bố chung. Ảnh: AFP/TTXVN
Cuộc họp các quan chức cấp cao Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), nhằm thảo luận cách thức ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu, tại Bali (Indonesia) ngày 31/8/2022 đã kết thúc mà không ra được tuyên bố chung. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhà chức trách Pakistan ước tính sơ bộ thiệt hại do các trận lũ lụt gần đây ở nước này có thể lên tới hơn 10 tỷ USD. Các trận lũ quét chưa từng thấy đã tàn phá cơ sở hạ tầng, cầu, đường, mùa màng, làm 1136 người thiệt mạng kể từ hồi tháng 6, ảnh hưởng tới hơn 33 triệu người, tức 15% dân số Pakistan. Đây là đợt lũ lụt nghiêm trọng nhất trong 1 thập kỷ qua ở nước này và sẽ phải mất 5 năm để tái thiết đất nước, tái định cư người dân. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhà chức trách Pakistan ước tính sơ bộ thiệt hại do các trận lũ lụt gần đây ở nước này có thể lên tới hơn 10 tỷ USD. Các trận lũ quét chưa từng thấy đã tàn phá cơ sở hạ tầng, cầu, đường, mùa màng, làm 1136 người thiệt mạng kể từ hồi tháng 6, ảnh hưởng tới hơn 33 triệu người. Đây là đợt lũ lụt nghiêm trọng nhất trong 1 thập kỷ qua ở nước này và sẽ phải mất 5 năm để tái thiết đất nước, tái định cư người dân. Ảnh: THX/TTXVN
Nhà chức trách Pakistan ước tính sơ bộ thiệt hại do các trận lũ lụt gần đây ở nước này có thể lên tới hơn 10 tỷ USD. Các trận lũ quét chưa từng thấy đã tàn phá cơ sở hạ tầng, cầu, đường, mùa màng, làm 1136 người thiệt mạng kể từ hồi tháng 6, ảnh hưởng tới hơn 33 triệu người. Đây là đợt lũ lụt nghiêm trọng nhất trong 1 thập kỷ qua ở nước này và sẽ phải mất 5 năm để tái thiết đất nước, tái định cư người dân. Ảnh: AFP/TTXVN
Iraq vẫn chìm trong khủng hoảng chính trị và kinh tế-xã hội sau cuộc bầu cử hồi tháng 10/2021, khi bất đồng giữa các chính đảng Shiite thời gian qua đã khiến quốc gia này không thành lập được Chính phủ mới. Các cuộc biểu tình diễn ra khắp nơi và leo thang thành bạo động, khi những người ủng hộ Giáo sĩ quyền lực Moqtada al-Sadr (ảnh) xâm nhập toà nhà Chính phủ ở Vùng Xanh, yêu cầu giải tán Quốc hội và tổ chức bầu cử sớm. Bạo động đã khiến hàng chục người thương vong. Iraq buộc phải ban bố tình trạng giới nghiêm trên toàn quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Iraq vẫn chìm trong khủng hoảng chính trị và kinh tế-xã hội sau cuộc bầu cử hồi tháng 10/2021, khi bất đồng giữa các chính đảng Shiite thời gian qua đã khiến quốc gia này không thành lập được Chính phủ mới. Các cuộc biểu tình diễn ra khắp nơi và leo thang thành bạo động (ảnh), khi những người ủng hộ Giáo sĩ quyền lực Moqtada al-Sadr xâm nhập toà nhà Chính phủ ở Vùng Xanh, yêu cầu giải tán Quốc hội và tổ chức bầu cử sớm. Bạo động đã khiến hàng chục người thương vong. Iraq buộc phải ban bố tình trạng giới nghiêm trên toàn quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 2/9/2022, Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tuyên bố sẽ lên kế hoạch áp giá trần đối với dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ nhập khẩu từ Nga, theo đó hối thúc tất cả các nước định nhập khẩu dầu và các sản phẩm dầu mỏ của Nga cam kết áp dụng mức giá này hoặc thấp hơn. Ngay lập tức, Nga khẳng định sẽ ngừng bán dầu cho những nước áp giá trần đối với tài nguyên năng lượng của Moskva. Trong ảnh: Hoạt động bơm dầu tại giếng dầu Gremikhinskoye ở phía Đông vùng Izhevsk, Cộng hòa Udmurt, Nga. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Ngày 2/9/2022, Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tuyên bố sẽ lên kế hoạch áp giá trần đối với dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ nhập khẩu từ Nga, theo đó hối thúc tất cả các nước định nhập khẩu dầu và các sản phẩm dầu mỏ của Nga cam kết áp dụng mức giá này hoặc thấp hơn. Ngay lập tức, Nga khẳng định sẽ ngừng bán dầu cho những nước áp giá trần đối với tài nguyên năng lượng của Moskva. Trong ảnh: Đường ống dẫn dầu Druzhba thuộc Nga. Ảnh: themoscowtimes.com/TTXVN