Quan hệ Canada-Mỹ: Tầm nhìn dài hạn
Trong bối cảnh trật tự kinh tế và địa chính trị toàn cầu đang chuyển mình, Canada đang đối mặt với những thách thức lớn trong mối quan hệ với Mỹ, đối tác kinh tế và an ninh gần gũi nhất của nước này.
Trang mạng “The Globe and Mail” nhận định, chuyến thăm Washington của Thủ tướng Canada Mark Carney mới đây, cùng với các tín hiệu về đàm phán thương mại hai giai đoạn, đã mở ra một giai đoạn mới trong nỗ lực của Canada để cân bằng lợi ích quốc gia và áp lực từ người láng giềng hùng mạnh.
* Chuyến thăm đến Washington: Khởi đầu cho thỏa hiệp?Mặc dù chuyến thăm mang theo kỳ vọng thấp, nhưng cuộc gặp giữa ông Carney và ông Trump đã đánh dấu một khởi đầu tích cực. Trước đó, Tổng thống Trump đã gọi ông Carney là "một quý ông rất tốt bụng" và nói về việc thực hiện "một thỏa thuận". Trong khi đó, ông Carney nhấn mạnh sự sẵn sàng của Canada cho “một bước thay đổi trong đầu tư vào an ninh và quan hệ đối tác”. Các chuyên gia đã dự đoán rằng ông Carney sẽ đưa ra phác thảo của một thỏa thuận mới, đặt nền móng cho nhiều cuộc đàm phán hơn.
Trong cuộc gặp, Tổng thống Trump đã lặp lại các quan điểm quen thuộc, như áp thuế để bảo vệ nền sản xuất Mỹ, nhưng ông cũng khẳng định không yêu cầu bất kỳ sự nhượng bộ nào từ Canada ngoài “tình bạn”. Những tuyên bố này, dù mang tính ngoại giao, nhưng cho thấy Canada cần nhanh chóng nắm bắt cơ hội để định hình một thỏa thuận mới, trong đó cân bằng giữa thương mại và an ninh. Như bài bình luận trên The Globe and Mail nhận định, Canada không có lựa chọn nào khác ngoài việc thỏa hiệp, bởi Mỹ vẫn là đối tác kinh tế và an ninh không thể thay thế của quốc gia này.Quan hệ giữa hai nước từ lâu đã được định hình bởi sự phụ thuộc lẫn nhau. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Canada, đặc biệt với các mặt hàng như dầu mỏ và ô tô. Tuy nhiên, các chính sách bảo hộ của Tổng thống Trump, bao gồm các mức thuế quan mới, đang buộc Canada phải điều chỉnh chiến lược. Thay vì phản ứng tiêu cực hay lên phương án trả đũa, Canada cần tập trung nâng cao giá trị các đề xuất của mình, từ đó bảo vệ lợi ích quốc gia trong một trật tự thương mại đang thay đổi.* Đàm phán thương mại: Hành trình hai giai đoạnTheo mạng tin “cbc.ca”, để ứng phó với áp lực từ Mỹ, Canada và Mỹ đang chuẩn bị cho các cuộc đàm phán thương mại được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên tập trung vào việc xoa dịu căng thẳng tức thời, đặc biệt liên quan đến thuế quan, đồng thời củng cố mối quan hệ an ninh song phương. Giai đoạn này nhằm tránh một cuộc xem xét chính thức đối với Thỏa thuận Canada-Mỹ-Mexico (Canada gọi là CUSMA, trong khi Mỹ gọi là USMCA), vốn không được lên lịch cho đến năm 2026. Giai đoạn thứ hai, dự kiến diễn ra vào năm sau, sẽ đi sâu vào các vấn đề phức tạp hơn, bao gồm tái cơ cấu các điều khoản thương mại dài hạn.Bà Kirsten Hillman, Đại sứ Canada tại Mỹ, cho biết: “CUSMA chưa được thảo luận ở thời điểm này. Hiện tại, chúng tôi tập trung vào các thỏa thuận giữa ông Carney và ông Trump”. Bà Hillman đã liên lạc với ông Jamieson Greer, Đại diện Thương mại Mỹ, trong khi Bộ trưởng Thương mại Canada Dominic LeBlanc cũng đã trao đổi với ông Howard Lutnick, Bộ trưởng Thương mại Mỹ. Những động thái này cho thấy ưu tiên của cả hai bên là giải quyết các vấn đề cấp bách trước khi mở rộng phạm vi đàm phán.Trong cuộc gặp tại Phòng Bầu dục, ông Trump bày tỏ sự mơ hồ về tương lai của CUSMA khi nói rằng: “Tôi thậm chí không biết liệu chúng ta có giải quyết được USMCA hay không. Hiện tại, chúng ta đang làm việc với các khái niệm”. Tuyên bố này củng cố quan điểm rằng Washington đang ưu tiên các thỏa thuận song phương với từng quốc gia, thay vì duy trì các hiệp ước đa phương. Điều này đặt Canada vào vị trí phải linh hoạt, tận dụng mối quan hệ an ninh để bảo vệ lợi ích kinh tế.