Quan hệ kinh tế Việt Nam-Thụy Sỹ còn nhiều tiềm năng phát triển
Ngày 20/7, Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva đã tổ chức Tọa đàm “Việt Nam: thị thường mở và năng động – Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư Thụy Sỹ” nhằm giới thiệu đến doanh nghiệp tại Geneva và các bang khác nói tiếng Pháp của Thụy Sỹ về các cơ hội kinh doanh, đầu tư, thương mại với Việt Nam, kết hợp quảng bá về đất nước, văn hóa, con người và ẩm thực Việt.
Buổi gặp gỡ được tổ chức trên cơ sở phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp nói tiếng Pháp ở bang Geneva, đồng thời góp phần kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Thụy Sỹ (1971-2021).
Phát biểu tại buổi Tọa đàm, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva giới thiệu về môi trường kinh doanh tại Việt Nam, điểm qua những nét nổi bật trong quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Thụy Sỹ.
Đại sứ cũng nhấn mạnh những khâu đột phá của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đặc biệt là nỗ lực của Chính phủ thúc đẩy chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, hỗ trợ khởi nghiệp, các biện pháp cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường hiệu lực và hiệu quả đầu tư, tạo môi trường thuận lợi thu hút các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam, tăng cường thương mại nhằm thực hiện mục tiêu phát triển đất nước bền vững.
Cùng với mối quan hệ chính trị ngoại giao tốt đẹp, quan hệ kinh tế Việt Nam – Thụy Sỹ đã có những tiến triển đáng kể trong những năm qua với việc Thụy Sỹ hiện là nhà đầu tư châu Âu lớn thứ 6 của Việt Nam (và thứ 19 trong danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam), quan hệ thương mại, đầu tư, hợp tác phát triển, viện trợ nhân đạo và giao lưu nhân dân giữa hai nước ngày càng được mở rộng. Hơn 100 doanh nghiệp Thụy Sỹ đang hoạt động ở Việt Nam.
Với bề dày quan hệ hợp tác song phương và thế mạnh của mỗi nước, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai và các đại biểu tại Tọa đàm cho rằng hai nước vẫn còn nhiều tiềm năng lớn để tăng cường kinh doanh, đầu tư, thương mại của các doanh nghiệp, nhà đầu tư Thụy Sỹ tại Việt Nam, đặc biệt khi Việt Nam đang chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế dựa trên công nghệ cao và tăng trưởng xanh, bền vững.
Chủ tịch kiêm Sáng lập viên Nhịp cầu kinh doanh Việt Nam – Thụy Sỹ (SVBG) Nguyễn Thị Thục nói rằng, thị trường Việt Nam với dân số gần 100 triệu dân với sức mua đang ngày một tăng cao sẽ là cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp Thụy Sỹ.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp lớn của Thụy Sỹ như Nestlé, Roche, Holcim, Schindler đã có mặt ở thị trường Việt Nam nên hiện tại Việt Nam đang mong đợi các doanh nghiệp nhỏ hơn, nhất là các công ty khởi nghiệp (start-up).
Lĩnh vực mà các doanh nghiệp Thụy Sỹ vốn rất nổi tiếng là tài chính-ngân hàng, bảo hiểm thì dường như chưa có xuất hiện ở Việt Nam, bởi vậy bà hy vọng sẽ có những thay đổi trong thời gian tới, bao gồm cả các quy định, cơ chế.
Để có thể quảng bá, thu hút đầu tư của Thụy Sỹ trong giai đoạn tiếp theo, việc tổ chức các tọa đàm, hội thảo như hôm nay là rất cần thiết để các doanh nghiệp Thụy Sỹ có cơ hội gặp gỡ, trao đổi hiểu thêm về các tiềm năng ở Việt Nam, gặp trực tiếp được những con người, đối tác để có thể trao đổi thông tin hoặc cần hỗ trợ hiểu thêm về chính sách.
Giải pháp nữa để kêu gọi và thu hút đầu tư vào Việt Nam là có thể tổ chức một chuyến thăm Việt Nam cho giới doanh nghiệp Thụy Sỹ.
Theo kinh nghiệm của bà, có rất nhiều doanh nghiệp Thụy Sỹ tìm đến Việt Nam kinh doanh sau khi đi du lịch nhờ phát hiện ra những tiềm năng mới mẻ mà chưa từng được biết và cũng nên xúc tiến thương mại theo hướng này.
