Quan hệ Nga-Trung có thực sự nồng ấm?
Ngày 21/7 vừa qua, 3 tàu chiến của Trung Quốc lần đầu tiên tham gia tập trận chung với các tàu chiến của Nga tại vùng biển Baltic.
Theo tờ The Economist (Anh), thông qua cuộc tập trận hải quân chung Joint-Sea, hai cường quốc này muốn gửi thông điệp tới Mỹ cũng như người dân của mình rằng Nga-Trung đang đoàn kết với nhau để chống lại sự lấn lướt của phương Tây, và rằng Moskva cũng như Bắc Kinh không hề ngần ngại để phô trương sức mạnh tại "sân sau" của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Cuộc tập trận hải quân chung này nhằm chứng tỏ mức độ thân thiết giữa Nga và Trung Quốc, một sự thay đổi lớn so với thời kỳ quan hệ lạnh nhạt giữa hai nước những năm 1960-1980.
Còn hàng loạt biểu hiện thân thiết khác giữa Nga và Trung Quốc trong những thời gian gần đây. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ghé thăm Nga trên đường đi dự hội nghị thượng đỉnh G20 tại Đức hồi đầu tháng 7; Tổng thống Nga Vladimir Putin trao tặng Huân chương St.Andrew hạng nhất - phần thưởng cao quý nhất của Nhà nước Nga - cho ông Tập Cận Bình.
Cả ông Putin lẫn ông Tập Cận Bình đều có xu hướng học hỏi kinh nghiệm của nhau. Trung Quốc đã bắt chước những luật lệ hà khắc của Nga đối với các tổ chức phi chính phủ (NGO), trong khi Moskva học hỏi kinh nghiệm kiểm duyệt internet từ Bắc Kinh.
Khi mối quan hệ của Nga với các nước phương Tây đổ vỡ sau cuộc xung đột tại Ukraine, Nga đã xích lại gần Trung Quốc hơn. Thế nhưng, thực tế là Nga cần Trung Quốc hơn là Trung Quốc gần Nga. Điều đó khiến Moskva cảm thấy không thoải mái về mối quan hệ bất cân bằng này.
Nga thấy cần phải đề phòng sự lớn mạnh về kinh tế, vị thế đang lên cũng như sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Mặc dù cùng tập trận hải quân chung tại vùng biển Baltic trong tuần trước, song Nga vẫn tập luyện chuẩn bị tình huống xung đột với Trung Quốc, do Moskva lo ngại nước láng giềng đông dân nhất thế giới đến một ngày nào đó có thể quyết định chiếm vùng đất thưa thớt dân cư của Nga ở phía Đông.
Về phần mình, Trung Quốc cũng lo lắng Nga có thể sẵn sàng thách thức lại trật tự thế giới thời hậu Chiến tranh lạnh. Trung Quốc được hưởng lợi từ toàn cầu hóa nhiều hơn Nga, do vậy Trung Quốc không muốn làm thay đổi xu hướng toàn cầu hóa.
Đối với vấn đề Nga can dự vào Ukraine, Trung Quốc có quan điểm “nhắm mắt làm ngơ”, giống như thái độ của Nga đối với việc Trung Quốc chiếm giữ một số bãi đá ngầm tại Biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc không chính thức công nhận việc Nga sáp nhập Crimea vì giới chức Trung Quốc lo ngại những người Đài Loan, Tây Tạng hay vùng Viễn Đông của khu vực Tân Cương sẽ nghĩ cách tách ra độc lập theo cách nói trên.
Trong quan hệ thương mại với Moskva, Bắc Kinh đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực dầu khí của Nga. Năm ngoái, Nga đã vượt Angola và Saudi Arabia trở thành nước cung cấp dầu thô lớn nhất cho Trung Quốc.
Năm 2014, Nga và Trung Quốc đã ký một thỏa thuận trị giá 400 tỷ USD để cung cấp khí đốt tự nhiên đến Trung Quốc từ hai mỏ ở phía Đông Siberi bằng một đường ống dẫn khí đốt mới. Việc cung cấp khí đốt này dự kiến sẽ thực hiện vào tháng 12/2019.
Nga muốn chuyển sang cung cấp dầu và khí đốt cho Trung Quốc thay vì hiện giờ cung cấp cho châu Âu từ các mỏ phía Tây Siberi. Tuy nhiên, hai nước vẫn chưa thống nhất được việc góp vốn để lắp đường ống dẫn mới.
Xuất khẩu vũ khí của Nga sang Trung Quốc cũng khá lớn. Từ khi Liên Xô tan rã năm 1991 đến nay, Nga đã bán cho Trung Quốc vũ khí có tổng giá trị lên tới 32 tỷ USD, chiếm tới 80% lượng vũ khí nhập khẩu của Trung Quốc.
Mới đây, Nga cung cấp cho Trung Quốc tổ hợp tên lửa hiện đại S400 và các máy bay chiến đấu tối tân Sukhoi SU-35. Nga có thể sẽ vẫn tiếp tục kiếm được tiền từ việc bán vũ khí cho Trung Quốc. Việc Nga quan tâm đến bán vũ khí cho Trung Quốc thiên về thương mại hơn là vấn đề chiến lược. Nga cũng bán vũ khí cho các đối thủ của Trung Quốc là Ấn Độ và Việt Nam.
Trung Quốc và Nga có ảnh hưởng ngang nhau tại khu vực Trung Á. Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của tất cả các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây (trừ Uzbekistan) và là nhà đầu tư lớn nhất khu vực, còn Nga là thế lực quân sự và có ảnh hưởng chính trị tại Trung Á.
Bobo Lo, chuyên gia Australia chuyên nghiên cứu về quan hệ Nga- Trung, cho rằng mối quan hệ Nga-Trung không bền vững, bởi sáng kiến “Vành đai và Con đường” của ông Tập Cận Bình nhằm kết nối Trung Quốc với các nước Trung Á và các nước khác thông qua các dự án năng lượng và cơ sở hạ tầng sẽ đem lại ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc tại khu vực này. Và điều đó chắc chắn sẽ không khiến Nga hài lòng chút nào.
- Từ khóa :
- trung quốc
- nga
- quan hệ nga-trung
- vành đai và con đường
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trao đổi thương mại Nga - Trung có thể đạt 80 tỷ USD trong năm nay
17:46' - 12/08/2017
Theo các chuyên gia Nga, tăng trưởng thương mại giữa Nga và Trung Quốc đang đi lên và có thể đạt mục tiêu 80 tỷ USD trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu tiếp tục phụ thuộc vào khí đốt của Nga
09:47' - 11/08/2017
Từ đầu năm nhu cầu tiêu thụ khí đốt của Nga tại Tây Âu và Trung Âu tăng mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Moody's: Dòng vốn chảy khỏi Nga sẽ tăng mạnh
16:16' - 09/08/2017
Theo Moody’s, các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ sẽ “hủy hoại” khả năng tăng trưởng bền vững và gây ra tình trạng thiếu đầu tư "mãn tính" tại Nga.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19'
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58'
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45'
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45'
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29'
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09'
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23'
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.