Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản gặp khó với quy định sử dụng mã số, mã vạch
Quy định về việc sử dụng mã số, mã vạch nước ngoài trên hàng hóa xuất khẩu phải có ủy quyền của chủ sở hữu mã số, mã vạch hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đang là vướng mắc lớn đối với các ngành hàng xuất khẩu; trong đó có các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), từ đầu năm tới nay Hiệp hội đã nhận được phản ánh của nhiều doanh nghiệp về bất cập liên quan đến quy định đăng ký sử dụng mã số mã vạch nước ngoài trên bao bì các lô thủy sản xuất khẩu, lại đúng vào dịp doanh nghiệp thủy sản đang gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký VASEP cho biết, khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp xuất phát từ một nội dung trong Nghị định 74/2018/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 132/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007.
Theo đó, doanh nghiệp sử dụng mã số mã vạch nước ngoài in trên bao bì hàng hóa khi xuất khẩu phải có giấy ủy quyền sử dụng mã số mã vạch từ doanh nghiệp nước ngoài, sau đó là giấy xác nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
“Vấn đề cốt lõi là quy định này đưa ra không có căn cứ pháp lý trong Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007 cũng như không có quy định tương tự tại nhiều quốc gia đang có quan hệ thương mại với Việt Nam. Bên cạnh đó, thủ tục này hiện làm bằng hồ sơ giấy, chưa triển khai đăng ký qua mạng gây tốn kém thời gian, công sức, chi phí của doanh nghiệp. Để có được giấy xác nhận này, nhiều khi doanh nghiệp phải mất 20 - 30 ngày mới xuất được lô hàng vì mỗi lô hàng thường có nhiều mã hàng hoá.”, ông Nam thông tin
Trong thời gian đó, doanh nghiệp vẫn phải trả lãi suất vay ngân hàng cho khoản vốn sản xuất lô hàng và các chi phí cho việc lưu kho, lưu bãi lô hàng đó. Trong khi có rất nhiều đơn hàng gấp xuất đi châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,... đòi hỏi cần hoàn tất lô hàng trong thời gian chưa đến 1 tuần.
Đặc biệt, do nhiều nước không kiểm soát vấn đề mã số mã vạch trên bao bì hàng nhập khẩu nên doanh nghiệp Việt Nam rất khó xin hồ sơ chứng minh mã số mã vạch của khách hàng được cơ quan thẩm quyền của nước họ chứng nhận theo yêu cầu của Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Hoài Nam, mã số mã vạch nước ngoài mà doanh nghiệp in trên bao bì sản phẩm theo đơn đặt hàng của chủ hàng, hoàn toàn không liên quan gì đến chất lượng sản phẩm, không chứa đựng thông tin về chất lượng sản phẩm.
Toàn bộ dãy 13 số trên mã vạch chỉ bao gồm mã số quốc gia của doah nghiệp chủ hàng (3 số đầu), mã định danh doanh nghiệp chủ hàng (5 số kế tiếp), mã định danh sản phẩm do chủ hàng áp (4 số tiếp theo) và 1 số cuối là số ngẫu nhiên gọi là số kiểm tra.
Toàn bộ thông tin truy xuất nguồn gốc đều ghi trên bao bì, theo Luật ghi nhãn, đó là bắt buộc, chứ không có thông tin truy xuất nguồn gốc với chống hàng giả nào thể hiện thông qua mã số mã vạch.
Lấy ví dụ cụ thể, nếu Công ty Costco tại Anh đặt mua cá tra Việt Nam. Ngoài việc dùng quy cách, logo và ghi nhãn trên bao bì theo quy định của Costco thì nếu hàng này được xếp trên siêu thị của Anh, Costco sẽ đề nghị in thêm mã số mã vạch của Costco (chủ hàng) trên bao bì nữa. Hiển nhiên, Costco là chủ hàng, địa chỉ công ty ở Anh thì mã số mã hàng là của chủ hàng dùng để quản lý trong chuỗi phân phối của họ trên toàn lãnh thổ Anh hoặc sang cả EU.
Trên thực tế, Costco không chỉ đặt hàng của Việt Nam mà họ thường mua cá tra từ Việt Nam, cá rô phi từ Trung Quốc, cá ngừ từ Việt Nam và Philippines. Nên phía Costco rất ngạc nhiên khi doanh nghiệp Việt Nam lại đòi giấy ủy quyền để rồi từ đó cơ quan thẩm quyền Việt Nam xác nhận mã số mã vạch của họ.
