PTC2 30 năm vận hành lưới điện - Bài 1: Thời khắc lịch sử
Trải qua 30 năm (1/5/1990-1/5/2020) vận hành lưới điện truyền tải, có thể nói đó là một khoảng thời gian chưa phải nhiều so với các đơn vị trong và ngoài ngành nhưng Công ty Truyền tải điện 2 (PTC2) có thể tự hào với những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của hệ thống điện Quốc gia.
Trong đó, cùng với sự trưởng thành của Công ty hơn 30 năm là sự phát triển vượt bậc của ngành truyền tải điện Việt Nam.
Nhớ lại thời khắc lịch sử từ ngày đầu thành lập, ông Trần Thanh Phong, Bí thư Đảng ủy – Giám đốc Công ty kể lại: Với việc giải quyết bài toán cung cấp điện cho miền Trung từ nguồn thủy điện qua việc đầu tư xây dựng các Nhà máy thủy điện Yaly, Vĩnh Sơn, An Điềm và giải pháp đầu tư đường dây tải điện từ miền Bắc vào, vào tháng 11/1987, Hội đồng Bộ trưởng, Bộ Năng lượng và Công ty Điện lực 3 đã khởi công công trình hệ thống điện 220-110kV Vinh- Đà Nẵng (miền Trung nhận điện từ trạm 220kV Hưng Đông - thành phố Vinh).
Công trình bao gồm đường dây và trạm 110kV tuyến Đồng Hới (Quảng Bình) - Huế, Huế - Đà Nẵng, Đà Nẵng - Quảng Ngãi nhằm đưa điện từ Thủy điện Hòa Bình vào cung cấp điện cho 5 tỉnh này.
Để chuẩn bị vận hành công trình trên, Bộ Năng lượng đã quyết định thành lập Sở Truyền tải điện 1 trực thuộc Công ty Điện lực 3 (PC3) từ ngày 1/5/1990 trên cơ sở chuyển Ban Quản lý các công trình điện thành Sở Truyền tải điện 1.
Sở có nhiệm vụ quản lý lưới điện 110kV trở lên tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi với các đơn vị ban đầu là các Đội truyền tải điện Đồng Hới, Huế, Đà Nẵng, trạm biến áp (TBA) 220kV Đồng Hới, TBA 110kV Đông Hà, Huế, Xuân Hà.
Thời gian sau đó, Sở tiếp tục đầu tư đường dây và trạm để cung cấp điện cho các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và điện để thi công Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn.
Sau khi máy biến áp công suất 63 MVA của TBA 220kV Đồng Hới được đưa vào vận hành ngày 23/1/1992 thì đóng điện đường dây 110kV đưa điện lưới từ phía Bắc vào đến Quảng Ngãi.
Trong thời gian này các tổ đường dây Quảng Ngãi, Vĩnh Sơn, Quy Nhơn tham gia nghiệm thu và đưa vào vận hành 220 km đường dây 110kV Quảng Ngãi - Vĩnh Sơn - Quy Nhơn với điện áp 35kV cấp điện thêm cho khu vực. Ngày 1/8/1990, lưới điện 110kV chính thức cấp điện Quảng Nam - Đà Nẵng qua trạm 110kV Xuân Hà.
Giám đốc Trần Thanh Phong cũng cho biết, sau thời điểm 27/5/1994, Sở Truyền tải điện 1 và Ban Chuẩn bị sản xuất 500kV đèo Ngang - Pleiku tiếp tục quản lý vận hành lưới điện 110 - 220 - 500kV với 10 đội đường dây và 2 TBA 500kV Đà Nẵng, Pleiku, các trạm biến áp 110- 220kV trong khu vực, lắp đặt vận hành các thiết bị đấu nối cấp điện áp 110 - 220kV sau máy biến áp 500kV Đà Nẵng và sau máy biến áp 500kV Pleiku.
Đồng thời hợp nhất tổ chức quản lý đơn vị, tổ chức quản lý - sửa chữa lưới điện 110 - 220kV để quản lý lưới điện có nhiều cấp điện áp, nhiều tiêu chuẩn và công nghệ thiết bị khác nhau.
