Ngày 4/12/2024, tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO diễn ra tại thủ đô Asunción của Paraguay, “Tết Nguyên đán - tập tục xã hội đón mừng năm mới truyền thống của người Trung Quốc” chính thức được đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Trong ảnh: Biểu diễn nghệ thuật đón Tết Nguyên đán tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 4/12/2024, tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO diễn ra tại thủ đô Asunción của Paraguay, “Tết Nguyên đán - tập tục xã hội đón mừng năm mới truyền thống của người Trung Quốc” chính thức được đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Trong ảnh: Múa rồng đón Tết Nguyên đán tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 5/12/2024, giá đồng bitcoin đã lần đầu tiên vượt qua mức 100.000 USD, tiếp nối đà tăng mạnh sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ tháng trước. Trong ảnh: Hình ảnh minh họa đồng tiện điện tử bitcoin. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Ngày 5/12/2024, giá đồng bitcoin đã lần đầu tiên vượt qua mức 100.000 USD, tiếp nối đà tăng mạnh sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ tháng trước. Trong ảnh: Hình ảnh minh họa đồng tiện điện tử bitcoin. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Báo Telegraph và kênh tin tức Sky News ngày 29/11/2024 cho biết, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã lần đầu tiên để ngỏ khả năng nước này có thể ngừng bắn với Nga nếu được đặt dưới sự bảo vệ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ảnh: Getty Images/TTXVN
Báo Telegraph và kênh tin tức Sky News ngày 29/11/2024 cho biết, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã lần đầu tiên để ngỏ khả năng nước này có thể ngừng bắn với Nga nếu được đặt dưới sự bảo vệ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ảnh: Getty Images/TTXVN
Lãnh đạo các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác các nước Vùng Vịnh (GCC) ngày 1/12/2024 kêu gọi chấm dứt xung đột tại Dải Gaza, việc cưỡng bức người Palestine di dời tại dải đất này cũng như sự chiếm đóng đối với các vùng lãnh thổ của Palestine. Trong ảnh: Toàn cảnh phiên họp lần thứ 45 của Hội đồng Tối cao GCC tại Kuwait City, Kuwait, ngày 1/12/2024. Ảnh: AA/TTXVN
Lãnh đạo các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác các nước Vùng Vịnh (GCC) ngày 1/12/2024 kêu gọi chấm dứt xung đột tại Dải Gaza, việc cưỡng bức người Palestine di dời tại dải đất này cũng như sự chiếm đóng đối với các vùng lãnh thổ của Palestine. Trong ảnh: Cảnh đổ nát sau cuộc không kích của Israel tại Khan Younis, Dải Gaza. Ảnh: THX/TTXVN
Lãnh đạo các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác các nước Vùng Vịnh (GCC) ngày 1/12/2024 kêu gọi chấm dứt xung đột tại Dải Gaza, việc cưỡng bức người Palestine di dời tại dải đất này cũng như sự chiếm đóng đối với các vùng lãnh thổ của Palestine. Trong ảnh: Cảnh đổ nát sau cuộc không kích của Israel tại Khan Younis, Dải Gaza. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 2/12/2024, Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) cho biết số người thiệt mạng trong những ngày giao tranh ở miền Bắc Syria, kể từ khi phiến quân phát động một cuộc tấn công lớn, đã tăng lên 514 người, trong đó có 92 dân thường. Trong ảnh: Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Aleppo, Syria, ngày 1/12/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 2/12/2024, Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) cho biết số người thiệt mạng trong những ngày giao tranh ở miền Bắc Syria, kể từ khi phiến quân phát động một cuộc tấn công lớn, đã tăng lên 514 người, trong đó có 92 dân thường. Trong ảnh: Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Ngày 5/12/2024, Thủ tướng Pháp Michel Barnier đã đến Điện Elysee, đệ đơn từ chức của ông và Nội các lên Tổng thống Emmanuel Macron, sau khi không vượt qua được cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội. Trong ảnh: Thủ tướng Pháp Michel Barnier phát biểu trong phiên bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội ở Paris, ngày 4/12/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 4/12/2024, các nghị sĩ Quốc hội Pháp đã tiến hành một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, buộc Thủ tướng Michel Barnier phải từ chức khiến Chính phủ của ông sụp đổ. Tổng cộng có 331 nghị sĩ, chủ yếu từ liên minh các đảng cánh tả NFP và đảng cực hữu RN, đã bỏ phiếu phê chuẩn, vượt qua mức 289 phiếu cần thiết để cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm có hiệu lực. Ảnh: THX/TTXVN
Các cuộc tuần hành đang lan rộng trên toàn Hàn Quốc trong ngày thứ hai liên tiếp, kêu gọi Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol từ chức sau quyết định ban bố tình trạng thiết quân luật đêm 3/12, dù đã dỡ bỏ vào rạng sáng 4/12/2024. Đây sẽ là áp lực lớn với Tổng thống và đảng Quyền lực quốc dân (PPP) cầm quyền, trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội về dự luật luận tội Tổng thống, dự kiến diễn ra tối 7/12. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 5/12/2024, đảng Dân chủ (DP) đối lập chính ở Hàn Quốc thông báo sẽ tiến hành bỏ phiếu tại Quốc hội về dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol vào ngày 7/12. Người phát ngôn của đảng DP Cho Seung Rae cho biết quyết định trên được đưa ra tại cuộc họp Ủy ban Tối cao DP diễn ra sáng 5/12. Trong ảnh: Tòa nhà Quốc hội Hàn Quốc tại thủ đô Seoul. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 4/12/2024, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua nghị quyết yêu cầu dỡ bỏ lệnh thiết quân luật do Tổng thống Yoon Suk-yeol ban bố vào tối 3/12. Phiên họp toàn thể của Quốc hội Hàn Quốc có sự tham dự của 190 nghị sĩ thuộc đảng cầm quyền và đảng đối lập. Kết quả 100% nghị sĩ có mặt đã nhất trí tán thành yêu cầu dỡ bỏ thiết quân luật. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Ngày 4/12/2024, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua nghị quyết yêu cầu dỡ bỏ lệnh thiết quân luật do Tổng thống Yoon Suk-yeol ban bố vào tối 3/12. Phiên họp toàn thể của Quốc hội Hàn Quốc có sự tham dự của 190 nghị sĩ thuộc đảng cầm quyền và đảng đối lập. Kết quả 100% nghị sĩ có mặt đã nhất trí tán thành yêu cầu dỡ bỏ thiết quân luật. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol ngày 3/12/2024 đã ban bố tình trạng thiết quân luật, cáo buộc phe đối lập “có các hoạt động chống nhà nước và âm mưu nổi loạn”, tuy nhiên lệnh này đã được dỡ bỏ sau khoảng 6 giờ. Ảnh: Yonhap/TTXVN