PVN vượt qua thách thức
Năm 2021, vượt qua nhiều thách thức lớn, PVN đã về đích các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, tài chính và là đơn vị dẫn đầu trong 19 Tập đoàn và Tổng công ty trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC). Với thành tích đạt được, Tập đoàn vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
* Quản trị biến động, phục hồi tăng trưởngTrải qua 2 năm liên tục trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến kinh tế thế giới, thương mại toàn cầu và giá dầu ở mức thấp kéo dài nhiều tháng, PVN đối diện với những thách thức, khó khăn chưa từng có.Tuy nhiên, Tập đoàn đã chủ động, thích ứng vượt qua khó khăn của dịch bệnh, thực hiện giãn cách, xã hội, đứt gãy chuỗi cung ứng, nhu cầu thấp của thị trường… bằng việc tận dụng triệt để các cơ hội kinh doanh từ giá dầu, sự phục hồi của kinh tế thế giới đến phục hồi của thị trường xuất khẩu.
Để làm được điều đó, Tập đoàn đã xác định và bám sát mục tiêu quản trị biến động, tối đa giá trị, mở rộng thị trường, tận dụng cơ hội, liên kết đầu tư, phục hồi tăng trưởng. Kết thúc năm 2021, hầu hết các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của PVN đều đạt rất cao so với kế hoạch, nhiều chỉ tiêu sản xuất quan trọng đã về đích sớm từ 14 - 42 ngày.Trong đó, sản lượng khai thác dầu thô đạt 10,97 triệu tấn, vượt 1,25 triệu tấn theo kế hoạch. Sản xuất xăng dầu toàn Tập đoàn đạt 6,37 triệu tấn, tăng 9,5% so với năm 2020. Sản xuất phân bón đạt 1,91 triệu tấn, vượt 18% kế hoạch năm và tăng 6% so với năm 2020. Bên cạnh đó, Tập đoàn đã cung ứng kịp thời, đầy đủ khí tự nhiên và điện cho thị trường năng lượng.
Tổng doanh thu toàn Tập đoàn hoàn thành vượt kế hoạch cả năm trước 2 tháng, đạt 620,2 nghìn tỷ đồng, vượt 26,4% kế hoạch năm, tăng 28% so với năm 2020; lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 45 nghìn tỷ đồng, vượt 2,6 lần kế hoạch năm, tăng 2,2 lần so với năm 2020;Nộp ngân sách nhà nước toàn Tập đoàn hoàn thành trước 3 tháng, đạt 112,5 nghìn tỷ đồng, vượt 80% kế hoạch năm, tăng 36% so với năm 2020. Kết quả sản xuất kinh doanh của PVN dẫn đầu 19 Tập đoàn, Tổng công ty thuộc Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trong năm 2021.
Về công tác đầu tư và xử lý các tồn tại yếu kém, PVN đã có nhiều chuyển biến tích cực trong năm 2021. Công tác xử lý các dự án tồn tại khó khăn cũng có những chuyển biến lớn khi 4/5 dự án đã được Chính phủ đưa ra khỏi danh sách các dự án khó khăn, yếu kém của ngành công thương gồm: 3 dự án nhiên liệu sinh học (Dung Quất, Phú Thọ và Bình Phước);VNPoly đã vận hành toàn bộ 27 dây chuyền sản xuất sợi chất lượng sản phẩm tốt, doanh thu vượt kế hoạch; dự án còn lại là DQS có đơn hàng ổn định, chủ yếu với khách hàng ngoài ngành Dầu khí, doanh thu vượt 4% kế hoạch.
Ngoài ra, Tổng công ty Xây lắp Dầu khí (PETROCONs) lần đầu tiên có lãi; dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 sau nhiều năm đã hồi sinh và chạy thử nhiều hạng mục... tiến tới về đích đúng cam kết trong năm 2022.
PVN đã đã đưa vào vận hành dự án Sư Tử Trắng pha 2A, các giàn BK-18A và BK-19 vận hành khai thác vượt tiến độ; dự án Nhà máy xơ sợi Đình Vũ đã vận hành 100% các dây chuyền sản xuất sợi, đạt sản lượng 10.700 tấn, doanh thu vượt 49%;Nhà máy đóng tàu DQS đã có những đơn hàng ổn định, doanh thu vượt 4%. Đặc biệt, Tập đoàn đã thúc đẩy tiến độ dự án Nha máy Nhiệt điện Thái Bình 2, ngày 23/2 tới dự kiến sẽ đốt lửa bằng dầu lần đầu Tổ máy số 1, phấn đấu đưa nhà máy vào vận hành thương mại trong năm 2022.