* An ninh và kinh tế: Chiến lược kép của CanadaMột yếu tố quan trọng trong chiến lược của Thủ tướng Carney là gắn kết thương mại với an ninh, nhằm bảo vệ hàng hóa Canada khỏi các mức thuế quan vì lý do an ninh quốc gia. Ví dụ, dầu mỏ - mặt hàng xuất khẩu sinh lợi nhất của Canada - có thể được đảm bảo cung cấp cho Mỹ với số lượng cố định và giá ưu đãi, như đề xuất của ông Erin O’Toole, cựu lãnh đạo đảng Bảo thủ. Điều này sẽ chính thức hóa mối quan hệ cung ứng hiện có, đồng thời củng cố vị thế của Canada như một đối tác an ninh đáng tin cậy.Trong lĩnh vực ô tô – mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai của Canada – ông Carney đã ám chỉ một giải pháp cho mối quan ngại của ông Trump về phụ tùng nhập từ châu Á. Ông Flavio Volpe, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất phụ tùng ô tô Canada, cho rằng Canada có thể giảm thuế bằng cách ưu tiên cung cấp các mặt hàng chiến lược như khoáng sản quan trọng và uranium cho Mỹ. Những thỏa thuận này, tương tự như các hợp đồng Canada từng ký với Đức, có thể giúp Canada loại bỏ một số bộ phận của Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng Bắc Mỹ, đáp ứng yêu cầu an ninh của Mỹ.Trang mạng “The Globe and Mail” bình luận, những nỗ lực này phản ánh nhận thức rằng Canada không thể đứng ngoài các thay đổi trong chính sách thương mại của Mỹ. Là siêu cường kinh tế và an ninh, Mỹ đã neo giữ hệ thống toàn cầu kể từ sau Thế chiến thứ hai, nhưng các điều kiện hiện nay khiến Mỹ không còn chấp nhận các thỏa thuận cũ. Tổng thống Trump, với chương trình thuế quan “Ngày giải phóng”, đang tái định hình các điều khoản thương mại theo ba hướng: đưa sản xuất trở lại Mỹ, tạo nguồn thu, và sử dụng thuế quan như con bài mặc cả. Canada, với tư cách là đối tác gần gũi, phải hiểu rõ động cơ của ông Trump để bảo vệ chủ quyền và tối ưu hóa lợi ích từ các thỏa thuận song phương.* Thách thức và tầm nhìn dài hạnDù chuyến thăm của ông Carney và các tín hiệu đàm phán mang lại hy vọng, Canada vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Chương trình thuế quan của Tổng thống Trump, dù bị chỉ trích vì nguy cơ gây lạm phát, lại dựa trên một logic kinh tế và an ninh rõ ràng.Chương trình thuế quan "Ngày giải phóng" của Tổng thống Trump trên thực tế được xếp thành ba loại riêng biệt: loại nhằm mục đích đưa sản xuất trở lại; loại nhằm mục đích tạo nguồn thu; và loại được thiết kế cho mục đích mặc cả. Thuế quan định hướng sản xuất, như áp lên ô tô và thép, nhằm khôi phục năng lực công nghiệp Mỹ, đặc biệt trong chuỗi cung ứng quân sự.
Canada cần tránh rơi vào thế bị động. Người dân Canada, vốn quen với các thỏa thuận thương mại có lợi và sự bảo trợ an ninh từ Mỹ, có thể do dự trước việc gánh thêm trách nhiệm. Tuy nhiên, sự hội nhập kinh tế chặt chẽ khiến Canada không có nhiều lựa chọn ngoài việc hợp tác. Canada nên tập trung vào các đề xuất giá trị cao, như cung cấp dầu mỏ ổn định, đảm bảo chuỗi cung ứng ô tô, và hợp tác an ninh sâu rộng hơn.
Nếu Canada muốn được hưởng lợi từ quyền tiếp cận thị trường ưu đãi và sự bảo vệ an ninh của Mỹ, thì việc tìm kiếm mối quan hệ kinh tế và an ninh mới có lợi cho cả hai nước sẽ phụ thuộc vào việc Canada có sẵn lòng gánh vác thêm nhiều trách nhiệm hơn hay không.Tin liên quan
-
DN cần biết
Canada điều tra chống bán phá giá dây đai thép nhập khẩu từ Việt Nam
19:32' - 15/05/2025
Cơ quan dịch vụ biên giới Canada (CBSA) khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với một số mặt hàng dây đai thép nhập khẩu từ các quốc gia; trong đó, có Việt Nam.