Ngày 3/4/1995, Sở Truyền tải điện 1 chính thức được đổi thành Công ty Truyền tải điện 2 trực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) và được Bộ Năng lượng giao vốn quản lý, chính thức tách từ Công ty Điện lực 3 (nay là Tổng công ty Điện lực miền Trung - EVNCPC).
Theo đó, Công ty vừa tự chủ bảo đảm vận hành lưới điện theo phương thức vận hành của Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0), Trung tâm Điều độ hệ thống điện Miền Trung (A3), vừa tiếp tục lắp đặt các thiết bị để nâng cấp lưới điện, sửa chữa bảo dưỡng trong EVN với mô hình tổ chức các Truyền tải điện tỉnh, đồng thời hoàn thành quyết toán chuẩn bị sản xuất với Ban Quản lý công trình đường dây 500kV, tiếp nhận tài sản công trình 500kV của ban vận hành hệ thống điện Bắc - Nam.
Trưởng thành trong mô hình mới, lực lượng vận hành lưới điện và hệ thống thông tin cáp quang, cán bộ kỹ thuật của PTC2 được áp dụng các kiến thức học tập từ Australia, Bỉ, từ Ban Chuẩn bị sản xuất A8 và các trường đại học trong nước về hệ thống truyền tải siêu cao áp, các nguyên lý vận hành và sửa chữa hệ thống thiết bị điện, hệ thống truyền dẫn cáp quang thông qua các quy trình nhiệm vụ - vận hành của Bộ Năng lượng ban hành.
Trước đó Công ty cũng phải quản lý vận hành, sửa chữa lưới 110kV với việc bổ sung tiếp địa, thay xà - cột các vị trí xung yếu của lưới điện để sẵn sàng cho việc tiếp nhận nguồn điện sau các máy biến áp 220kV của trạm biến áp 500kV.
Với mô hình mới, Công ty thường xuyên phối hợp vận hành với các đơn vị trong khu vực như Ban Quản lý các công trình điện Miền Trung (nay là CPMB), PC3, A3 và các điện lực trong khu vực nhằm đảm bảo nhiệm vụ chính trị và kinh tế là cung cấp điện cho phụ tải.
Trong đó, Công ty duy trì khả năng vận hành an toàn và ổn định cho mạch đường dây 500kV Bắc- Nam.
Bên cạnh đó, công tác bảo vệ hệ thống điện 500kV và hành lang lưới điện cao áp với các tỉnh từ Quảng Bình đến Gia Lai đã nâng lên một mức tự chủ cao hơn trong công tác quản lý, vận hành.
Trong giai đoạn này, Công ty hoạt động với quy mô phân cấp sửa chữa, quản lý vận hành và phân cấp ủy quyền đầu tư. EVN giao tự chủ cho các hoạt động của Công ty về đấu thầu, đầu tư và thanh quyết toán.
Cùng với sự thay đổi cấp điện áp trung thế 22kV của phụ tải, Công ty phối hợp với CPMB nghiệm thu, tiếp nhận các trạm biến áp có máy biến áp cấp điện áp 22kV được chuyển đổi ở chế độ nối đất là trung tính nối đất trực tiếp ở các trạm Xuân Hà, Quảng Ngãi, Huế.
Đồng thời, trang bị thêm máy biến áp 22/35kV để khai thác tải phía 22kV, hệ thống rơ le bảo vệ được sửa chữa đầu tư từ Rơ le điện từ qua Rơ le số, bổ sung các cụm tụ bù ngang 110kV để giảm tổn thất.
Nhằm nâng cao tính linh hoạt trong vận hành, Công ty tham gia đầu tư hoàn thiện các sơ đồ 110kV, bổ sung hệ thống SCADA và nâng công suất - sắp xếp các máy biến áp 110kV để vận hành tối ưu hóa với tổng số 11 máy biến áp.
