Ngày 31/7/2024, Phong trào Hồi giáo Hamas ra thông cáo cho biết lãnh đạo Ismail Haniyeh (ảnh) của phong trào đã thiệt mạng tại thủ đô Tehran của Iran. Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) cũng xác nhận thủ lĩnh Hamas Haniyeh và một trong số các vệ sĩ của ông đã thiệt mạng sau khi nơi ở của ông tại Tehran bị tấn công. Trước đó, ngày 30/7, ông Haniyeh tới Tehran để dự lễ nhậm chức của tân Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 31/7/2024, Phong trào Hồi giáo Hamas ra thông cáo cho biết lãnh đạo Ismail Haniyeh (ảnh) của phong trào đã thiệt mạng tại thủ đô Tehran của Iran. Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) cũng xác nhận thủ lĩnh Hamas Haniyeh và một trong số các vệ sĩ của ông đã thiệt mạng sau khi nơi ở của ông tại Tehran bị tấn công. Trước đó, ngày 30/7, ông Haniyeh tới Tehran để dự lễ nhậm chức của tân Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian. Ảnh: IRNA/TTXVN
Ngày 31/7/2024, đại diện nhiều quốc gia đã lên án vụ ám sát lãnh đạo chính trị phong trào Hồi giáo Hamas Ismail Haniyeh tại thủ đô Tehran của Iran. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm nhấn mạnh: "Chúng tôi kiên quyết phản đối và lên án mọi vụ ám sát và hành động bạo lực, đồng thời chúng tôi vô cùng lo ngại về khả năng gia tăng bất ổn trong khu vực do sự cố này". Ảnh: Kyodo/TTXVN
Ngày 31/7/2024, đại diện nhiều quốc gia đã lên án vụ ám sát lãnh đạo chính trị phong trào Hồi giáo Hamas Ismail Haniyeh tại thủ đô Tehran của Iran. Nhật Bản kêu gọi các bên liên quan kiềm chế. Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết: “Điều quan trọng là tránh các vụ tấn công trả đũa và phải giảm leo thang căng thẳng". Ảnh: Kyodo/TTXVN
Ngày 31/7/2024, đại diện nhiều quốc gia đã lên án vụ ám sát lãnh đạo chính trị phong trào Hồi giáo Hamas Ismail Haniyeh tại thủ đô Tehran của Iran. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Mikhail Bogdanov nêu rõ: "Đây là một vụ ám sát chính trị hoàn toàn không thể chấp nhận được và điều này sẽ khiến căng thẳng leo thang hơn nữa". Ảnh: Getty Images/TTXVN
Ngày 31/7/2024, đại diện nhiều quốc gia đã lên án vụ ám sát lãnh đạo chính trị phong trào Hồi giáo Hamas Ismail Haniyeh tại thủ đô Tehran của Iran. Thủ tướng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al Thani cảnh báo vụ sát hại ông Ismail Haniyeh có thể gây nguy hiểm cho các nỗ lực đảm bảo lệnh ngừng bắn ở Gaza. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Ngày 31/7/2024, đại diện nhiều quốc gia đã lên án vụ ám sát lãnh đạo chính trị phong trào Hồi giáo Hamas Ismail Haniyeh tại thủ đô Tehran của Iran. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan lên án vụ ám sát đồng minh thân cận và "người anh em" Ismail Haniyeh. Ảnh: IRNA/TTXVN
Khói bốc lên sau cuộc tấn công của Israel xuống Kafr Kila, Liban, ngày 29/7/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Tòa nhà bị phá hủy sau cuộc tấn công của Israel xuống Dahieh, ngoại ô Beirut, Liban, ngày 31/7/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 29/7/2024, Hội đồng Bầu cử Quốc gia Venezuela đã công bố kết quả bầu cử, trong đó Tổng thống đương nhiệm Nicolas Maduro, 61 tuổi, tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp, với 51,2% phiếu ủng hộ. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 29/7/2024, Hội đồng Bầu cử Quốc gia Venezuela đã công bố kết quả bầu cử, trong đó Tổng thống đương nhiệm Nicolas Maduro, 61 tuổi, tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp, với 51,2% phiếu ủng hộ. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 30/7/2024, ông Masoud Pezeshkian tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 9 nước Cộng hòa Hồi giáo Iran. Phát biểu trong buổi lễ được phát trực tiếp trên truyền hình quốc gia, ông Pezeshkian bày tỏ cam kết "bảo vệ tôn giáo chính thức, hệ thống Cộng hòa Hồi giáo Iran và Hiến pháp của đất nước". Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 30/7/2024, ông Masoud Pezeshkian tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 9 nước Cộng hòa Hồi giáo Iran. Phát biểu trong buổi lễ được phát trực tiếp trên truyền hình quốc gia, ông Pezeshkian bày tỏ cam kết "bảo vệ tôn giáo chính thức, hệ thống Cộng hòa Hồi giáo Iran và Hiến pháp của đất nước". Ảnh: THX/TTXVN
