Ngày 8/4/2024, một số nơi tại khu vực Bắc Mỹ đã được chứng kiến hiện tượng thiên văn kỳ thú: nhật thực toàn phần, dự kiến sẽ đến năm 2044 mới xuất hiện trở lại. Nhật thực toàn phần lần này được đặt biệt danh là Nhật Thực Đại Mỹ, do đường đi kéo dài của nó tại khu vực Bắc Mỹ: xuất hiện trên bầu trời ở một số phần của Mexico, trải qua 15 bang của Mỹ và phía đông Canada. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 8/4/2024, một số nơi tại khu vực Bắc Mỹ đã được chứng kiến hiện tượng thiên văn kỳ thú: nhật thực toàn phần, dự kiến sẽ đến năm 2044 mới xuất hiện trở lại. Nhật thực toàn phần lần này được đặt biệt danh là Nhật Thực Đại Mỹ, do đường đi kéo dài của nó tại khu vực Bắc Mỹ: xuất hiện trên bầu trời ở một số phần của Mexico, trải qua 15 bang của Mỹ và phía đông Canada. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Đảng Dân chủ (DP) đối lập chính ở Hàn Quốc đã giành được đa số ghế trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 10/4/2024, với 161/254 ghế tranh cử trực tiếp, trong khi đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền chỉ giành được 90 ghế. Ảnh: Lãnh đạo đảng Dân chủ (DP) đối lập chính ở Hàn Quốc Lee Jae-myung (phải) theo dõi kết quả kiểm phiếu tại Incheon. Yonhap/TTXVN
Đảng Dân chủ (DP) đối lập chính ở Hàn Quốc đã giành được đa số ghế trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 10/4/2024, với 161/254 ghế tranh cử trực tiếp, trong khi đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền chỉ giành được 90 ghế. Ảnh: Lãnh đạo đảng Dân chủ (DP) đối lập chính ở Hàn Quốc Lee Jae-myung (giữa, trước) vui mừng sau khi đảng DP giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội. Yonhap/TTXVN
Trong khuôn khổ chuyến thăm Bắc Kinh, ngày 9/4/2024, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (trái) đã hội kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải). Tại cuộc gặp, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh Trung Quốc và Nga bước vào con đường mới cùng tồn tại hài hòa và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Về phần mình, Ngoại trưởng Lavrov tuyên bố Nga và Trung Quốc sẵn sàng thực hiện "các nhiệm vụ chiến lược mới" như lãnh đạo hai nước đề ra. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 11/4/2024, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân (Nhân Đại) toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế (trái) đã hội đàm với Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Hội đồng Nhân dân Tối cao (Quốc hội) Triều Tiên Choe Ryong Hae. Tại cuộc hội đàm, hai bên “thảo luận các chủ đề liên quan đến chính sách tích cực thúc đẩy trao đổi và hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 11/4/2024, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân (Nhân Đại) toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế (trái) đã hội đàm với Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Hội đồng Nhân dân Tối cao (Quốc hội) Triều Tiên Choe Ryong Hae. Tại cuộc hội đàm, hai bên “thảo luận các chủ đề liên quan đến chính sách tích cực thúc đẩy trao đổi và hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Ngày 7/4/2024, người phát ngôn quân đội Israel cho biết quân đội nước này đã rút bộ binh khỏi phía Nam Dải Gaza, ngoại trừ một lữ đoàn. Trong khi đó, truyền thông Israel đưa tin lữ đoàn Nahal sẽ ở lại trung tâm Dải Gaza để chia vùng lãnh thổ này thành 2 khu vực và ngăn dân thường từ phía Nam trở lại phía Bắc Gaza. Ảnh: Người dân Palestine rời khỏi thành phố Rafah để trở về Khan Yunis, sau khi quân đội Israel rút bộ binh khỏi phía Nam Dải Gaza. AFP/TTXVN
Ngày 7/4/2024, người phát ngôn quân đội Israel cho biết quân đội nước này đã rút bộ binh khỏi phía Nam Dải Gaza, ngoại trừ một lữ đoàn. Trong khi đó, truyền thông Israel đưa tin lữ đoàn Nahal sẽ ở lại trung tâm Dải Gaza để chia vùng lãnh thổ này thành 2 khu vực và ngăn dân thường từ phía Nam trở lại phía Bắc Gaza. Ảnh: Cảnh đổ nát tại Khan Yunis, sau khi Israel rút bộ binh khỏi phía nam Dải Gaza. AFP/TTXVN
Ngày 7/4/2024, người phát ngôn quân đội Israel cho biết quân đội nước này đã rút bộ binh khỏi phía Nam Dải Gaza, ngoại trừ một lữ đoàn. Trong khi đó, truyền thông Israel đưa tin lữ đoàn Nahal sẽ ở lại trung tâm Dải Gaza để chia vùng lãnh thổ này thành 2 khu vực và ngăn dân thường từ phía Nam trở lại phía Bắc Gaza. Ảnh: Binh sĩ và xe quân sự Israel di chuyển gần biên giới với Dải Gaza. THX/TTXVN