Năm 2021, PVN đã đạt những thành tựu ấn tượng trong phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ và là doanh nghiệp duy nhất trong cả nước có 6 công trình được đề cử Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và công nghệ. Song song với sản xuất kinh doanh, PVN thường xuyên chăm lo đời sống người lao động, đảm bảo ổn định việc làm, thu nhập cho người lao động tốt hơn so với những năm trước. PVN cũng tích cực thực hiện công tác quản trị, thực hành tiết kiệm với tổng giá trị tiết giảm hơn 3.012 tỷ đồng, vượt 10,5% so với kế hoạch. Đây là tiền đề rất quan trọng để PVN thực hiện tốt nhất trách nhiệm xã hội thông qua công tác an sinh xã hội và đóng góp Quỹ vaccine phòng COVID-19, tham gia các hoạt động phòng, chống dịch bệnh COVID-19 với số tiền hơn 1.000 tỷ đồng.Đặc biệt, PVN đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng và đời sống vật chất, tinh thần cho gần 60.000 người lao động trong và ngoài nước...
* Vượt thách thứcNăm 2022, dự báo tình hình quốc tế, trong nước với khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi; dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp cùng hàng loạt rủi ro khác như: khủng hoảng năng lượng, biến đổi khí hậu, tăng trưởng kinh tế thế giới tiếp tục không đồng đều và vững chắc… Đối với PVN, đây là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ III Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia nhiệm kỳ 2020 - 2025, thực hiện kế hoạch 5 năm 2021 - 2025 và là năm thứ 7 thực hiện các mục tiêu Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035. Để thực hiện thành công các nhiệm vụ được giao, góp phần cùng cả nước thực hiện thành công Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo tăng trưởng GDP đạt từ 6 - 6,5%, Tập đoàn xác định mục tiêu trong năm 2022 là quản trị biến động, đón đầu xu hướng, kết nối nguồn lực, phát huy công nghệ, thúc đẩy đầu tư, phát triển bền vững. Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) Nguyễn Hoàng Anh đã biểu dương tập thể lãnh đạo, cán bộ người lao động PVN đã đạt được những kết quả vượt bậc trong năm 2021. Điều đó khẳng định ý chí, khát vọng phát triển, tinh thần đoàn kết của “những người đi tìm lửa” trong suốt hành trình 6 thập kỷ khởi nguồn và phát triển."Ngành Dầu khí Việt Nam đã trải qua những bước tiến dài, phát triển, vươn lên trở thành một ngành kinh tế quan trọng hàng đầu đóng góp to lớn vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; đồng thời, góp phần quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc", ông Nguyễn Hoàng Anh nhấn mạnh.
Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025 trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Vì vậy, PVN cần tiếp tục bám sát các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và sự điều hành của Chính phủ để hoàn thành các nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển. Trong đó, PVN cần phối hợp với Bộ Công Thương và CMSC trình Chính phủ báo cáo Quốc hội về sửa đổi Luật Dầu khí; xây dựng, phối hợp cùng các bộ, ngành xem xét trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn giai đoạn 2021 - 2025 và Chiến lược phát triển Tập đoàn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và kế hoạch 5 năm 2021 - 2025;Thực hiện Đề án tăng vốn điều lệ cho Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025; tập trung nguồn lực triển khai các dự án trọng điểm, cấp bách được Chính phủ giao như dự án Lô B, Cá Voi Xanh, Sông Hậu 1, LNG Thị Vải, LGP Sơn Mỹ, đặc biệt sớm đưa dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 vào hoạt động; chuyển đổi số và Đề án Tái tạo văn hóa PVN.
Thay mặt lãnh đạo Tập đoàn, Chủ tịch PVN Hoàng Quốc Vượng khẳng định, Tập đoàn sẽ thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 Khóa 13 về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa.
Bên cạnh đó, tiếp tục thích ứng linh hoạt và kiểm soát an toàn hiệu quả dịch bệnh nhằm đạt được mục tiêu kép là đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động và duy trì sản xuất, hoàn thành kế hoạch đề ra PVN cũng đẩy mạnh tìm kiếm thăm dò để gia tăng sản lượng (đạt từ 10 - 18 triệu tấn); hoàn thành đưa vào vận hành thương mại 2 nhà máy điện lớn là Sông Hậu 1 và Thái Bình 2; giải quyết xong tranh chấp với PM tại dự án LP1 và cá dự án khó khăn khác. Các dự án khác như VNPoly; 3 dự án Ethanol cũng cần có giải pháp xử lý, giải quyết hiệu quả trong năm 2022. Đồng thời, khởi công các dự án lớn như Nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4, dự án khí Lô B, tập trung nguồn lực, hoàn thành các công đoạn chuẩn bị đầu tư như thu xếp vốn, lựa chọn được tổng thầu để khởi công và hoàn thành dự án đúng tiến độ, tạo năng lực và động lực mới cho sự phát triển của Tập đoàn trong giai đoạn tới. Ngoài ra, tiếp tục triển khai xây dựng văn hóa PVN với phương châm "Đoàn kết - kỷ cương - sáng tạo - hiệu quả” trên nền tảng các giá trị văn hóa khát vọng - tiên phong - bản lĩnh - nghĩa tình./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Linh hoạt quản trị biến động, PVN về đích thành công
15:33' - 03/01/2022
Với việc triển khai hàng loạt các biện pháp ứng phó, quản trị biến động, linh hoạt trong điều hành, kết nối và đẩy mạnh các mắt xích trong chuỗi giá trị, PVN đã về đích thành công trong năm 2021.