-
Kinh tế tổng hợp
Vì sao tỷ lệ thất nghiệp của Canada tăng kỷ lục?
12:01' - 12/05/2025
Tỷ lệ thất nghiệp của Canada trong tháng 4 vừa qua đã tăng lên 6,9%, mức cao nhất kể từ tháng 11/2024 do nguyên nhân nào?
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Canada dưới nhiệm kỳ chính phủ mới - Bài cuối: Cuộc chuyển đổi lớn nhất
06:30' - 11/05/2025
Trong bối cảnh mối quan hệ thương mại của Mỹ đã thay đổi, ông Carney cam kết sẽ xây dựng nền kinh tế Canada trở nên kiên cường hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Canada dưới nhiệm kỳ chính phủ mới - Bài 1: Những ưu tiên quan trọng
05:30' - 11/05/2025
Cử tri Canada đã đặt niềm tin vào ông Carney, đánh giá ông là nhà lãnh đạo đủ năng lực để đối phó với những thách thức.
-
Kinh tế tổng hợp
Hãng hàng không lớn thứ hai của Canada tạm dừng nhiều tuyến bay đến Mỹ
10:47' - 09/05/2025
Truyền thông Canada ngày 8/5 đưa tin hãng hàng không lớn thứ hai của Canada, WestJet đã tạm dừng 9 đường bay giữa Mỹ và Canada do nhu cầu đi lại giữa hai quốc gia giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Thảo luận Mỹ-Canada không đạt được đột phá trong vấn đề thuế quan
10:27' - 07/05/2025
Các cuộc thảo luận giữa Tổng thống Mỹ và Thủ tướng mới đắc cử của Canada đã diễn ra "sâu rộng và mang tính xây dựng", dù không đạt được đột phá rõ rệt trong việc gỡ bỏ các biện pháp thương mại.
-
Kinh tế tổng hợp
Quyền tiếp cận thuốc của người Canada bị đe dọa vì thuế quan Mỹ
11:08' - 06/05/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, thuế quan mà Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ Canada đang gây lo ngại về khả năng tiếp cận thuốc theo đơn của người dân nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài cuối: Địa kinh tế xoay trục
06:30'
Theo trang thediplomat.com, tầm ảnh hưởng kinh tế ngày càng gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ các cường quốc thương mại hàng đầu thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài 1: Sự tham gia chiến lược
05:30'
Chính sách thuế quan đối ứng của Chính phủ Mỹ đã đóng vai trò như một chất xúc tác, thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nhanh chóng các khối thương mại trong khu vực châu Á, đặc biệt là tại Đông Nam Á.
-
Phân tích - Dự báo
Trung Quốc và bàn cờ ảnh hưởng tại lục địa Đen
06:30' - 02/07/2025
Theo tờ The Economist, hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc, bao gồm từ quần áo đến nồi chiên không dầu tràn ngập thị trường, đang thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của tầng lớp trung lưu ở châu Phi.
-
Phân tích - Dự báo
Chi phí và lợi ích của các chuỗi giá trị toàn cầu
05:30' - 02/07/2025
Tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích, song lập luận kinh tế để rút lui khỏi chúng cũng không hề rõ ràng.
-
Phân tích - Dự báo
Nhà Trắng và Fed: Cuộc đọ sức định hình lại trật tự tài khoá Mỹ
06:30' - 01/07/2025
Trong hàng loạt phát biểu và bài đăng trên mạng xã hội, ông Trump công khai chỉ trích Chủ tịch Fed Jerome Powell vì từ chối hạ lãi suất.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua chuyển đổi năng lượng: Đức có lỡ nhịp?
05:30' - 01/07/2025
Theo Chiến lược hydro quốc gia của chính phủ liên bang, đến năm 2030, Đức sẽ xây dựng các nhà máy sản xuất hydro xanh với tổng công suất 10 gigawatt (GW).
-
Phân tích - Dự báo
Đông Á già đi: "Trung tâm tăng trưởng toàn cầu" dời bước
06:30' - 30/06/2025
Do tỷ lệ sinh thấp dẫn đến suy giảm dân số và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, Đông Á đang bị buộc phải từ bỏ danh xưng “trung tâm tăng trưởng của thế giới” và nhường cho khu vực khác.
-
Phân tích - Dự báo
WB mở khóa điện hạt nhân: Ván cờ mới trong cuộc chơi năng lượng toàn cầu
05:30' - 30/06/2025
Trong một thỏa thuận lịch sử với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây đã cam kết sẽ hỗ trợ rộng rãi cho việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân nhỏ mới.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua xe điện: Những mắt xích yếu trong giấc mơ xanh của Canada
06:30' - 29/06/2025
Trong nỗ lực định vị mình là trung tâm sản xuất xe điện (EV) toàn cầu, Canada đã đầu tư hàng chục tỷ CAD vào các dự án sản xuất EV và pin.