Theo các nguồn tin giấu tên từ quân đội Liban, lực lượng Hezbollah ngày 7/4/2024 đã phóng tên lửa vào trụ sở Bộ chỉ huy phòng không và tên lửa Israel tại doanh trại Keila và căn cứ pháo binh ở khu định cư Yoav nằm trên Cao nguyên Golan. Trước đó cùng ngày, máy bay chiến đấu của Israel đã thực hiện hàng loạt cuộc oanh tạc vào các thị trấn và làng mạc ở miền Nam Liban. Ảnh: Lực lượng Hezbollah tại Liban phóng tên lửa về phía các tiền đồn của Israel ở Cao nguyên Golan ngày 7/4/2024. IRNA/TTXVN
Theo các nguồn tin giấu tên từ quân đội Liban, lực lượng Hezbollah ngày 7/4/2024 đã phóng tên lửa vào trụ sở Bộ chỉ huy phòng không và tên lửa Israel tại doanh trại Keila và căn cứ pháo binh ở khu định cư Yoav nằm trên Cao nguyên Golan. Trước đó cùng ngày, máy bay chiến đấu của Israel đã thực hiện hàng loạt cuộc oanh tạc vào các thị trấn và làng mạc ở miền Nam Liban. Ảnh: Khói bốc lên tại làng Tayr Harfa, Liban sau cuộc không kích của Israel ngày 6/4/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 11/4/2024, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi (ảnh) tuyên bố phải dừng ngay các vụ tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu Zaporizhzhia, vì những hành động như vậy có thể tạo ra giai đoạn “mới và cực kỳ nguy hiểm” trong cuộc xung đột hiện nay ở Ukraine. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 11/4/2024, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi tuyên bố phải dừng ngay các vụ tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu Zaporizhzhia (ảnh), vì những hành động như vậy có thể tạo ra giai đoạn “mới và cực kỳ nguy hiểm” trong cuộc xung đột hiện nay ở Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ Ngoại giao Mexico (SRE) ngày 6/4/2024 tuyên bố sẽ khởi kiện chính phủ Ecuador lên Tòa án Công lý Quốc tế. Tuyên bố được đưa ra sau khi lực lượng chức năng Ecuador mở cuộc đột kích vào Đại sứ quán Mexico ở thủ đô Quito, khống chế toàn bộ nhân sự thuộc phải đoàn ngoại giao Mexico và bắt giữ cựu Phó Tổng thống Ecuador Jorge Glas. Ảnh: Cảnh sát đặc nhiệm Ecuador đột kích Đại sứ quán Mexico ở thủ đô Quito để bắt giữ cựu Phó Tổng thống Jorge Glas. AFP/TTXVN
Ngày 7/4/2024, nhân viên Đại sứ quán Mexico đã rời Ecuador, sau khi Mexico đình chỉ hoàn toàn quan hệ ngoại giao với quốc gia Nam Mỹ này. Động thái trên diễn ra sau khi lực lượng an ninh Ecuador đột kích Đại sứ quán Mexico và bắt giữ cựu Phó Tổng thống Ecuador Jorge Glas. Ảnh: Nhân viên Đại sứ quán Mexico ở Ecuador rời tòa đại sứ để về nước. AFP/TTXVN
Thương mại song phương Mexico-Ecuador bắt đầu bị cuốn vào vòng xoáy khủng hoảng ngoại giao khi Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador (ảnh) ngày 9/4/2024 tuyên bố đình chỉ tiến trình đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang diễn ra giữa hai quốc gia Mỹ Latinh. Đây là động thái đáp trả đầu tiên liên quan đến lĩnh vực thương mại của Chính phủ Mexico, sau khi nước này tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ecuador. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại hội nghị thượng đỉnh 3 bên đầu tiên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines được tổ chức tại Nhà Trắng ngày 11/4/2024, Tổng thống Mỹ Joe Biden (giữa), Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida (phải) và Tổng thống Philippines Ferdinan Marcos Jr (trái) đã đưa ra tín hiệu rằng sẽ còn nhiều cuộc gặp tương tự trong thời gian tới và cuộc gặp lần này được xem là sự khởi đầu, giúp thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác giữa 3 nước. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại hội nghị thượng đỉnh 3 bên đầu tiên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines được tổ chức tại Nhà Trắng ngày 11/4/2024, Tổng thống Mỹ Joe Biden (giữa), Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida (phải) và Tổng thống Philippines Ferdinan Marcos Jr (trái) đã đưa ra tín hiệu rằng sẽ còn nhiều cuộc gặp tương tự trong thời gian tới và cuộc gặp lần này được xem là sự khởi đầu, giúp thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác giữa 3 nước. Ảnh: AFP/TTXVN