Các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu 100% đi Nhật Bản cho biết, trên sản phẩm túi và bìa carton của họ cũng đã in mã vạch của khách hàng nhưng vẫn bị cơ quan hải quan kiểm hóa và yêu cầu xuất trình Giấy ủy quyền của khách hàng được phép sử dụng mã vạch trên sản phẩm. Vấn đề là khách hàng phía Nhật Bản không thể cung cấp được Giấy ủy quyền vì nước này không yêu cầu và cũng không cấp giấy này.
Với hàng trăm mã túi khác nhau và nếu túi nào cũng phải xuất trình giấy ủy quyền của khách, doanh nghiệp đang lo lắng không biết phải giải quyết thế nào vì quy định đã ban hành kèm theo chế tài phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng nếu doanh nghiệp không xuất trình được xác nhận sử dụng mã nước ngoài.
Một doanh nghiệp khác nêu ý kiến, muốn tra cứu mã vạch quốc tế chỉ cần một số thao tác dễ dàng là gõ 13 số của mã vạch tại website GS1 là có thể biết mã đó có chủ sở hữu là ai, địa chỉ ở đâu. Nếu doanh nghiệp Việt Nam có hợp đồng sản xuất hàng cho đơn vị đó là đủ thông tin để chứng minh, không cần phải đi xin đủ loại giấy tờ để đăng ký tại Việt Nam nữa.
Nhiều doanh nghiệp cũng không đồng tình với việc cơ quan quản lý cho rằng, việc quản lý mã số mã vạch trên sản phẩm là để quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa vì trên mã số mã vạch không thể hiện được thông số về chất lượng.
Các doanh nghiệp cho biết, quy định này đã làm phát sinh thêm thủ tục hành chính và làm gia tăng thêm chi phí cho doanh nghiệp. Với mỗi lần đăng ký hồ sơ có ít hơn hoặc bằng 50 mã sản phẩm, doanh nghiệp phải đóng phí là 500.000 đồng, còn nếu hồ sơ có trên 50 mã sản phẩm thì phí là 10.000 đồng/sản phẩm.
Với số lượng lớn các sản phẩm xuất khẩu hiện nay của Việt Nam, tổng chi phí của các doanh nghiệp phải chi trả cho việc ghi mã số, mã vạch trên nhãn các lô hàng xuất khẩu là một con số không nhỏ.
Chưa kể, khi doanh nghiệp liên hệ với cơ quan có thẩm quyền ở tỉnh để xin cấp Giấy xác nhận thì được thông báo là doanh nghiệp phải liên hệ với Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia (GS1) tại Hà Nội do địa phương không có thẩm quyền. Mà khi thực hiện thủ tục đăng ký sử dụng mã số, mã vạch nước ngoài theo hướng dẫn của GS1, thủ tục xin cấp Giấy xác nhận với GS1 còn yêu cầu phải có Thư ủy quyền có thời hạn ủy quyền và Hồ sơ chứng minh mã số, mã vạch của khách được cơ quan thẩm quyền của nước họ chứng nhận (kèm bảng dịch thuật tiếng Việt).
Các giấy tờ trên đều thường khó xin, tốn nhiều thời gian, các thủ tục đều phải làm trên hồ sơ giấy, chưa có thủ tục đăng ký qua mạng, chưa kể thủ tục xử lý tại GS1 sau khi có đủ hồ sơ và nộp phí thì nhanh nhất cũng phải 2-3 ngày mới có kết quả và giấy xác nhận cũng chỉ có giá trị trong 6 tháng.
Trong khi đó, doanh nghiệp thường xuyên có thêm khách hàng mới nên mã số, mã vạch các sản phẩm cũng phải đổi mới và cập nhật thường xuyên, gây mất rất nhiều thời gian cũng như chi phí cho doanh nghiệp. Nhưng điều quan trọng và khó khăn nhất ở đây là doanh nghiệp không thể có được Giấy ủy quyền này từ khách hàng nếu họ không có hoặc không thể cung cấp.
Trong bối cảnh kinh doanh, xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh COVID-19 như hiện nay, chật vật tìm kiếm khách hàng đã khó khăn, các yêu cầu và thủ tục không cần thiết, vô lý lại càng làm khó doanh nghiệp hơn.
Trước những bất cập trên, ngày 22/4/2020, VASEP đã gửi Công văn số 46/2020/CV-VASEP gửi Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan kiến nghị giải quyết vướng mắc trong quy định đăng ký sử dụng mã số mã vạch đối với hàng xuất khẩu tại Nghị định 74/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
Tại công văn này, VASEP kiến nghị Chính phủ xem xét bãi bỏ Khoản 9, Điều 1 của Nghị định 74/2018/NĐ-CP về “bổ sung Mục 7 “Mã số mã vạch và quản lý mã số mã vạch” của Chương II “Quản lý nhà nước về mã số, mã vạch và bổ sung Điều 19a, 19b, 19c, 19d trong Mục 7”.
