Quản lý mã số mã vạch: Bài 1 - Thúc đẩy thương mại điện tử toàn cầu
Mã số mã vạch hiện nay được ứng dụng rộng rãi trên thế giới giúp hạn chế nhầm lẫn trong việc nhận dạng sản phẩm và được chấp nhận ở mọi điểm trong chuỗi cung ứng quốc tế, giúp doanh nghiệp đảm bảo các hoạt động cung ứng quốc tế, tham gia vào thương mại điện tử toàn cầu.
Công nghệ sử dụng mã số mã vạch ngày càng khẳng định vị trí và vai trò đối với sự phát triển doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế đất nước mở cửa hội nhập với kinh tế thế giới.
Do vậy, việc ứng dụng các công nghệ hiện đại trong sử dụng mã số mã vạch quản lý doanh nghiệp đang là nhu cầu tất yếu. Thông tấn xã Việt Nam giới thiệu 2 bài viết liên quan đến việc quản lý mã số mã vạch và việc sử dụng mã số mã vạch nước ngoài.
Bài 1 - Thúc đẩy thương mại điện tử toàn cầu
Sử dụng mã số mã vạch tại mỗi quốc gia là điều kiện không thể thiếu và là một thách thức khi tham gia vào thương mại điện tử toàn cầu.
Sử dụng mã số mã vạch có ý nghĩa thúc đẩy phát triển thị trường, mở rộng thị phần, tham gia vào thị trường quốc tế và đẩy mạnh kinh doanh xuất nhập khẩu, thương mại điện tử...
* Thực tế trên thế giới
Sử dụng mã số mã vạch nhằm quản lý hàng hóa và đưa sản phẩm vào các hệ thống bán lẻ tại siêu thị, hệ thống bán hàng tự động trong mỗi quốc gia, chuỗi cung ứng trên toàn cầu, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa...
Việc ứng dụng mã số mã vạch giúp các doanh nghiệp dễ dàng trong quản lý sản phẩm, Cơ quan nhà nước cũng dễ dàng trong việc quản lý sản phẩm, hàng hóa, cũng như hoạt động sản xuất của doanh nghiệp vì trên mã số mã vạch có đầy đủ những thông tin về nhà sản xuất, thông tin về sản phẩm, hàng hóa.
Hiện nay, trên thế giới chủ yếu áp dụng hai hệ thống mã số hàng hóa gồm: Hệ thống UPC (Universal Product Code) được sủ dụng ở Mỹ và Canada.
Hệ thống EAN (European Article Number) được áp dụng ở hầu hết các nước trên thế giới và Việt Nam đang áp dụng hệ thống EAN.
Theo thông lệ quốc tế, khi đăng ký với GS1 (Tổ chức mã số mã vạch toàn cầu), một doanh nghiệp sẽ được cấp một hoặc một số tiền tố doanh nghiệp (GCP) và từ đó cho phép tạo ra các mã định danh dòng sản phẩm (GTIN) duy nhất trên toàn cầu để nhận diện một dòng sản phẩm của doanh nghiệp, do đó, các doanh nghiệp khác muốn sử dụng mã nước ngoài đã được đăng ký của doanh nghiệp chủ sở hữu mã thì phải được ủy quyền của doanh nghiệp này.
Điều này tạo sự minh bạch, góp phần chống gian lận xuất xứ trong quá trình đẩy mạnh thương mại quốc tế.
Sử dụng mã số mã vạch trên sản phẩm, hàng hóa cho phép hạn chế nhầm lẫn trong quá trình nhận dạng sản phẩm, tiết kiệm thời gian làm việc nên tính chính xác và hiệu suất làm việc được nâng cao.
Mã số mã vạch được chấp nhận ở mọi điểm trong chuỗi cung ứng toàn cầu và trong mỗi quốc gia thành viên giúp doanh nghiệp đảm bảo các hoạt động cung ứng quốc tế...