Cùng với đó, để nâng cao khả năng vận hành an toàn giữa các trạm 220kV, Công ty đầu tư mới hai mạch đường dây 110kV Đồng Hới - Huế với tổng chiều dài 180 km, phối hợp với địa phương dịch chuyển đường dây 110kV phục vụ phát triển hạ tầng như di dời đường dây 110kV tránh khu du lịch Lăng Cô, di dời đường dây 110kV tránh thành phố Tam Kỳ, Huế.
Với lưới điện 220kV, trong những năm 2002, 2003, Công ty tham gia giám sát, nghiệm thu để đưa vào vận hành trục truyền tải 220kV với mạch 1 - đường dây 220kV Đà Nẵng - Hòa Khánh - Huế và Đà Nẵng - Dốc Sỏi nhằm tăng cường công suất cấp điện 110kV qua trạm 220kV Hòa Khánh, Huế, Dốc Sỏi, góp phần làm cơ sở để Công ty và EVNCPC sau này đầu tư thêm các trạm 110kV và tổ chức đấu nối các nhà máy thủy điện cũng như các nhà máy năng lượng tái tạo.
Ngoài ra, Công ty còn định hướng phát triển trạm biến áp nguồn cung cấp, hoán chuyển và đầu tư các máy biến áp công suất 63, 125MVA để cấp điện cho KCN Dung Quất ở trạm 220kV Dốc Sỏi, Nâng công suất trạm 220kV Đồng Hới…
Với lưới điện 500kV, Công ty tiếp tục nâng cao khả năng vận hành, sửa chữa của 10 đội đường dây, đồng thời thành lập thêm các đội đường dây do lưới 220kV phát triển là Phú Lộc Tam Kỳ, Quảng Ngãi và khi có đường dây 500kV Pleiku - Dốc Sỏi - Đà Nẵng và Đà Nẵng - Hà Tĩnh phát triển thêm 3 đội đường dây là Kon- Plong, Sơn Hà, Vĩnh Linh.
Trong giai đoạn này Công ty tập trung xử lý các vị trí sạt lở sau mưa lũ ở miền Trung, tiếp tục khắc phục các tồn tại chưa đạt ổn định nền móng công trình của các vị trí xung yếu ở khu vực đèo Hải Vân, Lò Xo, ĐakGlei.
Công ty cũng phải xử lý sự cố, hàn nối cáp quang và dây chống sét, đầu tư - học tập công nghệ sửa chữa nóng thay sứ đường dây 500kV đang mang điện.
Công ty cũng tiếp tục giám sát và nghiệm thu đường dây 500kV mạch 2, xử lý sự cố và tồn tại của một số vị trí xung yếu ở đường dây Đà Nẵng - Hà Tĩnh như 0602, 0603 trên đèo Hải Vân, xử lý sự cố xung yếu các vị trí 276, 255 đường dây 500kV Pleiku - Dốc Sỏi, đầu tư sửa chữa đường vào tuyến các vị trí xung yếu để giúp công nhân thuận tiện quản lý vận hành.
Ông Phong cho biết, ban đầu khi đường dây 500kV mới được tiếp nhận vận hành, đơn vị đã gặp rất nhiều khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn, đội ngũ cán bộ còn thiếu, chưa quen với công việc, đặc biệt là các đơn vị vùng sâu, vùng xa.
Trước tình hình này, lãnh đạo Công ty cùng các tổ chức đoàn thể đã từng bước cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt, vận động CBCNV nỗ lực vượt khó vươn lên để hoàn thành tốt nhiệm vụ chung, với các hoạt động chăm lo đời sống và cơ sở vật chất cho người lao động đều được quan tâm rộng khắp.
Đến nay, Công ty đã giải quyết tốt việc xử lý sự cố do thiết bị vận hành lâu năm ở trạm 500kV Đà Nẵng, bổ sung các thiết bị đóng cắt …
Thực hiện theo chủ trương của EVN thay thế nâng dung lượng tụ bù dọc từ 1000A lên 2000A và bổ sung kháng bù ngang để nâng cao khả năng truyền tải và ổn định điện áp vận hành trong giới hạn cho phép./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
EVN đẩy nhanh tiến độ các dự án truyền tải cho năng lượng tái tạo
08:30' - 15/05/2020
EVN đang tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án phục vụ truyền tải công suất các dự án năng lượng tái tạo, đảm bảo đến tháng 7/2020 giải tỏa hết công suất các dự án năng lượng tái tạo đã vận hành...