Ít nhất 256 người đã thiệt mạng trong các vụ lở đất liên tiếp xảy ra do mưa lớn ngày 30/7/2024 ở khu vực đồi núi thuộc bang Kerala, miền Nam Ấn Độ. Đây là một trong những thảm kịch tồi tệ nhất mà bang này từng trải qua. Trong ảnh: Hiện trường lở đất ở bang Kerala, Ấn Độ, ngày 30/7/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Ít nhất 256 người đã thiệt mạng trong các vụ lở đất liên tiếp xảy ra do mưa lớn ngày 30/7/2024 ở khu vực đồi núi thuộc bang Kerala, miền Nam Ấn Độ. Đây là một trong những thảm kịch tồi tệ nhất mà bang này từng trải qua. Trong ảnh: Hiện trường lở đất ở bang Kerala, Ấn Độ, ngày 31/7/2024. Ảnh: ANI/TTXVN
Ít nhất 256 người đã thiệt mạng trong các vụ lở đất liên tiếp xảy ra do mưa lớn ngày 30/7/2024 ở khu vực đồi núi thuộc bang Kerala, miền Nam Ấn Độ. Đây là một trong những thảm kịch tồi tệ nhất mà bang này từng trải qua. Trong ảnh: Lực lượng cứu hộ làm nhiệm vụ tại hiện trường lở đất ở bang Kerala, Ấn Độ, ngày 1/8/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 31/7/2024, sau cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) quyết định tiếp tục giữ nguyên lãi suất chuẩn ở mức 5,25% - 5,50%, mở ra cánh cửa để cắt giảm chi phí cho vay trong cuộc họp tiếp theo vào tháng 9 tới, trong bối cảnh tình hình lạm phát diễn biến tích cực và tiến gần đến mục tiêu 2%. Trong ảnh: Đồng đô la Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 31/7/2024, sau cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) quyết định tiếp tục giữ nguyên lãi suất chuẩn ở mức 5,25% - 5,50%, mở ra cánh cửa để cắt giảm chi phí cho vay trong cuộc họp tiếp theo vào tháng 9 tới, trong bối cảnh tình hình lạm phát diễn biến tích cực và tiến gần đến mục tiêu 2%. Trong ảnh: Đồng đô la Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 31/7/2024, Ngân hàng Trung ương Brazil (BCB) quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 10,5% trong bối cảnh lạm phát ở nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh này được dự báo sẽ tăng lên. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Ngày 1/8/2024, Liên minh châu Âu (EU) chính thức "kích hoạt" đạo luật mang tính bước ngoặt trong công tác quản lý trí tuệ nhân tạo (AI) mà khối này kỳ vọng sẽ bảo vệ quyền công dân trong khi vẫn thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Trong ảnh (tư liệu): Robot chơi cờ tại Hội nghị Cấp cao Toàn cầu về Triển vọng tốt đẹp từ AI, ở Geneva, Thụy Sĩ, ngày 30/5/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 1/8/2024, Liên minh châu Âu (EU) chính thức "kích hoạt" đạo luật mang tính bước ngoặt trong công tác quản lý trí tuệ nhân tạo (AI) mà khối này kỳ vọng sẽ bảo vệ quyền công dân trong khi vẫn thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Trong ảnh (tư liệu): Robot trí tuệ nhân tạo vẽ tranh tại Hội nghị Cấp cao Toàn cầu về Những Triển vọng Tốt đẹp từ AI, ở Geneva, Thụy Sĩ, ngày 30/5/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 1/8/2024, Liên minh châu Âu (EU) chính thức "kích hoạt" đạo luật mang tính bước ngoặt trong công tác quản lý trí tuệ nhân tạo (AI) mà khối này kỳ vọng sẽ bảo vệ quyền công dân trong khi vẫn thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Trong ảnh (tư liệu): Khách hàng tương tác với robot trí tuệ nhân tạo. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 1/8/2024, Liên minh châu Âu (EU) chính thức "kích hoạt" đạo luật mang tính bước ngoặt trong công tác quản lý trí tuệ nhân tạo (AI) mà khối này kỳ vọng sẽ bảo vệ quyền công dân trong khi vẫn thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết luật mới có tên gọi là "Đạo luật AI". Ảnh: THX/TTXVN