-
Doanh nghiệp
8 dấu ấn năm 2021 của PVN
11:36' - 01/01/2022
Với 8 dấu ấn đạt được, năm 2021 đã ghi dấu chặng đường 60 năm khởi nguồn và phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cũng là năm đầu thực hiện các mục tiêu kế hoạch 5 năm 2021-2025.
-
Chuyển động DN
PVN ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới
11:30' - 01/01/2022
Logo PVN đã được thay đổi với một diện mạo mới, là một thể thống nhất, kết hợp giữa biểu tượng ngọn lửa đỏ và hàng chữ màu xanh PETROVIETNAM - tên giao dịch quốc tế của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận trước thuế của PVN năm 2021 tăng 2,2 lần so với năm trước
18:37' - 31/12/2021
Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2021 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đạt 45 nghìn tỷ đồng, vượt 2,6 lần kế hoạch cả năm và tăng 2,2 lần so với năm 2020.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Giải pháp xác thực định danh điện tử đạt chứng nhận quốc tế về sinh trắc học
16:25'
FPT eID – giải pháp xác thực định danh điện tử do Công ty cổ phần FPT (FPT) phát triển đã đồng thời đạt được hai chứng nhận quốc tế danh giá trong lĩnh vực sinh trắc học.
-
Doanh nghiệp
Cảnh báo khẩn cấp trang web lừa đảo, giả mạo Tổng công ty Điện lực miền Bắc
16:19'
Thời gian gần đây xuất hiện nhiều trang web giả mạo ngành điện, tư vấn khách hàng gọi đến số tổng đài chăm sóc khách hàng với cước phí cuộc gọi cao gấp 8 lần.
-
Doanh nghiệp
OpenAI dẫn trước các đối thủ trong thu hút doanh nghiệp sử dụng AI
09:01'
Theo dữ liệu giao dịch từ công ty công nghệ tài chính Ramp, OpenAI dường như đang dẫn trước các đối thủ trong cuộc đua thu hút chi tiêu của doanh nghiệp dành cho trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Doanh nghiệp
Nâng sức cạnh tranh của nhóm hàng "tỷ đô"
08:24'
Việc đạt được các chứng nhận quốc tế từ các tập đoàn đa quốc gia giúp nâng cao uy tín, tạo thuận lợi mở rộng thị trường xuất khẩu hàng điện tử và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Doanh nghiệp
Thiết kế, phát triển sản phẩm khởi đầu phong trào đổi mới sáng tạo
19:41' - 18/05/2025
Sắp tới VASI sẽ ra mắt thị trường sản phẩm đổi mới sáng tạo, mang tính ứng dụng cao và là sản phẩm Make in Việt Nam do chính các doanh nghiệp hội viên lên ý tưởng thiết kế, tự sản xuất và tự lắp ráp.
-
Doanh nghiệp
AI giúp thúc đẩy doanh thu cho các công ty Internet Trung Quốc
14:06' - 18/05/2025
Lĩnh vực công nghệ và Internet của Trung Quốc đã thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư kể từ khi mô hình ngôn ngữ lớn AI DeepSeek xuất hiện vào tháng Một.
-
Doanh nghiệp
Khi 5 "nhà" bắt tay cho nông nghiệp xanh
14:04' - 18/05/2025
Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là yêu cầu cấp thiết nhằm đảm bảo sinh kế lâu dài cho nông dân, bảo vệ môi trường và giữ gìn tài nguyên cho thế hệ tương lai.
-
Doanh nghiệp
Chuỗi cửa hàng Starbucks điều chỉnh hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc
08:59' - 18/05/2025
Chuỗi cửa hàng cà phê Starbucks Corp. đã liên hệ với các công ty cổ phần tư nhân, doanh nghiệp công nghệ và bên khác để xem xét hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc, trong đó có cả khả năng bán cổ phần.
-
Doanh nghiệp
Cho phép thí điểm thành lập đội quản lý điện trực thuộc điện lực tỉnh
20:32' - 17/05/2025
Mặc dù triển khai thí điểm, nhưng EVN yêu cầu phải duy trì đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ điện ổn định, liên tục cho khách hàng trên địa bàn quản lý, đảm bảo việc làm và thu nhập người lao động.