Chủ tịch SVBG cho biết thêm, Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, giá nhân công tương đối rẻ nên giá thành sản xuất tương đối cạnh tranh so với các quốc gia khác.
Việt Nam đang có cơ hội thâm nhập thị trường của rất nhiều quốc gia, ít nhất là 50 quốc gia, trong đó có 15 quốc gia nằm trong Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Đây là cơ hội cho doanh nghiệp nào đầu tư vào Việt Nam có thể xuất khẩu hàng sản xuất tại Việt Nam qua các nước khác.
Một điểm thu hút lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài hoặc các công ty muốn thành lập hoạt động tại Việt Nam là các ưu đãi thuế hấp dẫn mà Chính phủ Việt Nam đưa ra. Kể từ năm 2017, Việt Nam đã nổi lên như một trung tâm khởi nghiệp cạnh tranh với các nước đi đầu trong khu vực.
Chỉ tính riêng từ năm 2016 đến 2019, vốn đầu tư vào các công ty khởi nghiệp công nghệ đã tăng 8 lần, đạt mức cao nhất là 861 triệu USD vào năm 2019. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã phát triển một hệ sinh thái mạnh mẽ cho các công ty khởi nghiệp công nghệ.
Các lĩnh vực như thương mại điện tử, công nghệ tài chính (fintech), trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ thực phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin đã thống trị các vòng gọi vốn trong những năm gần đây.
Về phía doanh nghiệp Thụy Sỹ, ông Felix Urech – CEO công ty Enriching (tư vấn về quản lý doanh nghiệp cấp cao) đã từng nhiều lần đến Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm và cảm nhận thực tế về những thay đổi lớn lao và thành tựu phát triển ở Việt Nam, cho rằng Việt Nam có những tiềm năng lớn thực sự hấp dẫn đối với doanh nghiệp Thụy Sỹ.
Ông cũng nói, bên cạnh chiến lược tốt và nỗ lực của doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương ở Việt Nam là rất quan trọng để hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh, đầu tư.
Tại buổi Tọa đàm, Luật sư Thụy Sỹ Pierre Schifferli, có phu nhân là doanh nhân từng đầu tư mở cửa xa xỉ phẩm đầu tiên tại Hà Nội trước khi đầu tư vào lĩnh vực khách sạn du lịch ở Phan Thiết, đã cung cấp thêm những thông tin đúc rút qua những chuyến đi và kinh nghiệm thực tế ở Việt Nam.
Ông Schifferli cho biết ông đặt chân đến Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1971, trở lại vào năm 1989 và kể từ đó năm nào ông cũng đến Việt Nam.
Về khía cạnh pháp lý, luật sư Thụy Sỹ cho rằng hệ thống pháp luật Việt Nam đã không ngừng được xây dựng, khá đầy đủ trên hầu hết các lĩnh vực điều chỉnh các quan hệ kinh tế - xã hội. Luật Đầu tư mới với nhiều ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài về mặt pháp luật.
Về khía cạnh hội nhập quốc tế, Việt Nam đạt được rất nhiều thành tựu, đã ký kết hàng loạt các Hiệp định về các lĩnh vực kinh tế, trong đó có nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước như FTA giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), giữa Việt Nam và Vương quốc Anh (UKVFTA).
Việt Nam và Khối Thương mại tự do châu Âu (EFTA) bao gồm 4 nước Thụy Sỹ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein cũng đang đẩy nhanh tiến trình đàm phán để sớm hoàn tất việc ký kết FTA.
Luật sư Schifferli còn nhấn mạnh đến lợi thế về vị trí chiến lược của Việt Nam bên cạnh những yếu tố thu hút đầu tư như tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, chính sách mở khuyến khích cạnh tranh...
Cùng quan điểm Chủ tịch SVBG, luật sư và đại diện một số doanh nghiệp Thụy Sỹ cho rằng Việt Nam và Thụy Sỹ có những lợi thế bổ sung, mối quan hệ ngoại giao tuyệt vời và sự thân thiện giữa người dân hai nước.
Cơ hội và tiềm năng hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Thụy Sỹ thời gian tới còn rất lớn, nhất là trong lĩnh vực ngân hàng.
Ngành ngân hàng đóng vai trò trung tâm trong nỗ lực duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Do lĩnh vực này vẫn còn dễ bị ảnh hưởng bởi các bất ổn bên ngoài, việc củng cố lĩnh vực ngân hàng để thu hẹp khoảng cách với các tiêu chuẩn quốc tế là quan trọng chiến lược.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Việt Nam mới đây đã ký thỏa thuận song phương về chương trình Đào tạo Giám đốc điều hành Ngân hàng Thụy Sỹ mới (Swiss BET) nhằm giúp nâng cao năng lực cho các giám đốc điều hành ngân hàng Việt Nam.
