Bản sao bộ xương hóa thạch của Patagotitan mayorum, một trong những loài khủng long lớn nhất từng sải bước trên Trái Đất, đã chính thức được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên ở thủ đô London của Anh ngày 31/3/2023. Đây là lần đầu tiên bản sao hóa thạch bộ xương khủng long này được triển lãm ở châu Âu kể từ khi bản gốc được phát hiện ở Patagonia, một vùng hoang dã nằm ở phía Nam thành phố Neuquen, Argentina. Ảnh: AFP/ TTXVN
Bản sao bộ xương hóa thạch của Patagotitan mayorum, một trong những loài khủng long lớn nhất từng sải bước trên Trái Đất, đã chính thức được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên ở thủ đô London của Anh ngày 31/3/2023. Đây là lần đầu tiên bản sao hóa thạch bộ xương khủng long này được triển lãm ở châu Âu kể từ khi bản gốc được phát hiện ở Patagonia, một vùng hoang dã nằm ở phía Nam thành phố Neuquen, Argentina. Ảnh: AFP/ TTXVN
Ngày 30/3/2023, Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) năm 2023 khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế ở Bác Ngao, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Hội nghị diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28-31/3, với chủ đề “Một thế giới không chắc chắn: Đoàn kết và hợp tác để phát triển giữa những thách thức”. Trong ảnh: Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị BFA 2023. Ảnh: Kyodo/ TTXVN
Ngày 30/3/2023, Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) năm 2023 khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế ở Bác Ngao, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Hội nghị diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 28-31/3, với chủ đề “Một thế giới không chắc chắn: Đoàn kết và hợp tác để phát triển giữa những thách thức”. Trong ảnh: Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị BFA 2023. Ảnh: Kyodo/ TTXVN
Lịch trình của hàng triệu hành khách tại Đức đã bị gián đoạn nghiêm trọng trong bối cảnh một cuộc đình công lớn khiến hoạt động tại các sân bay, ga tàu và trạm xe buýt bị đình trệ ngày 27/3/2023. Đây là một trong những cuộc đình công lớn nhất trong nhiều thập niên tại nền kinh tế lớn nhất châu Âu này. Trong ảnh: Cảnh vắng vẻ tại nhà ga Berlin, Đức, trong thời gian diễn ra đình công ngày 27/3/2023. Ảnh: THX/ TTXVN
Lịch trình của hàng triệu hành khách tại Đức đã bị gián đoạn nghiêm trọng trong bối cảnh một cuộc đình công lớn khiến hoạt động tại các sân bay, ga tàu và trạm xe buýt bị đình trệ ngày 27/3/2023. Đây là một trong những cuộc đình công lớn nhất trong nhiều thập niên tại nền kinh tế lớn nhất châu Âu này. Trong ảnh: Cảnh vắng vẻ tại nhà ga Berlin, Đức, trong thời gian diễn ra đình công ngày 27/3/2023. Ảnh: THX/ TTXVN
Bộ Nội vụ Pháp ngày 28/3/2023 cho biết khoảng 740.000 người đã tham gia các cuộc biểu tình trên toàn nước Pháp nhằm phản đối luật cải cách hưu trí của Tổng thống Emmanuel Macron. Trong ảnh: Người dân tham gia cuộc biểu tình phản đối luật cải cách hưu trí tại Paris, Pháp, ngày 30/3/2023. Ảnh: AFP/ TTXVN
Bộ Nội vụ Pháp ngày 28/3/2023 cho biết khoảng 740.000 người đã tham gia các cuộc biểu tình trên toàn nước Pháp nhằm phản đối luật cải cách hưu trí của Tổng thống Emmanuel Macron. Trong ảnh: Người dân tham gia cuộc biểu tình phản đối luật cải cách hưu trí tại Limoges, Pháp, ngày 28/3/2023. Ảnh: AFP/ TTXVN
