Quản lý đô thị hiệu quả nhìn từ các nước
Theo ước tính của Liên hợp quốc (LHQ), dân số thế giới dự kiến sẽ đạt khoảng 8,1 tỷ người vào năm 2025 và 9,6 tỷ người vào năm 2050.
Đến năm 2025, dân số đô thị các nước đang phát triển có thể tăng lên hơn 4 tỷ người, còn dân số đô thị ở các nước phát triển có thể tăng lên hơn 1,1 tỷ người. Chính vì lẽ đó, quản lý đô thị luôn là vấn đề nan giải của các đô thị.
Theo các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB), đối với các nước đang phát triển, quy hoạch vùng và quản lý đô thị là vấn đề vô cùng cần thiết để có thể mang đến cho cả khu vực không gian phát triển tốt và bền vững cũng như đáp ứng nhu cầu về việc làm, nhà ở, dịch vụ y tế... của các tầng lớp dân cư khác nhau trong đô thị.
*Hiện trạng phát triển Tại phần lớn các nước phát triển, do quá trình công nghiệp hóa diễn ra sớm nên quá trình đô thị hóa cũng bắt đầu sớm.Đặc trưng cho quá trình đô thị hóa ở đây là mức tăng tỷ lệ dân cư ở các thành phố tương đối cao và đẩy mạnh quá trình hình thành các thành phố cực lớn (cụm đô thị, siêu đô thị). Tuy vậy, nhịp độ gia tăng số dân thành thị ở các nước này trong thời gian gần đây đã bắt đầu chậm lại.
Trong khi đó, sự bùng nổ dân số đi liền với “bùng nổ đô thị hóa” ở các nước đang phát triển. Điểm nổi bật của quá trình này là sự thu hút cư dân nông thôn tới các thành phố lớn, trước hết là thủ đô.Dòng người từ nông thôn đến các thành phố ngày càng đông, một mặt do nhu cầu sức lao động của các thành phố lớn, mặt khác người nông dân ra đi với niềm hy vọng tìm được việc làm có thu nhập khá hơn.
Cùng với nhịp độ đô thị hóa rất cao, sự phát triển không cân đối của thủ đô ở các quốc gia châu Á và châu Phi liên quan tới kiểu đô thị hóa, đặc biệt là người dân ở khu vực nông thôn đổ xô tới các thành phố để tìm kế sinh nhai.Quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh hơn công nghiệp hóa, cộng với số người nhập cư ngày càng tăng đã làm tăng số lượng lao động thất nghiệp và bán thất nghiệp ở các thành phố.
Tại các nước đang phát triển, quá trình đô thị hóa phát triển góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của đất nước, song cũng gây ra sức ép đối với các vấn đề kinh tế-xã hội bên cạnh áp lực dân số.Với sự gia tăng của đội ngũ lao động nông thôn thiếu kỹ năng nhập cư vào các đô thị thì bài toán tạo việc làm và nơi cư trú cho họ là một thách thức không dễ giải đối với chính quyền các đô thị.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), đến năm 2025, 1 tỷ việc làm mới cần được tạo ra để đáp ứng nhu cầu tìm việc làm của số cư dân tăng thêm tại các đô thị ở các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh của các đô thị ở các nước đang phát triển đi kèm với ô nhiễm môi trường, thiếu nhà ở và nước sạch là những vấn nạn “kinh niên” ở các thành phố này.Tại thành phố Sao Paulo, Brazil, số liệu thống kê cho thấy hàng triệu người dân đang sống trong những căn nhà tạm bợ.
Sự quá tải và phát triển quá mức ở khu vực trung tâm thành phố dẫn đến những hệ lụy về môi trường đô thị.Thành phố Mexico là một dẫn chứng điển hình với hơn 90% không gian của thành phố là để xây dựng nhà cửa, trong khi không gian mở chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn.
Tỷ lệ “không gian xanh” ở thành phố này còn thấp hơn rất nhiều so với các thành phố có mật độ dân cư cao nhất ở châu Âu hay Bắc Mỹ.
