Quan hệ liên Triều trước cuộc gặp thượng đỉnh lần 3
Từ chỗ là những cựu thù trong chiến tranh, năm 2018, quan hệ liên Triều đã có những bước tiến triển vượt bậc đánh dấu bằng nhiều sự kiện mang tính "lịch sử"
Khởi đầu là bức điện mừng Năm mới mà nhà Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gửi tới Tổng thống Hàn Quốc ngày 1/1/2018 với thông điệp cởi mở thể hiện sẵn sàng gửi đoàn thể thao tham dự Thế vận hội mùa Đông PyeongChang 2018.
Để dáp lại thiện chí này, ngày 4/1, Tổng thống Hàn Quốc và người đồng cấp Mỹ Donald Trump đã nhất trí tạm hoãn các cuộc tập trận chung trong khoảng thời gian diễn ra Olympic PyeongChang từ 9-25/2.
Một động thái có ý nghĩa lớn trong bối cảnh căng thẳng Mỹ- Triều Tiên liên quan tới những quan ngại của Bình Nhưỡng về các cuộc tập trận chung Mỹ- Hàn.
Tiếp đó, ngày 9/1, hai miền Triều Tiên lần đầu nối lại hoạt động đàm phán cấp cao sau hơn hai năm gián đoạn tại làng đình chiến Panmunjom, trong đó hai bên nhất trí cử và đón tiếp đoàn thể thao Triều Tiên tới Hàn Quốc tham dự Olympics mùa Đông 2018.
Kế hoạch diễn ra suôn sẻ khi Triều Tiên cử đoàn quan chức cấp cao tới dự lễ khai mạc Olympics PyeongChang tại Hàn Quốc từ 9-11/2.
Thành phần đoàn có những quan chức cấp cao và thân tín của nhà lãnh đạo Kim Jong-un như Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tối cao Triều Tiên Kim Yong-nam và bà Kim Yo-jong, em gái nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Đăc biệt, ngày 10/2, bà Kim Yo-jong đã gửi tới Tổng thống Hàn Quốc là thư của nhà lãnh đạo Triều Tiên cùng lời mời ông Moon tới thăm Bình Nhưỡng.
Gần một tháng sau đó, Hàn Quốc cử Đặc phái viên của Tổng thống tới thăm Bình Nhưỡng và gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên. Tại đây, hai bên đã nhất trí tổ chức Hội nghị thượng đỉnh liên triều vào cuối tháng 4, hội nghị đầu tiên sau 11 năm giữa hai miền Triều Tiên.
Ngày 28/3, truyền thông Triều Tiên và Trung Quốc đồng loạt đưa tin về chuyến thăm của nhà lãnh đạo Triều Tiên tới Trung Quốc.
Chuyến thăm mang tính chất đột phá khi là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Kim Jong-un kể từ khi đảm nhận vị trí nhà lãnh đạo Triều Tiên, thể hiện rõ sự thay đổi trong chính sách ngoại giao của nhà lãnh đạo trẻ tuổi.
Tại đây, ông gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phát đi tín hiệu về một cam kết phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.
Ngày 27/4, trước sự vui mừng và mong đợi của người dân hai miền, hai nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Triều Tiên đã gặp gỡ lần đầu tiên sau 11 năm tại làng đình chiến Panmunjom. Hai bên đã nhất trí phi hạt nhân hóa và thiết lập nền hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên.
Thỏa thuận càng tạo thêm niềm tin khi được mở đầu bằng sự kiện Triều Tiên đóng cửa bãi thử hạt nhân Punggye-ri ở miền Đông Bắc nước này bắt đầu từ ngày 24/5. Đến ngày 26/5, hai nhà lãnh đạo tiếp tục tham dự một hội nghị thượng đỉnh tại Panmunjom.
Tiếp nối không khí hòa giải và nhờ những nỗ lực trung gian không mệt mỏi của Hàn Quốc nói chung và của Tổng thống Moon Jae-in nói riêng, ngày 12/6, lần đầu tiên trong lịch sử, một nhà lãnh đạo Triều Tiên và một tổng thống Mỹ đã có cuộc gặp thượng đỉnh tại quốc gia thứ 3 là Singapore.
Tại đây, Bình Nhưỡng và Washington đã nhất trí xây dựng quan hệ mới, cùng nỗ lực để thiết lập cơ chế hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên và cùng theo đuổi mục tiêu phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên.
Dù đạt được nhất trí chung nhưng công tác đàm phán chi tiết triển khai thỏa thuận giữa Mỹ và Triều Tiên liên tiếp gặp khó khăn và rơi vào bế tắc. Triều Tiên chỉ trích Mỹ đưa ra những yêu cầu đơn phương và chưa thể hiện được thiện chí trong khi Bình Nhưỡng đã có những bước đi thiết thực như ngừng các hoạt động khiêu khích và đẩy mạnh việc tháo dỡ bãi thử hạt nhân.
