Ngày 8/5/2024, ngọn đuốc Thế vận hội (Olympic) Paris 2024 đã đến Pháp, được đón bằng lễ kỷ niệm tại cảng Marseille, với sự hiện diện của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Nhà vô địch Olympic nội dung bơi 50m nam Florent Manaudou đã vinh dự được chọn làm người đưa ngọn đuốc từ con tàu 3 cột buồm Belem lên đất liền. Các nhà tổ chức hy vọng màn trình diễn khởi đầu cho chuỗi các sự kiện của Olympic sẽ bước đầu tạo nên bầu không khí hào hứng chào đón Thế vận hội mùa Hè quay trở lại Pháp sau 100 năm. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 8/5/2024, ngọn đuốc Thế vận hội (Olympic) Paris 2024 đã đến Pháp, được đón bằng lễ kỷ niệm tại cảng Marseille, với sự hiện diện của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Nhà vô địch Olympic nội dung bơi 50m nam Florent Manaudou đã vinh dự được chọn làm người đưa ngọn đuốc từ con tàu 3 cột buồm Belem lên đất liền. Các nhà tổ chức hy vọng màn trình diễn khởi đầu cho chuỗi các sự kiện của Olympic sẽ bước đầu tạo nên bầu không khí hào hứng chào đón Thế vận hội mùa Hè quay trở lại Pháp sau 100 năm. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 8/5/2024, Cơ quan theo dõi Biến đổi Khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU) công bố báo cáo cho thấy nhiệt độ trung bình không khí và mặt biển toàn cầu trong tháng 4 vừa qua ở mức cao chưa từng có, cao hơn 1,58 độ C so với mức nhiệt trung bình thời kỳ tiền công nghiệp 1850-1900. Trong ảnh: Người dân rửa mặt để giải nhiệt tại Dhaka, Bangladesh, ngày 30/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 8/5/2024, Cơ quan theo dõi Biến đổi Khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU) công bố báo cáo cho thấy nhiệt độ trung bình không khí và mặt biển toàn cầu trong tháng 4 vừa qua ở mức cao chưa từng có, cao hơn 1,58 độ C so với mức nhiệt trung bình thời kỳ tiền công nghiệp 1850-1900. Trong ảnh: Người dân di chuyển dưới trời nắng gắt tại thành phố Quezon, Philippines ngày 30/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Từ ngày 5-10/5/2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du châu Âu với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một nguyên thủ quốc gia Trung Quốc tới Liên minh châu Âu (EU) trong gần 5 năm qua, được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với EU nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động. Trong ảnh: Thủ tướng Hungary Viktor Orban và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc hội đàm ở Budapest, Hungary, ngày 9/5/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Từ ngày 5-10/5/2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du châu Âu với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một nguyên thủ quốc gia Trung Quốc tới Liên minh châu Âu (EU) trong gần 5 năm qua, được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với EU nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động. Trong ảnh: Tổng thống Hungary Tamas Sulyok và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc gặp ở Budapest, Hungary, ngày 9/5/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Từ ngày 5-10/5/2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du châu Âu với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một nguyên thủ quốc gia Trung Quốc tới Liên minh châu Âu (EU) trong gần 5 năm qua, được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với EU nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động. Trong ảnh: Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại cuộc gặp ở Paris ngày 6/5/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 9/5/2024, lễ duyệt binh kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5/1945-9/5/2024) diễn ra trọng thể trên Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 9/5/2024, lễ duyệt binh kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5/1945-9/5/2024) diễn ra trọng thể trên Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 9/5/2024, lễ duyệt binh kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5/1945-9/5/2024) diễn ra trọng thể trên Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 8/5/2024, giới chức Brazil cho biết ít nhất 107 người đã thiệt mạng, 130 người mất tích và gần 100.000 ngôi nhà bị phá hủy hoặc hư hại nặng nề sau hơn một tuần mưa lũ kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam nước này. Theo thông tin cập nhật từ Liên đoàn các đô thị quốc gia, nước sông tràn bờ và lũ lụt ở bang Rio Grande do Sul đã ảnh hưởng đến khoảng 1,45 triệu người và buộc khoảng 200.000 người phải rời bỏ nhà cửa. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 8/5/2024, giới chức Brazil cho biết ít nhất 107 người đã thiệt mạng, 130 người mất tích và gần 100.000 ngôi nhà bị phá hủy hoặc hư hại nặng nề sau hơn một tuần mưa lũ kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam nước này. Theo thông tin cập nhật từ Liên đoàn các đô thị quốc gia, nước sông tràn bờ và lũ lụt ở bang Rio Grande do Sul đã ảnh hưởng đến khoảng 1,45 triệu người và buộc khoảng 200.000 người phải rời bỏ nhà cửa. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 8/5/2024, giới chức Brazil cho biết ít nhất 107 người đã thiệt mạng, 130 người mất tích và gần 100.000 ngôi nhà bị phá hủy hoặc hư hại nặng nề sau hơn một tuần mưa lũ kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam nước này. Theo thông tin cập nhật từ Liên đoàn các đô thị quốc gia, nước sông tràn bờ và lũ lụt ở bang Rio Grande do Sul đã ảnh hưởng đến khoảng 1,45 triệu người và buộc khoảng 200.000 người phải rời bỏ nhà cửa. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 7/5/2024, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres kêu gọi Israel và Hamas nỗ lực nhằm đạt thỏa thuận ngừng bắn, đồng thời cảnh báo Israel rằng cuộc tấn công vào thành phố Rafah ở phía Nam Gaza sẽ “là sai lầm chiến lược, tai họa chính trị và cơn ác mộng nhân đạo”. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 9/5/2024, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố các lực lượng nước này sẽ tiếp tục hoạt động quân sự ở Dải Gaza, cho dù Mỹ để ngỏ khả năng dừng cung cấp đạn pháo và các vũ khí khác cho Israel nếu Tel Aviv tấn công Rafah. Trong thông điệp trên mạng xã hội X, ông Netanyahu nhấn mạnh Israel sẽ tiếp tục chiến dịch quân sự tại Gaza cho dù sức ép như thế nào. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 8/5/2024, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin xác nhận nước này tạm dừng cung cấp vũ khí cho Israel. Phát biểu tại phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ, ông Austin cho biết quyết định của Tổng thống Mỹ Joe Biden về việc tạm dừng vận chuyển đạn dược tới Israel được đưa ra trong bối cảnh Washington phản đối các kế hoạch của Israel thực hiện cuộc tấn công thành phố Rafah, miền Nam Dải Gaza mà không có biện pháp mới để bảo vệ dân thường. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 8/5/2024, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố sẽ dừng cung cấp đạn pháo và các vũ khí khác cho Israel nếu nước này tấn công Rafah, phía Nam Dải Gaza. Trả lời phỏng vấn hãng tin CNN, ông Biden cho hay Mỹ đã dừng viện trợ bom cho Israel, cho rằng dân thường thiệt mạng ở Gaza là hậu quả của việc sử dụng loại vũ khí này. Ảnh: AFP/TTXVN
Kênh truyền hình Al-Qahera News dẫn một nguồn tin cấp cao của Ai Cập cho biết các phái đoàn của Hamas và Israel đã rời Cairo ngày 9/5/2024, sau 2 ngày đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza mà không đạt thỏa thuận nào, mặc dù phái đoàn an ninh Ai Cập đã nỗ lực hết sức để thu hẹp bất đồng về các vấn đề gây tranh cãi. Trong ảnh: Em nhỏ bị thương do xung đột Hamas-Israel tại Rafah, Dải Gaza, ngày 8/5/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Kênh truyền hình Al-Qahera News dẫn một nguồn tin cấp cao của Ai Cập cho biết các phái đoàn của Hamas và Israel đã rời Cairo ngày 9/5/2024, sau 2 ngày đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza mà không đạt thỏa thuận nào, mặc dù phái đoàn an ninh Ai Cập đã nỗ lực hết sức để thu hẹp bất đồng về các vấn đề gây tranh cãi. Trong ảnh: Ngôi nhà bị phá hủy do xung đột Hamas-Israel tại Rafah, Dải Gaza, ngày 7/5/2024. Ảnh: THX/TTXVN