Trong khi chờ Chính phủ xem xét, bãi bỏ Khoản 9, Điều 1 của Nghị định 74/2018/NĐ-CP, VASEP đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tạm dừng thực hiện quy định về “sử dụng mã nước ngoài” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong sản xuất, xuất khẩu do dịch bệnh COVID-19 để không tạo thêm các gánh nặng về thủ tục hành chính hay tạo ra các vướng mắc cho cộng đồng doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam và uy tín của thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Xuất khẩu thủy sản giảm 10%
11:27' - 05/05/2020
Hai mặt hàng thủy sản chính là cá tra và tôm đều có sự giảm sút khá mạnh với mức hai con số.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháng 4/2020, xuất khẩu hàng hóa giảm 18,4%
12:14' - 03/05/2020
So với cùng kỳ năm 2019, kim ngạch xuất khẩu tháng 4/2020 giảm 3,5%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 82,9 tỷ USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2019.
-
DN cần biết
Kết nối giao thương giải quyết khó khăn cho nông, thuỷ sản xuất khẩu
17:54' - 18/02/2020
Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng vừa có buổi làm việc với phía Ấn Độ nhằm thúc đẩy kết nối doanh nghiệp giải quyết khó khăn cho nông, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.
-
Thị trường
Việt Nam - Ấn Độ bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nông, thuỷ sản
14:48' - 18/02/2020
Thứ trưởng Cao Quốc Hưng đề nghị Bộ Công Thương Ấn Độ hỗ trợ xúc tiến và tăng cường tiêu thụ các mặt hàng nông thủy sản, trái cây tươi của Việt Nam, đặc biệt là quả thanh long và cá basa.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Kết nối doanh nghiệp Quảng Nam - Thái Lan
16:38' - 05/07/2022
Chiều 5/7, tại thành phố Hội An, UBND tỉnh Quảng Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan tổ chức Diễn đàn kết nối doanh nghiệp Quảng Nam - Thái Lan năm 2022.
-
Doanh nghiệp
Cơ hội giao thương với 17 doanh nghiệp công nghiệp Hàn Quốc
16:32' - 05/07/2022
Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc tổ chức chương trình giao thương trực tuyến giữa 17 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp cơ bản của Hàn Quốc với hàng chục nhà nhập khẩu Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Hợp tác sản xuất thiết bị điện tử, công nghệ viễn thông 5G "Make in Vietnam"
16:11' - 05/07/2022
Công ty CP Điện Quang phối hợp cùng Công ty CP Công nghệ Xelex tổ chức Hội thảo Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và sản xuất các thiết bị điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông “Make in Vietnam”.
-
Doanh nghiệp
Kellogg’s thất bại trong "cuộc chiến" pháp lý tại Anh
14:25' - 05/07/2022
Hãng thực phẩm Kellogg’s đã thất bại trong "cuộc chiến" pháp lý chống lại lệnh cấm hãng này quảng cáo ngũ cốc chứa nhiều đường.
-
Doanh nghiệp
Công bố Top 10 Công ty công nghệ uy tín năm 2022
11:28' - 05/07/2022
Bảng xếp hạng đã được thực hiện một cách khách quan, độc lập và căn cứ theo kết quả đánh giá năng lực tài chính doanh nghiệp, uy tín doanh nghiệp trên truyền thông... và ý kiến từ các chuyên gia
-
Doanh nghiệp
Bamboo Airways cân nhắc thêm nhà đầu tư chiến lược
09:52' - 05/07/2022
Để duy trì đà phát triển nhanh và mạnh, Bamboo Airways đặt mục tiêu mở rộng đội bay đạt 100 tàu đến năm 2028.
-
Doanh nghiệp
Lufthansa hủy hàng trăm chuyến bay để giảm tải công việc cho nhân viên
09:20' - 05/07/2022
Truyền thông Bỉ ngày 4/7 đưa tin chi nhánh Lufthansa tại nước này đã hủy gần 700 chuyến bay trong dịp Hè năm nay, tương đương 6% số chuyến bay trong lịch trình.
-
Doanh nghiệp
EVN nói gì về sự cố tăng giảm điện áp đột ngột chiều 4/7?
18:00' - 04/07/2022
Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, nguyên nhân ban đầu được xác định do thời tiết nắng nóng làm tiêu thụ điện tăng cao và một số tổ máy phát điện bị sự cố gây dao động điện áp.
-
Doanh nghiệp
Thêm một doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc vỡ nợ
16:53' - 04/07/2022
Đây là một trong những vụ vỡ nợ lớn nhất trong năm nay trong lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn của Trung Quốc.