Như một động thái nhằm tìm ra lối đi mới cho đối thoại Mỹ- Triều Tiên, ngày 13/8, hai miền Triều Tiên nhất trí tổ chức Hội nghị thượng đỉnh liên Triều vào tháng 9 mà ngày cụ thể sau đó được ấn định từ 18 tới 20/9 tại Bình Nhưỡng.
Ngày 14/9, chỉ vài ngày trước khi Tổng thống Hàn Quốc đáp chuyến bay thẳng tới Triều Tiên, hai miền Triều Tiên đã khai trương Văn phòng liên lạc chung tại thành phố Kaesong (Kê-xâng) như một dấu hiệu tốt lành về sự tiến triển nhanh chóng trong cải thiện quan hệ song phương.
Hội nghị lần này nhận được sự chú ý của cả truyền thông trong nước và quốc tế, đặc biệt là về vai trò của Tổng thống Hàn Quốc trong nỗ lực khai thông con đường phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên còn nhiều chông gai.
Sáng 18/9, Tổng thống Hàn Quốc đã tới thủ đô Bình Nhưỡng và nhận được sự đón tiếp nồng nhiệt của nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng như toàn thể người dân Triều Tiên với khẩu hiệu "Hãy cùng mở ra kỷ nguyên hòa bình và thịnh vượng mới bằng sức mạnh của tình đoàn kết hai miền Triều Tiên"./.
>>>Tổng thống Hàn Quốc chuẩn bị hội đàm với lãnh đạo Triều Tiên
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ, Nga tranh cãi "nảy lửa" về các biện pháp trừng phạt Triều Tiên
10:10' - 18/09/2018
Ngày 17/9, trong cuộc họp tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), Mỹ và Nga đã tranh cãi về việc thực thi các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Truyền thông Triều Tiên hy vọng cải thiện quan hệ liên Triều
09:05' - 18/09/2018
Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa đậm nét nội dung hội nghị thượng đỉnh liên Triều tại Bình Nhưỡng.
-
Kinh tế & Xã hội
Sau 12 năm, Triều Tiên nối lại chặng bay tới Đại Liên - Trung Quốc
11:41' - 15/09/2018
Ngày 15/9, Triều Tiên đã tái vận hành chuyến bay thuê bao nối thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên với thành phố Đại Liên của Trung Quốc sau 12 năm dừng hoạt động.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Biện pháp ứng phó tại một số nước châu Á
13:02'
Ngày 9/4, một số quốc gia châu Á đã có những động thái mới nhằm ứng phó với các biện pháp thuế quan của Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Nhìn lại 7 ngày "địa chấn" thương mại toàn cầu
12:59'
Chỉ trong vòng một tuần, thế giới chứng kiến những diễn biến chóng mặt trên mặt trận thương mại toàn cầu, khởi nguồn từ quyết định áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU thông qua các biện pháp trả đũa đầu tiên
12:59'
Ngày 9/4, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua các biện pháp đầu tiên đáp trả kế hoạch áp thuế trước đó của Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Anh tiếp tục đàm phán thỏa thuận thương mại với Mỹ
10:43'
Chính phủ Anh sẽ “bình tĩnh và điềm tĩnh” tiếp tục đàm phán với Mỹ về thỏa thuận thương mại sau khi Tổng thống Donald Trump tạm dừng áp thuế trong 90 ngày đối với hơn 75 đối tác thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Nhìn lại "thương chiến" Mỹ - Trung 2018
10:36'
Thương chiến Mỹ - Trung 2018 khởi đầu vào ngày vào ngày 22/3/2018 khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế 50 tỷ đô la Mỹ cho hàng hóa Trung Quốc
-
Kinh tế Thế giới
Ai Cập sẽ thoái vốn nhà nước để thúc đẩy khu vực tư nhân
10:21'
Theo Thủ tướng Ai Cập Mostafa Madbouly, nước này sẽ chào bán cổ phần tại một số công ty do quân đội sở hữu trên sàn giao dịch chứng khoán, để thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân vào nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ vẫn kỳ vọng ByteDance bán Tiktok cho công ty không thuộc Trung Quốc
09:50'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết thương vụ tiềm năng mua TikTok tại Mỹ vẫn đang được đàm phán và ông kỳ vọng ByteDance sẽ bán Tiktok cho công ty không thuộc Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Hàn Quốc vẫn bị ảnh hưởng dù Mỹ hoãn thuế đối ứng
09:22'
Nền kinh tế Hàn Quốc vẫn sẽ chịu những tác động nhất định dù Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày đối với các đối tác đang tìm cách đàm phán với Washington.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Dư luận tại Mỹ về quyết định hoãn thuế của Tổng thống D. Trump
08:21'
Dư luận bên trong nước Mỹ đã có những phản ứng tích cực sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố hoãn áp thuế đối ứng trong 90 ngày đối với hơn 75 đối tác thương mại không trả đũa Mỹ.