Quá trình phục hồi của Singapore hậu COVID-19: Cơ hội và thách thức (Phần 2)
Tiếp tục mở cửa cho nhân tài
Singapore từ lâu đã phải dựa vào nguồn nhân lực nước ngoài để bổ sung cho lực lượng lao động địa phương nhỏ và đang già hóa của mình. Người nước ngoài làm những công việc thiết yếu vốn không thu hút lao động địa phương, và thu hẹp khoảng cách then chốt về kỹ năng trong những lĩnh vực đòi hỏi tay nghề cao như công nghệ số, sản xuất tiên tiến và nghiên cứu tiên phong.
Tuy nhiên, mô hình này đang bị "kéo căng" trong bối cảnh người dân địa phương ngày càng không hài lòng về sự cạnh tranh việc làm với người nước ngoài.
Giám đốc điều hành Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS, ngân hàng trung ương) Ravi Menon gần đây khẳng định, là một trung tâm kinh doanh, "đảo quốc sư tử" không thể bị coi là thiếu cơ hội cho chính các công dân của mình, hay không chào đón người nước ngoài.
Ông đã đề xuất nâng mức lương tối thiểu để cấp thẻ làm việc tại Singapore; và trực tiếp nhắm vào việc thuê lao động có sự phân biệt đối xử bằng việc áp đặt các hình phạt tài chính, tước các khoản tiền thưởng cũng như ngừng các chương trình ưu đãi dành cho các công ty ưu ái người nước ngoài một cách không công bằng.
Phó Giáo sư Lawrence Loh của Trường Kinh doanh thuộc Đại học Quốc gia Singapore cũng nhất trí rằng việc tăng mức lương tối thiểu này là cách nhanh chóng để khiến các ông chủ chuyển sang thuê lao động địa phương và khuyến khích các công ty tự động hóa và làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc này cũng có thể làm tăng chi phí, và dẫn đến những khó khăn trong việc tìm kiếm nhân công với mức lương hay kỹ năng cụ thể nào đó.
Cạnh tranh gay gắt trong vấn đề thuế và đầu tư
Vào ngày 10/7 vừa qua, các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) đã thông qua một hiệp ước mang tính bước ngoặt là điều chỉnh cách thức đánh thuế các công ty đa quốc gia. Thỏa thuận này cũng đã được hơn 130 quốc gia ủng hộ trong các cuộc đàm phán do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dẫn đầu.
Các bước tiếp theo tại Hội nghị G20 diễn ra vào tháng Mười tới sẽ là ấn định mức thuế tối thiểu đã được thống nhất trên toàn cầu và tìm ra cách thức phân bổ doanh thu thuế giữa các quốc gia.
Thỏa thuận đưa ra mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu ít nhất là 15% sẽ khiến Singapore khó thu hút đầu tư hơn. Hiện nay, mức thuế cao nhất của nước này là 17%, nhưng nhiều doanh nghiệp đa quốc gia có thể được hưởng mức thuế thực tế thấp hơn mức tối thiểu được đề xuất ở trên do các chính sách khuyến khích và cắt giảm thuế.
Vậy, liệu Singapore có thể khám phá những sáng kiến ưu đãi nào trong bối cảnh các nước láng giềng cũng đã có những thỏa thuận hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư. Ví dụ, Malaysia đã đề xuất hỗ trợ 100% thuế đầu tư trong 5 năm cho một số công ty chuyển các cơ sở sản xuất của mình ở nước ngoài về nước.
Chester Wee, lãnh đạo tư vấn thuế doanh nghiệp quốc tế của tập đoàn cung cấp dịch vụ tài chính Ernst and Young khu vực ASEAN, cho biết những thành tích của Singapore - về thể chế, cơ sở hạ tầng, thị trường lao động cũng như hệ thống tài chính và luật pháp - đã định vị nước này như một trung tâm cho khu vực.
Ông nói: "Sự tập trung không ngừng của nước này vào năng suất và đổi mới sáng tạo cũng thúc đẩy giá trị khác biệt cho các nhà đầu tư. Tất cả những điều này sẽ tiếp tục làm cho Singapore trở nên cạnh tranh".