Việc sử dụng mã số mã vạch còn tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động quản lý phân phối, biết được xuất xứ, nguồn gốc của mỗi loại sản phẩm.
Trong các giao dịch mua bán, mã số mã vạch giúp kiểm soát được tên, mẫu mã, quy cách, giá cả xuất xứ, nhập kho hàng hóa mà không bị nhầm lẫn và nhanh chóng, thuận tiện.
Bà Nguyễn Thị Mai Hương, Vụ trưởng Vụ Đánh giá hợp chuẩn và hợp quy, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết: Mã số mã vạch là ngôn ngữ quốc tế để soạn thảo các gói thông tin về đơn hàng, vận chuyển, thanh toán, thuận lợi trong trong dịch vụ trao đổi thông tin điện tử...
Vì vậy, sử dụng mã số mã vạch là điều kiện không thể thiếu và là một thách thức với các bên khi tham gia thương mại điện tử toàn cầu, đồng thời, thúc đẩy sự phát triển thị trường, mở rộng thị phần, tham gia vào thị trường quốc tế và đẩy mạnh kinh doanh xuất nhập khẩu trên toàn cầu.
* Kiểm soát mã số mã vạch, thúc đẩy thương mại điện tử
Trong giao lưu thương mại quốc tế, sử dụng mã số mã vạch giúp các nhà sản xuất, các nhà cung cấp tránh được các hiện tượng gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng; sản phẩm hàng hóa có thể lưu thông trôi nổi toàn cầu mà vẫn biết được lai lịch của sản phẩm cũng như đảm bảo độ chính xác về giá cả và thời gian giao dịch nhanh.
Bà Nguyễn Thị Mai Hương, Vụ trưởng Vụ Đánh giá hợp chuẩn và hợp quy, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng nhấn mạnh: Mã số mã vạch giúp thúc đẩy thương mại và hội nhập quốc tế thông qua việc tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử toàn cầu; giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm thuận lợi, cung cấp dữ liệu sản phẩm cho đối tác thương mại; tích hợp với dữ liệu hải quan và cơ quan thuế nhằm tạo thuận lợi cho khai báo, thông quan, tính thuế; hỗ trợ kiểm soát luồng hàng xuất nhập khẩu...
Hiện nay, các nước đang tăng cường kiểm tra nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa nhờ mã số mã vạch.
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng giữa các quốc gia, gian lận xuất xứ đã ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất của các doanh nghiệp chân chính, uy tín của các sản phẩm và môi trường kinh doanh từng quốc gia.
Để chắc chắn rằng không có chỗ cho gian lận xuất xứ, vì có thể biến một nước nào đó thành điểm trung chuyển hàng xuất khẩu giả sang nước thứ ba, một số nước đã áp dụng các biện pháp trấn áp hàng giả và gian lận xuất xứ để đảm bảo uy tín của sản phẩm hàng hóa của quốc gia mình.
Tại Việt Nam, việc sử dụng mã số, mã vạch của các đối tác nước ngoài góp phần giúp hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu thuận lợi hơn.
Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp doanh nghiệp cố tình sử dụng những mã số, mã vạch nước ngoài mà không được ủy quyền, thậm chí đã có phản ánh từ những tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài, dẫn đến nguy cơ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam gặp khó khăn tại các thị trường quốc tế.
Vì vậy, cần triển khai mạnh mẽ các giải pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nâng cao hơn ý thức trách nhiệm đối với việc sử dụng mã số mã vạch doanh nghiệp cũng như sử dụng mã số mã vạch nước ngoài của mình, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam và quốc tế cũng như vẫn đảm bảo được hình ảnh và uy tín của sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam, giảm thiểu các tác động bất lợi của quốc tế có thể gây ra đối với các sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam./.