* "Điểm sáng" từ SingaporeTất cả các thành phố đang phát triển cần phải xây dựng đường giao thông, cầu, cống, đường ống nước, nhà ở giá cả phải chăng và hệ thống xử lý chất thải rắn cũng như không gian xanh và giải quyết nạn ô nhiễm không khí.
Đây chính là một nhiệm vụ khó khăn cho các nhà quản lý đô thị ở bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt tại các nước đang phát triển có dân số tăng nhanh.
Ví dụ, Ấn Độ đến năm 2020 sẽ có hơn 500 triệu người dân sinh sống tại các thành phố và tới năm 2030, Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc, hiện là quốc gia đông dân nhất thế giới, với khoảng 1,5 tỷ người.Các nhà quản lý đô thị của Ấn Độ sẽ phải tìm ra các giải pháp đáp ứng được các nhu cầu về việc làm, nhà ở, dịch vụ y tế... của dân số ngày càng tăng.
Hiện nay trong quá trình phát triển, tất cả các đô thị trên thế giới đang hướng tới mục tiêu phát triển đô thị bền vững.Đó là các thành phố hàng đầu về quy hoạch và quản lý đô thị tại Singapore, Nhật Bản, Hà Lan… Bài học kinh nghiệm từ các đô thị này sẽ giúp cho quá trình hoạch định chính sách và lập quy hoạch tạo ra một môi trường tốt hơn cho các đô thị trên thế giới.
Trong các cuộc điều tra khác nhau, Singapore đã liên tục được các chuyên gia hàng đầu thế giới xếp hạng là đô thị đáng sống, phát triển bền vững và sống tốt trên toàn cầu.Đó là bài học về một quốc gia có tốc độ đô thị hóa nhanh, nhưng lại mang lại cho người dân một cuộc sống chất lượng, trong khi vẫn đảm bảo phát triển bền vững.
Các nhà quản lý đô thị Singapore quan niệm “đô thị hóa là quá trình tất yếu và là thách thức cho các doanh nghiệp tạo dựng nên hình ảnh đô thị thịnh vượng, chất lượng sống tốt, nhưng vẫn phải đảm bảo yếu tố bền vững với thời gian”.
Quy hoạch sáng tạo, thiết kế thông minh, quản lý và phát triển đô thị bền vững của Singapore là kinh nghiệm quý báu mà các nước trên thế giới có thể học hỏi.
Đưa thiên nhiên gần gũi với con người là chủ trương của quản lý đô thị. Tôn trọng thiên nhiên, hòa quyện thiên nhiên vào đô thị để giúp đô thị được “mềm hóa” các khía cạnh “thô cứng” của một khung cảnh đô thị với hàng loạt cao ốc.Bằng cách áp dụng các chiến lược như “vườn trong phố"..., Singapore hiện đang có độ che phủ bằng cây xanh thuộc hạng cao nhất thế giới.
Singapore đã tìm cách phát huy tối đa tiềm năng của không gian công cộng bằng cách kết hợp hiệu quả giữa các hoạt động thương mại và giải trí để mang lại sự hài lòng cho người dân.Ngay từ khi triển khai thực hiện quy hoạch chung phát triển Singapore (1960-1970), Chính phủ nước này đã có hàng loạt chương trình tuyên truyền cho người dân thực hiện nếp sống văn minh tại các khu công cộng, chung cư cao tầng, phân tích những mặt thuận lợi khi ở nhà cao tầng, từ đó tạo dần thói quen cho người dân sống trong chung cư cao tầng.
Tất cả nhà cửa, đường phố, cây cối, xe cộ… đều sạch sẽ, không có rác thải nhờ các quy định chặt chẽ của pháp luật và người dân nơi đây ý thức đến mức có thể gọi là văn minh tự giác trong mọi sinh hoạt đời sống.Chính từ ý thức tự giác này mà Chính phủ Singapore tiết kiệm được rất nhiều chi phí để ngăn chặn ô nhiễm môi trường, xử lý rác thải hay vi phạm./.
