Châu Âu tiếp tục phụ thuộc vào khí đốt của Nga
Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Nga, xuất khẩu khí đốt của Nga trong 6 tháng đầu năm nay tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2016, lên 103 tỷ m3, doanh thu từ xuất khẩu khí đốt tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước và đạt 17,891 tỷ USD.
Theo Gazprom, từ đầu năm nhu cầu tiêu thụ khí đốt của Nga tại Tây Âu và Trung Âu tăng mạnh với thống kê cho thấy xuất khẩu khí đốt của Nga sang Đức tăng 16,4%, sang Áo tăng 74,2%, sang Slovakia tăng 27,7%, sang CH Czech (Séc) tăng 27,1%.
Ngoài ra, xuất khẩu khí đốt của Nga sang Thổ Nhĩ Kỳ cũng tăng 23,4%, sang Hungary tăng 25,9%, sang Hy Lạp tăng 12,2%, sang Macedonia tăng 70,6%. Đầu tháng Sáu, Phó Giám đốc điều hành Gazprom, Aleksandr Medvedev cho biết trong năm 2017 Gazprom có thể xuất khẩu khoảng 180 tỷ m3 khí đốt sang các nước cách xa Nga, nhờ việc dỡ bỏ hạn chế vận chuyển khí đốt theo đường ống Opal nối với đường ống chạy dưới đáy biển Baltic dẫn trực tiếp khí đốt của Nga sang Tây Âu.Hiện Gazprom giữ độc quyền sử dụng 50% công suất vận chuyển của tuyến đường ống dẫn khí đốt Opal, tương đương gần 12,8 tỷ m3. Ngoài ra, Ủy ban châu Âu (EC) cho phép Gazprom tham gia đấu thầu để tiếp cận thêm 40% công suất vận chuyển của Opal, tương đương gần 10,2 tỷ m3. Đường ống dẫn khí đốt Opal có công suất vận chuyển 36 tỷ m3 khí đốt/năm.
Quyết định trên đã gây ra phản ứng gay gắt tại một loạt nước. Tháng 12 /2016, Chính phủ Ba Lan và công ty PGNiG nộp đơn khiếu kiện lên Tòa án châu Âu, nói rằng quyết định của EC đi ngược lại nguyên tắc đa dạng nguồn cung.Sau đó, Tòa ra đã phán quyết tạm thời đình chỉ quyết định của EC. Tuy nhiên, tuần trước quyết định này đã bị hủy bỏ, theo đó cho phép đơn vị khai thác Opal đưa ra bán đấu giá sớm hơn công suất còn lại của tuyến đường ống mà chưa được sử dụng.
Theo ông Miller, Gazprom buộc phải đưa vào khai thác tất cả những tuyến vận chuyển có thể do nhu cầu cao của Liên minh châu Âu (EU) đối với khí đốt Nga. Ông Miller nhấn mạnh việc Gazprom có được công suất bổ sung của đường ống Opal không làm giảm lưu lượng công suất vận chuyển tại Ba Lan.Ngược lại, đường ống dẫn khí đốt Yamal đi qua lãnh thổ Ba Lan trong tuần đầu tiên của tháng Tám đã hoạt động ở mức tối đa.
Hơn nữa, vào đầu tháng Tám, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký gói các biện pháp trừng phạt Nga mới, theo đó hạn chế đối với việc xây dựng các đường dẫn ống khí đốt mới. Các biện pháp trừng phạt có thể được áp đặt đối với những doanh nghiệp đầu tư hơn 5 triệu USD/năm hoặc một lần 1 triệu USD.Theo giới chuyên gia năng lượng, các biện pháp trừng phạt của Mỹ có thể ảnh hưởng tới giá khí đốt tại châu Âu, khi giá “năng lượng xanh” được bán cho các nước EU có thể đắt thêm 30%.
>>>Dầu mỏ và khí đốt vẫn là 2 nguồn năng lượng chính của thế giới
- Từ khóa :
- khí đốt
- khí đốt nga
- châu âu
- gazprom
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Dầu mỏ và khí đốt vẫn là 2 nguồn năng lượng chính của thế giới
10:59' - 11/07/2017
Theo Giám đốc điều hành tập đoàn năng lượng Saudi Aramco của Saudi Arabia, Amin Nasser, dầu mỏ và khí đốt vẫn là hai nguồn năng lượng chính của thế giới trong những thập niên tới.
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng ngoại giao vùng Vịnh: Qatar sẽ tăng sản lượng khai thác khí đốt
15:15' - 04/07/2017
Qatar ngày 4/7 đã thông báo kế hoạch tăng sản lượng khai thác khí đốt tự nhiên thêm 30% trong vài năm tới.
-
Kinh tế Thế giới
Giàn khai thác khí đốt lớn nhất thế giới bắt đầu hải trình đầu tiên
16:53' - 30/06/2017
Dài 488m, rộng 74m, trọng lượng lên tới khoảng 260.000 tấn, giàn thăm dò mang tên Predule được cho là giàn nổi khai thác khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất thế giới.
-
Doanh nghiệp
Mỹ hướng tới trở thành nhà xuất khẩu ròng dầu mỏ và khí đốt ròng
21:07' - 28/06/2017
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, nước Mỹ đang đứng trước tiềm năng trở thành nhà xuất khẩu ròng dầu mỏ, khí đốt và một số nguồn tài nguyên khác.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng cường kết nối ASEAN - Mỹ Latinh
09:49'
Theo Đại sứ Việt Nam được bổ nhiệm tại Mexico Nguyễn Văn Hải, tăng cường kết nối hạ tầng logistics, kết nối công nghệ số và thương mại điện tử là chìa khóa đưa quan hệ ASEAN - Mexico đi vào thực chất.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana
08:10'
Từ ngày 19-21/11, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.