( Quản lý mã số mã vạch và việc sử dụng mã số mã vạch nước ngoài: Bài cuối - Đã thuận lợi hơn khi xác nhận mã số, mã vạch nước ngoài )
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương sẽ xem xét quy định về đăng ký mã số mã vạch với hàng xuất khẩu
17:57' - 22/05/2020
Bộ Công Thương sẽ xem xét lại quy định về việc đăng ký sử dụng mã số mã vạch đối với hàng xuất khẩu.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản gặp khó với quy định sử dụng mã số, mã vạch
18:47' - 08/05/2020
Từ đầu năm tới nay VASEP đã nhận được phản ánh của nhiều doanh nghiệp về bất cập liên quan đến quy định đăng ký sử dụng mã số mã vạch nước ngoài trên bao bì các lô thủy sản xuất khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương đề nghị VCCI hoàn thiện mã số REX cho doanh nghiệp
17:06' - 08/04/2020
Bộ Công Thương vừa có văn bản trao đổi với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về việc triển khai tiếp nhận đăng ký tự chứng nhận xuất xứ hàng hoá mã số REX.
-
Chuyển động DN
Áp dụng công nghệ quản lý mã vạch vào sản xuất sản phẩm thép
12:19' - 29/12/2018
Tôn Phương Nam dự kiến sẽ áp dụng công nghệ quản lý mã vạch, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa vào sản xuất sản phẩm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Một tuần xử lý 7.640 tài xế vi phạm nồng độ cồn, phạt gần 30 tỷ đồng
21:41' - 27/06/2022
Lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đã xử lý 7.640 người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới vi phạm về nồng độ cồn, phạt tiền gần 30 tỷ đồng.
-
Kinh tế & Xã hội
TP Hồ Chí Minh: Quá tải bệnh viện, thiếu thuốc điều trị sốt xuất huyết
19:46' - 27/06/2022
Những ngày qua, số ca mắc sốt xuất huyết nhập viện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh liên tục gia tăng khiến các bệnh viện bắt đầu quá tải.
-
Kinh tế & Xã hội
Cả nước có 637 ca COVID-19 mới, nhiều địa phương có số mắc dưới 10 ca
19:08' - 27/06/2022
Bộ Y tế cho biết, tính từ 16 giờ ngày 26/6 đến 16 giờ ngày 27/6, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 637 ca mắc mới trong nước.
-
Kinh tế & Xã hội
Biến thể phụ BA.5 của Omicron đã xâm nhập vào Việt Nam
17:41' - 27/06/2022
Giáo sư, Tiến sĩ Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, biến thể phụ BA.5 của Omicron đã xâm nhập vào Việt Nam, có thể lấn át biến thể phụ cũ BA.2 đang chiếm ưu thế ở nước ta.
-
Kinh tế & Xã hội
Tại sao chưa thể coi COVID-19 là bệnh lưu hành?
17:15' - 27/06/2022
Tại dự thảo mới nhất về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, Bộ Y tế vẫn đề xuất COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A, chưa là bệnh lưu hành.
-
Kinh tế & Xã hội
Lời khuyên cho thí sinh trước đợt đăng ký xét tuyển đại học 2022
15:34' - 27/06/2022
Những năm trước, do thí sinh xét tuyển và trúng tuyển cùng lúc vào nhiều trường nên tỷ lệ thí sinh ảo rất cao. Hệ quả là thí sinh "giữ chỗ" làm mất cơ hội của nhiều thí sinh khác.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 27/6
15:30' - 27/06/2022
BNEWS/TTXVN cập nhật trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay, thứ Hai ngày 27 tháng 6 năm 2022.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả xổ số miền Trung hôm nay 27/6
15:00' - 27/06/2022
BNEWS/TTXVN cập nhật thông tin xổ số miền Trung hôm nay, thứ Hai ngày 27 tháng 6 năm 2022.
-
Kinh tế & Xã hội
Đâm dao tại Đức khiến ít nhất 1 người thiệt mạng
14:48' - 27/06/2022
Một người đàn ông đã dùng dao tấn công nhiều người trong một trại tị nạn ở miền Nam nước Đức, khiến 1 người thiệt mạng và ít nhất 5 người bị thương.