-
Chuyển động DN
Giảm tổn thất điện năng trên lưới điện truyền tải - Bài 2: Tiếp tục các giải pháp
08:36' - 02/05/2020
Riêng quí 1/2020, tổn thất điện năng trên lưới điện truyền tải đạt 1,99%, thấp hơn 0,16% so với kế hoạch Tập đoàn giao và giảm 0,16% so với kết quả thực hiện năm 2019.
-
Chuyển động DN
Giảm tổn thất điện năng trên lưới điện truyền tải - Bài 1: Giải bài toán kinh tế
07:49' - 02/05/2020
Theo lãnh đạo EVNNPT, chỉ tiêu tổn thất điện năng trên lưới điện truyền tải đạt 2,15% vào năm 2020 và 2,14% vào năm 2025 là một áp lực lớn mà EVNNPT cần nỗ lực thực hiện.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đổi thành Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam
17:48'
Chiều 9/4, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) công bố chính thức chuyển đổi thành Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam).
-
Doanh nghiệp
Thương hiệu Mỹ lo ngại làn sóng tẩy chay
12:28'
Trong bối cảnh các công ty đang nỗ lực ứng phó với loạt thuế quan trả đũa của Tổng thống Mỹ Donald Trump, tâm lý chống Mỹ hướng vào các thương hiệu Mỹ đang nổi lên như một mối lo ngại mới.
-
Doanh nghiệp
Giảm thuế nhập khẩu LNG giúp đa dạng nguồn khí cho sản xuất điện “xanh”
10:24'
Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Nguyễn Phúc Tuệ, Phó Tổng Giám đốc PV GAS xung quanh việc giảm thuế nhập khẩu LNG.
-
Doanh nghiệp
Thuế quan Mỹ: Các nhà bán lẻ dệt may trì hoãn đơn hàng và ngừng tuyển lao động
08:14'
Ngày 8/4, các nhà bán lẻ quần áo khắp nước Mỹ đang trì hoãn đơn hàng và ngừng tuyển dụng lao động trước khi biện pháp thuế quan của nước này có hiệu lực từ ngày 9/4 đối với các sản phẩm nhập khẩu.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh "lên tiếng" về tác động áp thuế mới của Hoa Kỳ
19:49' - 08/04/2025
Chiều 8/4, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức gặp gỡ, trao đổi với các hội ngành nghề, doanh nghiệp về khó khăn, tác động khi Hoa Kỳ áp thuế mới đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
PVEP - Động lực nền tảng của chuỗi giá trị Petrovietnam
12:53' - 08/04/2025
Vượt qua các thách thức trong nhiệm kỳ 2020-2025 đầy gian khó, Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đang thực hiện những giải pháp đột phá mới cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
-
Doanh nghiệp
PVFCCo và PTSC hợp tác chiến lược trong chuỗi cung ứng phân bón – hóa chất
12:21' - 08/04/2025
PVFCCo và PTSC vừa ký thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm tối ưu hóa chuỗi cung ứng và nâng cao năng lực dịch vụ logistics trong ngành phân bón – hóa chất.
-
Doanh nghiệp
Nhiều chỉ tiêu tài chính của Petrovietnam tăng 2 con số trong quý I/2025
11:33' - 08/04/2025
Trong bối cảnh thị trường thế giới nhiều biến động khó lường, nhiều chỉ tiêu tài chính của Petrovietnam vẫn tăng trưởng 2 con số nhờ việc hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu sản xuất kinh doanh.
-
Doanh nghiệp
Hà Giang thu hồi hơn 79.000 m² đất của Tập đoàn FLC tại núi Mỏ Neo
10:59' - 08/04/2025
UBND tỉnh Hà Giang giao diện tích đất thu hồi cho Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh quản lý theo quy định của Luật Đất đai năm 2024.