Chương trình sẽ thực hiện từ năm 2022 đến năm 2027, cung cấp hỗ trợ với khoản tài trợ 5 triệu CHF (5,4 triệu USD). Viện Tài chính Thụy Sỹ, cơ quan thực hiện dự án, sẽ đào tạo hơn 240 giám đốc điều hành ngân hàng Việt Nam và hàng trăm giám đốc ngân hàng trung ương về các phương pháp quản lý ngân hàng hiện đại nhất.
Trong không khí sôi nổi và cởi mở, các đại biểu tham dự Tọa đàm đã chia sẻ kinh nghiệm tại thị trường Việt Nam, chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, mong muốn Việt Nam tiếp tục cải thiện trong các lĩnh vực như giao thông, cơ sở hạ tầng ... cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp Thụy Sỹ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư Thụy Sỹ
21:38' - 10/07/2020
Việt Nam tin tưởng với năng lực và kinh nghiệm của mình, các nhà đầu tư Thụy Sỹ sẽ tiếp tục chọn Việt Nam là điểm đến an toàn và hấp dẫn.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Gia Lai yêu cầu dừng vận hành thử nghiệm dự án điện gió Ia Le 1
10:58'
Sở Công Thương tỉnh Gia Lai vừa có công văn hỏa tốc yêu cầu dừng hoạt động chạy thử nghiệm 14 trụ điện gió tại dự án Nhà máy Điện gió Ia Le 1 (huyện Chư Pưh, Gia Lai).
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp logistics cần điều gì để đẩy nhanh chuyển đổi số?
09:29'
Là một trong những ngành then chốt, được ví như “mạch máu” của nền kinh tế quốc dân, logistics cần được đầu tư mạnh mẽ, đặc biệt trong khía cạnh “số hóa”.
-
Doanh nghiệp
Các hãng hàng không toàn cầu tự tin đáp ứng tốt nhu cầu đi lại Hè 2023
08:23'
Ngày 4/6, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) thông báo các hãng hàng không đã sẵn sàng để tránh lặp lại tình trạng rối loạn giao thông như mùa Hè năm 2022.
-
Doanh nghiệp
Giữ vững trục truyền tải 500kV Bắc – Nam để đảm bảo điện cho miền Bắc mùa nắng nóng
19:48' - 04/06/2023
Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) Phạm Lê Phú đã kiểm tra tình hình vận hành hệ thống truyền tải điện 500kV Bắc - Nam tại các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.
-
Doanh nghiệp
Hãng phim hoạt hình Pixar của Walt Disney cắt giảm hàng loạt nhân sự
17:33' - 04/06/2023
Hãng phim hoạt hình Pixar của Walt Disney đã cắt giảm nhân sự 75 vị trí, bao gồm cả vị trí của hai giám đốc điều hành sau bộ phim gây thất vọng Lightyear, các nguồn tin cho biết.
-
Doanh nghiệp
Cần Thơ thành lập Tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
11:29' - 04/06/2023
UBND thành phố Cần Thơ vừa thành lập Tổ công tác đặc biệt nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư, dự án đầu tư trên địa bàn.
-
Doanh nghiệp
Boeing nghiên cứu sản xuất nhiên liệu hàng không bền vững ở Đông Nam Á
05:30' - 04/06/2023
Hãng sản xuất máy bay Boeing cho biết hãng này sẽ phối hợp với tổ chức Hội nghị bàn tròn để xem xét việc mở rộng quy mô sản xuất nhiên liệu hàng không bền vững tại Đông Nam Á.
-
Doanh nghiệp
Sản lượng khai thác quy dầu 5 tháng đầu năm của PVEP vượt 13% kế hoạch
21:02' - 03/06/2023
5 tháng đầu năm 2023, tổng sản lượng khai thác quy dầu của Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đạt 1,52 triệu tấn, vượt 13% kế hoạch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) giao.
-
Doanh nghiệp
Hà Nội áp dụng hàng loạt giải pháp tiết kiệm điện
20:16' - 03/06/2023
Trong những ngày nắng nóng cao điểm vừa qua, nhiều doanh nghiệp, cơ quan trên địa bàn Hà Nội đã triển khai các biện pháp để tiết kiệm điện.