Theo chuyên gia, điều có thể khuyến khích hoạt động của doanh nghiệp ở đây là sự hỗ trợ tài chính và các khoản đền bù tiền thuê đất và thuế điện. Singapore cũng sẽ phải tăng gấp đôi việc phát triển và mở rộng nguồn nhân tài về công nghệ và duy trì sự mở cửa và kết nối toàn cầu của nước này.
Năng lượng Mặt Trời và trao đổi carbon
Quá trình chuyển đổi toàn cầu nhằm giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính là một thách thức đặc biệt đối với Singapore, quốc gia thiếu tài nguyên thiên nhiên để khai thác năng lượng tái tạo.
"Đảo quốc sư tử" cần phải đổi mới để khắc phục những nhược điểm - từ việc xây dựng các nhà máy năng lượng Mặt Trời nổi trên các hồ chứa, đến thiết lập các đường dây truyền tải đến các nước láng giềng để khai thác và kinh doanh năng lượng sạch.
Tháng Năm vừa qua, các bên tham gia chính trong lĩnh vực tài chính đã chuyển sang thiết lập một thị trường trao đổi carbon toàn cầu mới. Climate Impact X - một liên doanh được tài trợ bởi Ngân hàng DBS, Temasek, Standard Chartered và Sở giao dịch Singapore - sẽ cung cấp các nền tảng và sản phẩm khác nhau cho người mua và người bán tín chỉ carbon.
Bằng việc cho phép bán các tín chỉ carbon quy mô lớn, chất lượng cao thông qua các hợp đồng được tiêu chuẩn hóa trên một sàn giao dịch, Singapore có thể tự đặt mình vào vị trí là trung tâm mua bán và dịch vụ carbon. Tuy nhiên, vấn đề then chốt là mức giá bao nhiêu được cho là hợp lý để Singapore và thế giới có thể chuyển đổi thành công sang "nền kinh tế xanh".
Singapore là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á thực hiện thuế carbon. Nhưng với mức giá 3,75 USD cho một tấn khí thải gây hiệu ứng nhà kính, một số người gọi nước này là "người ngoài cuộc" trong số các nước đã đưa ra giá carbon.
Chính phủ Singapore đã cam kết vào năm tới sẽ xem xét lại mức thuế và lộ trình sau năm 2023, trong đó có sự tham vấn với các ngành và chuyên gia để các doanh nghiệp có thời gian điều chỉnh. Hiện Singapore đã đánh thuế khoảng 80% lượng khí thải carbon ở nước này.
Các chuyên gia cho rằng việc có rất ít quốc gia trong khu vực có kế hoạch ngân sách carbon cho tương lai là cơ sở để Singapore đặt kỳ vọng rằng nước này có thể tận hưởng lợi thế đi đầu, bằng cách thu hút nhân tài và hỗ trợ các nỗ lực nghiên cứu và phát triển./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Kinh tế Singapore với quá trình phục hồi không đồng đều
05:30' - 29/07/2021
Các chuyên gia nhận định sự phục hồi tăng trưởng kinh tế không đồng đều của Singapore có thể thậm chí trở nên sâu sắc hơn trong những tháng tới.
-
Tài chính
Singapore nâng dự báo lạm phát năm 2021 lên 1-2%
07:50' - 27/07/2021
Cơ quan Tiền tệ Singapore (tức ngân hàng trung ương - MAS) và Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore (MTI) đã nâng dự báo mức lạm phát chung cả năm 2021 lên 1-2%, tăng so với dự báo trước đó 0,5-1,5%.
-
Kinh tế Thế giới
Cách để Singapore duy trì vị trí trung tâm vận tải biển số một toàn cầu
05:30' - 18/07/2021
Singapore đang tiếp tục phát triển ngành hàng hải, đồng thời giành sự hỗ trợ cho những tiến bộ về công nghệ trong nhiên liệu vận tải biển, đổi mới sáng tạo, để duy trì vị trí trung tâm hàng hải.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore khánh thành nhà máy điện Mặt Trời nổi lớn nhất thế giới
18:53' - 14/07/2021
Ngày 14/7, Singapore đã khánh thành một trong những nhà máy điện Mặt Trời nổi lớn nhất thế giới, bao phủ khu vực có diện tích 45 ha.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43' - 22/11/2024
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42' - 22/11/2024
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.