Tin liên quan
-
Đời sống
Khoảng 90% dân số thế giới đã có điện sử dụng
09:53' - 21/07/2019
Thế giới đang dần tiến tới Mục tiêu Phát triển bền vững về năng lượng của Liên hợp quốc với những tín hiệu đầy khích lệ: Năng lượng đang trở nên bền vững hơn và nhiều người được sử dụng điện hơn...
-
Kinh tế tổng hợp
Gần 67% dân số thế giới sẽ sống tại khu vực thành thị vào năm 2050
09:58' - 17/07/2019
Theo Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, đến năm 2050, có tới 2/3 dân số thế giới sẽ sống tại các khu vực thành thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội muốn hợp tác với Na Uy trong phát triển và quản lý đô thị
11:27' - 26/05/2019
Ngày 24/5, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã làm việc với các tập đoàn và tổ chức hàng đầu của Na Uy để tìm kiếm cơ hội hợp tác trong phát triển và quản lý đô thị.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế tổng hợp
Tiêu thụ điện tăng kỷ lục giữa nắng nóng
09:39'
Tháng 6/2025, khu vực miền Bắc ghi nhận mức tiêu thụ điện cao nhất kể từ đầu năm, tạo áp lực lớn cho việc vận hành.
-
Kinh tế tổng hợp
Vụ rơi máy bay ở Ấn Độ: Công bố báo cáo sơ bộ về tai nạn khiến 260 người thiệt mạng
09:06'
Máy bay cất cánh từ Ahmedabad đi London đã mất lực đẩy và rơi xuống ngay sau khi rời mặt đất, trở thành thảm họa hàng không với nhiều người thiệt mạng nhất thế giới trong một thập kỷ.
-
Kinh tế tổng hợp
Câu chuyện phía sau đêm khai mạc giải bóng đá rực rỡ
07:45'
Lễ khai mạc Giải bóng đá Công an, Cảnh sát các nước ASEAN mở rộng 2025 diễn ra không chỉ như một nghi thức khởi đầu giải đấu, mà như một bản giao hưởng lớn.
-
Kinh tế tổng hợp
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 12/7/2025
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 12/7, sáng mai 13/7 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga, Bundesliga.
-
Kinh tế tổng hợp
Triển khai dịch vụ xác thực điện tử thông qua VNeID trên ví điện tử
21:03' - 11/07/2025
Từ nay, người dùng ví điện tử 9Pay khi thực hiện định danh (KYC) sẽ được xác minh và xác thực danh tính thông qua VNeID.
-
Kinh tế tổng hợp
XSMB 12/7. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 12/7/2025. XSMB thứ Bảy ngày 12/7
19:30' - 11/07/2025
Bnews. XSMB 12/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 12/7. XSMB thứ Bảy. Trực tiếp KQXSMB ngày 12/7. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Bảy ngày 12/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSMN 12/7. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 12/7/2025. XSMN thứ Bảy ngày 12/7
19:30' - 11/07/2025
Bnews. XSMN 12/7. KQXSMN 12/7/2025. Kết quả xổ số hôm nay ngày 12/7. XSMN thứ Bảy. Xổ số miền Nam hôm nay 12/7/2025. Trực tiếp KQXSMN ngày 12/7. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy ngày 12/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
XSMT 12/7. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 12/7/2025. XSMT thứ Bảy ngày 12/7
19:30' - 11/07/2025
Bnews. XSMT 12/7. Kết quả xổ số hôm nay ngày 12/7. XSMT thứ Bảy. Trực tiếp KQXSMT ngày 12/7. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 12/7/2025.
-
Kinh tế tổng hợp
Bộ Y tế siết lại quản lý trong giám định pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần
19:11' - 11/07/2025
Các bệnh viện tâm thần, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn về tâm thần phải thực hiện nghiêm các quy định về chuyên môn và quy định về cấp bản tóm tắt hồ sơ bệnh án.