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 27/3/2023 đã có bài phát biểu quan trọng trước người dân nước này, trong đó ông chính thức tuyên bố hoãn thúc đẩy kế hoạch cải cách tư pháp gây tranh cãi hơn 10 tuần qua. Trong ảnh: Người dân Israel tham gia biểu tình phản đối kế hoạch cải cách tư pháp, ngày 27/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 27/3/2023 đã có bài phát biểu quan trọng trước người dân nước này, trong đó ông chính thức tuyên bố hoãn thúc đẩy kế hoạch cải cách tư pháp gây tranh cãi hơn 10 tuần qua. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại cuộc gặp Thủ tướng Canada Justin Trudeau (thứ 3, phải) trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Canada của Tổng thống Mỹ Joe Biden (thứ 2, trái), lãnh đạo hai nước đã cam kết cùng cải thiện Hệ thống phòng thủ không gian Bắc Mỹ (NORAD), cập nhật hiệp định về người xin tị nạn xuyên biên giới và thành lập lực lượng chuyên trách về chuyển đổi năng lượng trong một năm. Hai bên cam kết củng cố chuỗi cung ứng chất bán dẫn, bảo vệ lãnh hải chung và hệ sinh thái Bắc Cực, củng cố liên minh toàn cầu như Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và LHQ. Ảnh: AFP/ TTXVN
Tại cuộc gặp Thủ tướng Canada Justin Trudeau (phải) trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Canada của Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái), lãnh đạo hai nước đã cam kết cùng cải thiện Hệ thống phòng thủ không gian Bắc Mỹ (NORAD), cập nhật hiệp định về người xin tị nạn xuyên biên giới và thành lập lực lượng chuyên trách về chuyển đổi năng lượng trong một năm. Hai bên cam kết củng cố chuỗi cung ứng chất bán dẫn, bảo vệ lãnh hải chung và hệ sinh thái Bắc Cực, củng cố liên minh toàn cầu như Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và LHQ. Ảnh: AFP/ TTXVN
Ngày 27/3/2023, với 182 phiếu thuận và 6 phiếu chống, Quốc hội Hungary, do đảng Fidesz cánh hữu của Thủ tướng Viktor Orban chiếm đa số, đã phê chuẩn việc kết nạp Phần Lan vào Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sau nhiều tháng trì hoãn. Trong ảnh: Thủ tướng Viktor Orban (phải, trước) tham dự cuộc họp Quốc hội Hungary về phê chuẩn việc kết nạp Phần Lan vào NATO tại Budapest, ngày 27/3/2023. Ảnh: AFP/ TTXVN
Ngày 27/3/2023, với 182 phiếu thuận và 6 phiếu chống, Quốc hội Hungary, do đảng Fidesz cánh hữu của Thủ tướng Viktor Orban chiếm đa số, đã phê chuẩn việc kết nạp Phần Lan vào Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sau nhiều tháng trì hoãn. Ảnh: AFP/ TTXVN
Ngày 30/3/2023, Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cuối cùng phê chuẩn nghị định thư kết nạp Phần Lan vào liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu. Sự phê chuẩn của Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ khiến Phần Lan, quốc gia có đường biên giới dài 1.300 km với Nga, chỉ còn phải trải qua một vài bước kỹ thuật, trước khi trở thành thành viên thứ 31 của liên minh quân sự lớn nhất thế giới. Trong ảnh (tư liệu) Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ ở Ankara. Ảnh: AFP/ TTXVN
Ngày 30/3/2023, Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cuối cùng phê chuẩn nghị định thư kết nạp Phần Lan vào liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu. Sự phê chuẩn của Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ khiến Phần Lan, quốc gia có đường biên giới dài 1.300 km với Nga, chỉ còn phải trải qua một vài bước kỹ thuật, trước khi trở thành thành viên thứ 31 của liên minh quân sự lớn nhất thế giới. Trong ảnh (tư liệu): Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ ở Ankara. Ảnh: AFP/ TTXVN
Ngoại trưởng Anh James Cleverly (trái) và Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Maros Sefcovic ngày 24/3/2023 đã chính thức ký thực thi Khung Thỏa thuận Windsor, nhằm giải quyết tình trạng bế tắc thương mại giữa London và Brussels kể từ sau khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) cho đến nay và khắc phục những bất cập trong Nghị định thư Bắc Ireland. Ảnh: AFP/ TTXVN
Ngoại trưởng Anh James Cleverly (trái) và Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Maros Sefcovic ngày 24/3/2023 chính thức ký thực thi Khung Thỏa thuận Windsor, nhằm giải quyết tình trạng bế tắc thương mại giữa London và Brussels kể từ sau khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) cho đến nay và khắc phục những bất cập trong Nghị định thư Bắc Ireland. Ảnh: AFP/ TTXVN